Bén duyên với Huế
Cách đây không lâu, trong khuôn viên Công ty xăng dầu Thừa Thiên-Huế, 50A Hùng Vương (nguyên trước đây là Sở Công chánh Huế, thuộc chế độ cũ) có 4 cây chà là Canary. Không ai biết những cây này do ai trồng và có mặt tự bao giờ, nhưng qua đặc điểm sinh trưởng và tuổi cây có thể đoán biết chúng được nhập trồng trên cả trăm năm về trước.
Trong số 4 cây đó, chỉ có một cây cái, với kích thước nhỏ hơn 3 cây đực. Từ năm 2004 - 2007 chúng tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu những cây chà là Canary quý hiếm này. Mặc dù đường kính thân cây đã đạt đến mức 45 - 50 cm, nhưng chiều cao cây chỉ từ 6,5 m (cây cái) đến 8,5 m (cây đực cao nhất), chiều dài lá chỉ từ 2,5 - 3 m. Quả chỉ dài 1,5 - 2 cm, rộng 1 - 1,5 cm. Hạt dài 1,2 - 1,5 cm, rộng 0,8 - 1,2 cm. Như vậy, so với cây ở vùng nguyên sản, cây trồng ở Huế thấp hơn, quả và hạt cũng bé hơn rất nhiều. Đây là một hiện tượng thích nghi sinh thái thường gặp ở thực vật. Tuy thế, cây vẫn ra hoa kết trái, và rất sai quả. Cây ra hoa vào mùa đông và trái chín vào giữa mùa xuân.
Cách đây không lâu, trong khuôn viên Công ty xăng dầu Thừa Thiên-Huế, 50A Hùng Vương (nguyên trước đây là Sở Công chánh Huế, thuộc chế độ cũ) có 4 cây chà là Canary. Không ai biết những cây này do ai trồng và có mặt tự bao giờ, nhưng qua đặc điểm sinh trưởng và tuổi cây có thể đoán biết chúng được nhập trồng trên cả trăm năm về trước.
Trong số 4 cây đó, chỉ có một cây cái, với kích thước nhỏ hơn 3 cây đực. Từ năm 2004 - 2007 chúng tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu những cây chà là Canary quý hiếm này. Mặc dù đường kính thân cây đã đạt đến mức 45 - 50 cm, nhưng chiều cao cây chỉ từ 6,5 m (cây cái) đến 8,5 m (cây đực cao nhất), chiều dài lá chỉ từ 2,5 - 3 m. Quả chỉ dài 1,5 - 2 cm, rộng 1 - 1,5 cm. Hạt dài 1,2 - 1,5 cm, rộng 0,8 - 1,2 cm. Như vậy, so với cây ở vùng nguyên sản, cây trồng ở Huế thấp hơn, quả và hạt cũng bé hơn rất nhiều. Đây là một hiện tượng thích nghi sinh thái thường gặp ở thực vật. Tuy thế, cây vẫn ra hoa kết trái, và rất sai quả. Cây ra hoa vào mùa đông và trái chín vào giữa mùa xuân.
Những cây chà là Canary quý hiếm đang được “gửi tạm” ở khuôn viên của Hội hữu nghị Việt Nhật, Huế - Ảnh: Đ.X.C
Khoảng đầu năm 2008, khi triển khai dự án đầu tư xây dựng khách sạn Petrolimex Huế trên khu đất có 4 cây chà là Canary tọa lạc, ban quản lý dự án đã di dời 4 cây chà là về nuôi dưỡng trong khuôn viên văn phòng Hội Văn hóa Việt Nhật ở đường Lâm Hoằng, phường Vĩ Dạ, TP.Huế. Nghệ nhân Nguyễn Viết Sinh là người nhận hợp đồng bảo vệ và chăm sóc những cây chà là Canary này trong thời hạn 3 năm. Đến nay dù thời hạn hợp đồng đã hết, phía dự án vẫn chưa có kế hoạch gì nhưng rất may là các cây chà là vẫn xanh tốt.
Nguồn gốc xuất xứ
Chà là Canary có tên khoa học là Phoenix canariensis Hort. ex Chabaud., thuộc họ cau (Arecaceae) là cây thân gỗ dạng cột, chiều cao đạt tới 20 m, đường kính thân tới trên 0,6 m, vỏ thân được bao bọc bởi những vết hình vảy lớn trông tựa những viên kim cương, do phần cuống lá sót lại khi rụng, trông rất đặc sắc và dễ phân biệt với nhiều loài cùng chi, cùng họ.
Cây thích khí hậu khô và lạnh, ưa sáng, khi còn nhỏ cần che bóng nhẹ; thích đất ẩm thoát nước, không chịu úng, có thể chịu được những nơi có lượng mưa lên đến 2.000 - 3.000 mm/năm. Chà là Canary là một trong 24 loài cảnh quan thuộc 11 chi trong họ cau có khả năng chịu lạnh, cũng là một trong 29 loài cảnh quan thuộc 13 chi trong họ cau thích điều kiện chiếu sáng toàn phần. Có nguồn gốc ở quần đảo Canary, thuộc vùng biển tây bắc châu Phi, mật độ phân bố của loài này trong thảm thực vật thay đổi rất mạnh tùy thuộc chế độ nhiệt và lượng mưa, từ cực đông sang cực tây của quần đảo. Cây mọc thành quần hợp ưu thế, được trồng nhiều ở Côte d'Azur từ cuối thế kỷ 19 và sau đó ngày càng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
Bảo tồn như thế nào?
Với tính chất vừa quý hiếm vừa có tuổi đời cao trên trăm năm, có “ngoại hình” độc đáo, lại là một chứng tích lịch sử về sự di thực, những cây chà là Canary nói trên rất đáng được bảo tồn đúng nghĩa và có phương án bảo tồn thích đáng. Việc bảo vệ cho cây được sống, không bị sát hại dù bằng tác nhân nào cũng là cần thiết nhưng chưa đủ. Cần phải có kế hoạch bảo tồn bền vững về cả mặt khoa học và cả mặt văn hóa. Cây bén duyên với Huế cả trăm năm về trước, trải qua quá trình lịch sử, đến nay chúng là tài sản chung của Cố đô Huế. Để phát huy giá trị của 4 cây chà là quý hiếm này, nên chăng tỉnh Thừa Thiên-Huế cần có chủ trương đưa chúng ra khỏi phạm vi của một doanh nghiệp. Đưa cây trở lại vị trí nào đó phù hợp nơi công cộng để phát huy hết giá trị thẩm mỹ, lịch sử cũng như giá trị về nguồn gen quý hiếm, xem đây là một tài sản chung không riêng gì của bất cứ một ai.
Đỗ Xuân Cẩm - Bùi Ngọc Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét