Được mệnh danh là tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam, di tích lịch sử Cổ Loa rộng khoảng 500 ha, được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Tương truyền, thành có 9 vòng hình xoáy trôn ốc nên người dân thành xưa còn gọi là thành Ốc. Do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh nên hiện tại thành chỉ còn 3 vòng với những dấu tích xưa, đó là thành nội, thành trung và thành ngoại.
Thành ngoại có chu vi khoảng 8km, được xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu khoét hào tới đó, đắp thành, xây lũy liền kề. Các lũy xưa cao từ 4-5m đặc biệt có chỗ cao từ 8-12m. Thành trung có chu vi khoảng 6,5km, cũng có kết cấu như thành ngoại nhưng diện tích hẹp và kiên cố hơn. Thành nội có diện tích khoảng 2km2, là nơi ở của vua An Dương Vương cùng các cung tần, mỹ nữ và quan lại dưới triều.
Đền Thục An Dương Vương được xây dựng năm 1687, đời vua Lê Hy Tông, sửa lại năm 1689, thường gọi là đền Thượng.
Giếng Trọng Thủy - Mỵ Châu nằm ngay cửa đền An Dương Vương.
Cổng chính của đền An Dương Vương còn lưu giữ được gần như toàn bộ những nét kiến trúc xưa.
Nét kiến trúc cổ kính trong khu di tích Cổ Loa.
Tượng tướng Cao Lỗ, vị tướng giỏi dưới thời vua Thục Phán, ông là người sáng tạo ra nỏ Liên Châu (một loại nỏ bắt được nhiều mũi tên cùng lúc).
Mắt rồng gồm 2 giếng tròn nhỏ, nằm hai bên hông cửa chính bên ngoài đền thờ An Dương Vương.
Am thờ công chúa Mỵ Châu.
Du khách tham quan, khám phá di tích Cổ Loa.
Hiện nay Cổ Loa là một trong 21 Khu du lịch Quốc gia của Việt Nam, tháng 9 năm 2012 Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. |
Cổ Loa ngày nay không chỉ là một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm, mà còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương muốn khám phá những giá trị văn hóa,những hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình. Đối với người dân nơi đây, thành Cổ Loa vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và sinh hoạt văn hóa.
Mặt bằng, mặt cắt hố khai quật thành ngoại năm 2012. Ảnh: Tư liệu
Gạch trang trí hình chim phượng bằng chất liệu đất nung được tìm thấy ở đền Thượng, niên đại từ thời Lê, thế kỷ XVII, XVIII.
Vò rượu men trắng, chất liệu gốm ở đền Thượng, niên đại từ thời Trần, thế kỷ XIII, XIV.
Mảnh đầu rồng bằng chất liệu đất nung được tìm thấy ở đền Thượng, niên đại từ thời Lê, thế kỷ XVII, XVIII.
Mô hình tái dựng nỏ Liên Châu, do tướng Cao Lỗ sáng tạo ra.
Những mũi tên đồng được tìm thấy, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm.
Lưỡi cày, chất liệu đồng, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm.
Lưỡi rìu, chất liệu đồng, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm.
Trống đồng Cổ Loa được phát hiện năm 1982 tại khu Mả Tre, thuộc Xóm Chợ, nằm phía tây nam Cửa Nam thành Cổ Loa, có niên đại cách ngày nay trên 2000 năm.
Vòng tay phát hiện ở Cổ Loa, chất liệu bằng đá, có niên đại từ thế kỷ IV trước công nguyên.
Rìu đá phát hiện ở Bãi Mèn, Cổ Loa, có niên đại cách ngày nay từ 3000 – 3500 năm.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, du khách có thể tới Khu di tích lịch sử Cổ Loa bằng các tuyến xe bus số 15, 17, 43, 46, 59, 65. Nếu đi xe máy hoặc ô tô từ trung tâm thành phố, bạn có thể đi qua các cầu Thăng Long, Chương Dương, Nhật Tân rồi rẽ ra quốc lộ 3.
Bài và ảnh: Khánh Long – Công Đạt - Tư liệu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét