Hiển thị các bài đăng có nhãn người Ca Dong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Ca Dong. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 2, 2024

Cao Sơn một ngày ta đến...

Giữa nhịp sống hiện đại, đồng bào Ca Dong ở làng văn hóa Cao Sơn (xã Trà Sơn, huyện Bắc Trà My) vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc từ lâu đời của mình.

Quây quần gói bánh ốc. Ảnh: Q.T

Chiều muộn thảnh thơi sau giờ lên rẫy, gia đình ông Hồ Thanh Hùng (trú thôn Long Sơn, xã Trà Sơn) quây quần gói bánh ốc để tiếp khách đến chơi. Ông Hùng cho hay, tục gói bánh ốc thường diễn ra vào dịp tết mùa, đâm trâu và cúng sấm.

1 thg 1, 2024

Lễ cúng máng nước thiêng liêng của người Ca Dong

Sáng 23-11, đồng bào Ca Dong ở làng Mong Pry nằm dưới đỉnh Ngọc Linh thuộc xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) làm Lễ cúng máng nước - lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào vùng núi cao.

Không gian làng Mong Pry nơi diễn ra Lễ cúng máng nước - Ảnh: P.T.

Cộng đồng người Ca Dong xưa nay luôn coi trọng nguồn nước, xem nước là mạch nguồn của sự sống.

Vì vậy, cúng máng nước là lễ hội quan trọng bậc nhất để cầu mong thần rừng, thần nước phù hộ, đưa nước về cho bà con có cuộc sống no ấm. Cúng máng nước cũng để cầu mong mưa thuận gió hòa, dân làng khỏe mạnh.

19 thg 5, 2023

Cây nêu của đồng bào Ca Dong

Các dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên đều làm các loại cây nêu trong các lễ thức tín ngưỡng, đặc biệt là trong lễ ăn trâu. Mỗi dân tộc có mỗi cây nêu ăn trâu riêng, nhưng với cây nêu trong lễ ăn trâu của người Ca Dong ở miền Tây Quảng Ngãi là một trong số ít cây nêu độc đáo nhất.

Nhiều điều thú vị về cây nêu

Kalung là tên một loại cây cổ thụ mọc khắp núi đồi miền Tây Quảng Ngãi. Ở miền xuôi hình như không thấy có cây này. Trước đây, người Ca Dong chưa biết tính ngày tháng như bây giờ, họ nhìn trái reang kalung nở bung cánh trắng trên khắp núi rừng là biết sắp vào mùa lễ ăn trâu.

Cây nêu được dựng trước nhà ông Đinh Văn Dung, ở xã Sơn Mùa (Sơn Tây). Ảnh: Đăng Vũ

23 thg 10, 2022

Tục phát rẫy của người Ca Dong

Đến bây giờ, người Ca Dong ở miền Tây Quảng Ngãi, cũng như đồng bào ở miền núi đã không còn gieo nhiều lúa rẫy. Việc canh tác lúa nước dần thay thế lúa rẫy truyền thống. Nhưng dẫu có thay thế bằng một phương thức sản xuất mới, thì trong truyền thống và cả đến bây giờ, người Ca Dong vẫn thực hiện những nghi lễ gắn liền với vòng đời cây lúa rẫy, trong đó có các nghi thức khai thác rẫy.

Dấu “hakép” trên những mảnh rừng và giấc mơ

Khi nghe có tiếng chim “Teorơweo! Teorơweo!”, người Ca Dong biết đã hết Tết (Ốh Karế), bắt đầu sang tháng Một. Mọi gia đình trong plây chuẩn bị đi làm vroong - tỉa bắp rala. Việc tỉa bắp không hề vội vã, lai rai đến chừng vài tháng trên rẫy cũ. Không phải một loại bắp mà người Ca Dong tỉa nhiều loại bắp khác nhau.

23 thg 6, 2022

Người Hrê, Ca Dong mang họ Đinh từ lúc nào?

Cũng như những đồng tộc láng giềng ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi vốn không có họ. Nhưng giờ đây, người Hrê ở huyện Minh Long, Sơn Hà, người Ca Dong ở huyện Sơn Tây đã mang họ Đinh. Vậy người Hrê, Ca Dong mang họ Đinh từ lúc nào?

Nhiều điều thú vị

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, người Hrê cư trú chính ở các huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà và một số ít ở huyện Trà Bồng, Sơn Tây, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa; người Ca Dong cư trú chính ở huyện Sơn Tây và một số ít ở huyện Trà Bồng. Về ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, hai tộc người này có nhiều nét tương đồng. Nếu để nói về sự tương đồng ấy, chắc hẳn phải cần đến các công trình nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Ở đây chỉ nói về chuyện họ tên.

Thiếu nữ người Ca Dong ở huyện Sơn Tây. Ảnh: Đăng Vũ

2 thg 6, 2021

Trầu cau trong đời sống của người Ca Dong

Xã Đăk Nên được mệnh danh là xứ sở của cây cau tại huyện Kon Plông. Ở đây, cây cau phát triển tươi tốt, trải từ vườn nhà ra đồi núi và nhìn đâu cũng thấy cau. Việc ăn trầu cau trở thành tập quán và là một nét đẹp trong văn hóa của người Ca Dong.

Không biết tự bao giờ, cây cau dường như đã hòa quyện với đời sống của bà con Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), hiện hữu trong từng câu chuyện, lời ca, tiếng hát và trong từng vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Có lẽ chính sự gần gũi, hòa hợp tự nhiên đó, mà tục ăn trầu cau của bà con người Ca Dong nơi đây đã trở thành một nét văn hóa rất độc đáo.

Đến với thôn Sô Thák (xã Đăk Nên) để tìm hiểu về tập tục này, tôi được già làng A Brui niềm nở đón tiếp. Cũng như người dân ở các địa phương có tục ăn trầu cau, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Sau khi chuẩn bị xong đĩa trầu cau mời khách, già A Brui cất giọng trầm đục, dần đưa tôi vào câu chuyện: Từ bao đời nay, người Ca Dong luôn xem cây cau như linh hồn của vùng đất này. Gắn bó với cây cau, chúng tôi nhận thấy loài cây này có rất nhiều công dụng. Tán cây cau che bóng mát, phần thân được dùng làm nhà, rễ cây có thể sử dụng làm củi đốt. Quả cau dùng để ăn với lá trầu, vôi. Tập tục này được truyền từ bao đời nay.