Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 12, 2023

Giữ thương hiệu cá đồng xứ U Minh

Ðất rừng U Minh ngoài mật ong, một thời còn nổi tiếng với con cá đồng. Thế nhưng, những con cá lóc, cá trê bằng bắp chân người trong các chuyện kể của bác Ba Phi hay những khẩu đìa thu hoạch 5-7 tấn cá ngày nào các cụ cao tuổi thường kể, giờ đã lùi vào quá khứ. Ðất hẹp, người đông và nhiều nguyên nhân khác khiến “của trời cho” ngày càng cạn kiệt. Làm gì để khôi phục nguồn lợi cá đồng, là nỗi trăn trở của những người con xứ U Minh vốn yêu đất, yêu rừng, trong đó có anh Phạm Duy Khanh, chủ Ðiểm Du lịch sinh thái Mười Ngọt (Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời).

“Xứ mình có 2 mùa mưa, nắng. Mùa nắng, các con mương trong rừng cạn nước, mưa lại xì phèn. Hồi mới về đây, cứ vào mùa mưa, mấy con lung trong rừng bị phèn; lươn, cá chết hàng tấn, xót xa lắm. Gia đình cũng thường xuyên nạo vét lòng kênh; khi thu hoạch cá thì bắt con lớn, thả con nhỏ lại để bảo tồn. Nhờ vậy mà mỗi năm cũng có sản lượng cá từ 3-5 tấn”, đó là lời tâm tình của anh Phạm Duy Khanh cách đây độ 3 năm. Khi ấy, anh đang ấp ủ “giấc mơ lớn” khôi phục lại con cá đồng cho xứng với tiềm năng đất rừng.

11 thg 11, 2023

Lạ miệng với “phở ốc hến”

Sự kết hợp giữa bánh phở, hải sản cùng nước dùng chua cay mà chủ quán Dì Út (nằm trên đường Lý Văn Lâm, Phường 1, TP Cà Mau) gọi tên là “phở ốc hến” đã mang lại trải nghiệm vị giác hấp dẫn, mới lạ cho thực khách.

Anh Lâm Huy Hoàng và Lâm Anh Tuấn (ngụ Phường 8, TP Cà Mau) là người đã tạo nên sự kết hợp độc đáo này. Họ là anh em ruột, cùng có nhiều năm kinh nghiệm đứng bếp nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh. Dù có công việc ổn định, nhưng hai anh em vẫn quyết về quê lập nghiệp vì mong muốn được ở gần gia đình.

Anh Lâm Anh Tuấn cùng anh trai của mình đã sáng tạo cách nấu phở ốc hến.

10 thg 11, 2023

Chút tình U Minh Hạ

“U Minh và U Minh Hạ khác nhau à?", những người bạn ngạc nhiên khi chúng tôi khẳng định như thế. U Minh Hạ là cách gọi bao hàm cả không gian - thời gian văn hoá của xứ sở cây tràm ở Cà Mau. Nói rộng ra một chút, theo hành trình khẩn hoang, mở đất về phương Nam, U Minh là cách gọi thiên nhiên ban sơ “u u minh minh”, mà Nhà Nam Bộ học Sơn Nam cắt nghĩa nôm na là “hoang vắng, đen tối” và chưa xa, ở thế kỷ XIX, “vùng Cà Mau (được) hiểu là U Minh Hạ”.

Ðón bạn ở xứ Cù Lao Dung, nằm cuối nguồn Sông Hậu, nơi hợp lưu dòng nước các cửa: Trần Ðề (Sóc Trăng), Ðịnh An (Trà Vinh) và Ba Thắc (Bassac, Sóc Trăng). Tôi may mắn từng được đến Cù Lao Dung trong cảm giác quen thuộc và cũng nhiều điều mới mẻ. Lần đó, Tiến sĩ Trịnh Công Lý, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sóc Trăng, tâm sự rằng: “9 cửa sông Mê Kông mà người ta hay nhắc đến, thiệt ra đâu còn đầy đủ. Như ở Cù Lao Dung này, cửa Ba Thắc chỉ còn dấu tích lờ mờ và hầu như rất khó nhận biết”.

8 thg 8, 2021

Hạt ngọc đôi bờ Chắc Băng

“Kinh xáng Chắc Băng”, cái tên huyền thoại đã đi vào lòng người từ thuở khai hoang lập địa. Kênh xáng Chắc Băng không chỉ là trục giao thương chính bằng đường thuỷ mà còn tạo ra những vùng đất trù phú nơi nó chảy qua. Vùng đất tôm - lúa của huyện Thới Bình là một trong số đó.

Chắc Băng xưa - nay

Kênh xáng Chắc Băng nối ngã ba Sông Trẹm tại thị trấn Thới Bình đến ngã ba sông Cái Lớn, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, dài hơn 40 cây số. Ngược dòng lịch sử tìm hiểu về cái tên Chắc Bằng càng cho ta thấy sự thú vị của con kênh này. Trong cuốn “Bạc Liêu xưa” ghi nhận rằng, cái tên Chắc Băng có từ câu trăn trối của vua Nguyễn Ánh lúc lâm bệnh trong thời gian chạy trốn nghĩa quân Tây Sơn về đây ("chắc trẫm băng hà..."). Còn theo Nhà văn Sơn Nam lý giải, địa danh Chắc Băng là do đọc trại từ tiếng Cao Miên “Chap tung”, nghĩa là chim chằng bè, loại chim có nhiều ở vùng đất này.

Cách lý giải nào cũng có lý và cơ sở riêng, tuy nhiên, giờ không còn quá quan trọng so với sứ mệnh, giá trị mà con kênh Chắc Băng đã và đang mang lại quanh vùng những nơi nó chảy qua. Kể từ năm 1919, khi thực dân Pháp cho đào mở rộng, kênh xáng Chắc Băng càng trở nên quan trọng trên tất cả các lĩnh vực từ đời sống kinh tế đến văn hoá và quốc phòng.

8 thg 3, 2020

“Săn” cua đá ở hòn Đá Bạc

Ở ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, có gần chục hộ dân làm nghề "săn" cua đá cặp theo tuyến bờ kè hoặc vách đá. Mùa trở chướng, công việc của họ dường như "nhộn" hơn. 

Ông Hai Sồi (Phan Văn Sồi), ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây được xem là người tiên phong làm nghề đặt cua đá ở đây. Ông Hai tâm sự: “Cũng nhờ nghề này mà tôi nuôi các con ăn học, cất nhà cửa… Giờ ổn định lắm rồi”.

Khoảng 15 giờ chiều, vợ chồng ông Hai Sồi bắt đầu "hành quân" ra bến để đặt cua đá, dụng cụ là cái lờ, mồi là cá lù đù. Kiểm tra lờ xem có rách chỗ nào, ông Hai Sồi vá lại, móc mồi xong ông tìm chỗ đặt. Ông Hai cho biết, mồi nhỏ thì để nguyên con, còn lớn thì cắt ra. Bởi mồi dài thì cua kẹp, không vô, mồi nhỏ quá cua ăn xong, xé lờ đi, nên mồi phải vừa tầm con cua.

Hơn 5 giờ sáng hôm sau, vợ chồng ông Hai Sồi thu chiến lợi phẩm. Ông Hai Sồi có 40 cái lờ, mỗi ngày ông thu hoạch khoảng 4-5 kg cua đá, bán với giá 120 ngàn đồng/kg. “Con nào thấy bán được thì mình bắt, con nào nhỏ thả lại, để có thể thu hoạch xuyên suốt”, bà Huỳnh Thu Hà, vợ ông Hai Sồi, chia sẻ.

Mồi để đánh bắt cua đá là cá nhỏ, cá tạp… 

16 thg 11, 2019

Quyến rũ du lịch sinh thái Sông Trẹm

Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm cách trung tâm huyện U Minh chưa đầy 20 km về hướng Ðông Bắc. Khu du lịch này nằm giữa rừng tràm U Minh Hạ, thuộc Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh. Phong cảnh thiên nhiên yên tĩnh, bốn bề là màu xanh của cây tràm, rất phù hợp để thư giãn, nghỉ ngơi vào những dịp lễ, Tết, những ngày nghỉ cuối tuần. 

Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm cách trung tâm huyện U Minh chưa đầy 20 km về hướng Ðông Bắc. Khu du lịch này nằm giữa rừng tràm U Minh Hạ, thuộc Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh. Phong cảnh thiên nhiên yên tĩnh, bốn bề là màu xanh của cây tràm, rất phù hợp để thư giãn, nghỉ ngơi vào những dịp lễ, Tết, những ngày nghỉ cuối tuần.

Mùa này, Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm rực rỡ sắc tím của hoa sen, mùi thơm ngào ngạt của hoa tràm mời dụ đàn ong tìm mật. Tiếng lá xạc xào trên cao tạo nên một thứ âm thanh vui nhộn, như thúc giục du khách. Những chiếc cầu xuyên rừng được làm bằng bê-tông sẽ dẫn du khách đi tham quan rừng tràm nguyên sinh, ở đó có những chú khỉ nghịch ngợm và thân thiện đang chờ đợi du khách mang đến cho chúng thức ăn. Khu vực nuôi nhốt thú nằm dọc ao sen là điểm dừng chân cuối cùng của hành trình. Dọc hành trình, du khách thoả thích chụp ảnh “tự sướng”.

19 thg 12, 2018

Đình Tân Hưng – Nét giá trị văn hóa đặc sắc của du lịch Cà Mau

Từ bao đời nay, đối với người dân Cà Mau, ngôi đình là một trong những nét giá trị văn hóa đặc sắc để con người gửi gắm những ước mơ, nguyện vọng về một cuộc sống yên bình, ấm no và hạnh phúc. Là một trong những điểm đến du lịch văn hóa Cà Mau, đình Tân Hưng còn lưu giữ và còn mãi những nét giá trị văn hóa nói trên.

Cổng đình thể hiện sự uy nghiêm, bề thế của đình Tân Hưng

Đình Tân Hưng thuộc ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau, là một ngôi đình cổ thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh được sắc phong từ thời vua Tự Đức đệ ngũ niên (1952) được nhân dân xây dựng vào năm 1907. Với vị thế đối diện với dòng sông, cảnh quang thơ mộng hữu tình rợp bóng cây xanh đã làm cho ngôi đình trở nên nổi bật, sừng sững giữa thiên nhiên và cảnh trời mây nước. Bước đến cổng đình, du khách có thể chiêm ngưỡng lối kiến trúc đình cổ gồm một gian, hai chái, mái lợp ngói âm dương, trên nóc đúc đôi rồng chầu. Phía trước đình có bức bình phong bằng gạch đắp hình hổ, hai bên có hai trụ gạch vuông, đỉnh trụ đắp hình hai bông sen, hai bên sân có hai miếu thờ nhỏ thờ Thần Nông và Thổ Thần. Tất cả như thể hiện rõ sự uy nghiêm, bề thế trước những gì mà các bậc tiền nhân đã đóng góp để có được quê hương giàu đẹp như hôm nay.

Văn hóa chợ trong phát triển du lịch Cà Mau

Không biết từ khi nào người Cà Mau biết đến chợ, có lẽ là từ thời xửa thời xưa khi mà con người đến với vùng đất này khai hoang mở cõi. Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì vùng đất Cà Mau vốn đã hình thành cách đây 300 năm, vào thời Gia Long, người dân đã biết tập trung vào những giồng đất cao ven các con sông Tam Giang, Ông Đốc, Bảy Háp để khai khẩn và nuôi trồng sản xuất. Đến thời Tự Đức vùng đất Cà Mau vẫn còn hoang hóa, một vùng đầm lầy tập trung nhiều cây mắm, cây đước, cây vẹt, cây tràm, đất và nước nhiễm nhiều phèn nên khó khăn cho việc canh tác, nuôi trồng. Mặc dù vậy vẫn xuất hiện những người di dân, họ đến tập trung, trao đổi mua bán hàng hóa và dần dần sinh ra chợ. Với vị trí địa lý đặc thù là địa hình sông nước nên hình thức chợ ban đầu là chợ nổi và phương tiện lưu thông chủ yếu là xuồng ghe.


Thế nên, không phải ngẫu nhiên mà người ta nói đến Cà Mau “xuồng ghe ngày đêm không ngớt”, “Cà Mau đường đi không khó mà chỉ khó có sông vắng đò”. Chợ được hình thành từ yếu tố văn minh sông nước nuôi dưỡng mạch sống và hun đúc trí tuệ con người bao đời trên vùng đất mới.

28 thg 12, 2017

Trải nghiệm Mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau luôn là điểm đến hấp dẫn du khách. Đến Đất Mũi bạn sẽ được trải nghiệm khi ngồi trên chiếc vỏ máy chạy xuyên qua những tán rừng, không khỏi ngỡ ngàng khi phát hiện những chiếc bè uốn lượn nổi phồng trên mặt nước mà người dân địa phương dùng để nuôi hàu, đặc sản ngon mê ly.

Trải nghiệm bắt ba khía cùng người dân Đất Mũi. 

Trải nghiệm với vùng đất ngập nước

Ấp Tân Hải thuộc thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, là nơi tiếp giáp với biển, nhiều hộ dân nơi đây sinh sống bằng nghề nuôi ba khía và ốc len...

Chúng tôi đến đây vào lúc triều cường nên việc đi lại tham quan mô hình nuôi ốc len của ông Hai Sơn phải bằng phương tiện thuỷ... 

Vỏ lãi - phương tiện đi lại chủ yếu ở vùng đất ngập nước. 

1 thg 11, 2017

Độc đáo “Cà phê chùa”

Không gì thú vị hơn khi vừa nhâm nhi ly cà phê, vừa thưởng thức những khúc nhạc véo von từ tiếng chim hót. Góc quán cà phê này đã tồn tại gần 30 năm giữa lòng TP. Cà Mau, quen thuộc với nhiều thế hệ thầy cô và học sinh từ các trường THPT xung quanh đấy. Quán được gọi với cái tên đặc biệt là “Cà phê chùa”.

"Cà phê chùa" nằm ở giao đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Hữu Lễ, Phường 2, TP. Cà Mau. Quán có tên thật là Cà phê Thanh Hùng, nhưng nhiều thực khách không gọi bằng tên đó mà lại gọi là "Cà phê chùa".

Ông Trần Trọng Hùng, 50 tuổi (chủ quán), lý giải, quán cà phê này được gia đình ông gầy dựng từ năm 1989 và đặt tên là Cà phê 87 (số 87, Nguyễn Hữu Lễ, Phường 2, TP. Cà Mau). Lúc đó, quán được kinh doanh theo kiểu cà phê sân vườn. Năm 2000, quán được nâng cấp, thiết kế, trang trí theo kiểu nhà của người Hoa, đặc biệt là nóc nhà khá cao, màu sơn tường giống... ngôi chùa nên cái tên "Cà phê chùa" ra đời từ đó. 

Góc quán gần gũi với thiên nhiên tạo sự thoải mái cho khách uống cà phê. 

26 thg 7, 2017

Giai thoại địa danh rạch Bù Mắt

Rạch Bù Mắt là tên của một con rạch ở xã Ðất Mới, huyện Năm Căn. Ðịa danh “Bù Mắt” được hình thành do cách gọi dân gian, đọc trại từ tên “bọ mắt”, một loại côn trùng nhỏ hơn hạt mè (vừng) sống ở nơi ẩm ướt, hay đeo bám vào da người và hút máu như muỗi.

Trước đây, ở hai bên bờ con rạch này có rất nhiều cây bụi mọc hoang, nhiều nhất lá dừa nước, tạo môi trường lý tưởng cho loài bọ mắt sinh sôi nảy nở. Trong truyện ký “Cây đước Cà Mau”, Nhà văn Ðoàn Giỏi mô tả: “Xứ này, muỗi, bù mắt như trấu, nhiều người không có mùng mà ngủ, phải chằm khíu bao bố tời, đệm cho cả nhà nằm”.

Buổi trưa, hoặc những ngày nắng ráo, bọ mắt thường trốn trong bụi rậm bên bờ sông, hoặc đậu trên lá dừa nước mọc ven sông rạch nên ít người phát hiện. Bọ mắt chỉ xuất hiện nhiều nhất lúc trời chạng vạng tối, buổi sáng sớm hoặc những lúc trời mưa lâm râm (mưa nhỏ hạt). Khi đó, chúng thường kéo thành từng bầy, bám vào những nơi ẩm ướt, phát hiện hơi người là chúng bám vào da để chích. Ðiểm đáng chú ý là khi chích, bọ mắt thường gom thành từng cụm chính vào một chỗ, dân gian gọi là bù mắt “xây đùn”, chỗ bị chích sau đó thành một vệt đen sạm.

Một đoạn rạch Bù Mắt ngày nay.

Giai thoại về địa danh Năm Căn

Con sông Cửa Lớn chảy qua thị trấn Năm Căn, ở đoạn này cũng được gọi là sông Năm Căn. Theo hướng đi về mũi Ông Trang, phía bên hữu ngạn là chợ Năm Căn, thị trấn sầm uất với đường sá, công trình, nhà cửa và các khu thương mại, dịch vụ phát triển nhanh chóng. Nơi đây hứa hẹn hình thành một đô thị năng động trong tương lai.
Ngày trước, chợ Năm Căn là địa điểm giao thương thuận lợi vì chỗ này là ngã tư sông, nơi dừng chân của khách thương hồ. Họ là chủ những ghe hàng đi xuống cửa Ông Trang mua tôm khô, cá khô, hoặc ra Rẫy Chệt mua dưa hấu, xuống Rạch Gốc chở ba khía và ốc len, những xuồng ghe qua rạch Bà Thanh, Ông Định chở củi về hầm than…

Một góc thị trấn Năm Căn. Ảnh: NHÂN KIỆT

11 thg 6, 2013

Lạ lẫm chùa “sen nia”

Không khó lắm để chúng tôi tìm được chùa “sen nia”, bởi ngôi chùa này khá nổi tiếng với nhiều du khách gần xa lẫn các nhà khoa học đến tham quan, khám phá và tìm hiểu.

Gọi là chùa “sen nia” hay “sen vua” bởi chùa Phước Kiển (xã Hoà Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) hiện đang tồn tại một loại sen lá có hình dáng như những chiếc nia khổng lồ, vào mùa nước nổi đường kính lên đến 4 m, tải trọng xấp xỉ 70 kg.

Sở dĩ có được lực tải như vậy là do bên dưới lá sen có rất nhiều gai nhọn và chi chít những sớ, rễ sen có hình những chiếc phao kết dính nhau tạo lực nổi rất lớn, khá vững chắc .


Lá sen nia.

14 thg 1, 2013

Đậm đà ba khía muối

Trong những đặc sản nổi tiếng ở vùng ngập mặn Mũi Cà Mau phải kể đến con ba khía. Ba khía thuộc họ nhà cua, nhưng sống chủ yếu ở hai bên bờ rạch hoặc trên những vạc rừng khô có các loại cây như: đước, mắm, cóc... Với người dân Cà Mau xa xứ, trong sâu thẳm nỗi niềm nhớ quê có cả hương vị đậm đà của ba khía muối.

Tại vùng ngập mặn Cà Mau, ba khía chủ yếu tập trung nhiều ở Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển; Năm Căn, Đầm Dơi. Ba khía thường đào hang ở những vạc rừng khô. Để bắt ba khía, theo những người ở địa phương kể, họ trang bị bao tay, thùng đựng (hoặc giỏ tre) và đèn (ngày xưa dùng đuốc)…
Bắt ba khía phải lẹ tay, bằng không chúng chạy vào hang hoặc kẹp vào tay rất đau. Từ tháng 4-5 âm lịch, mùa sa mưa đến, cây mắm, cây cóc ra trái, con ba khía có nguồn thức ăn, có nước ngọt uống, bắt đầu lột vỏ, có trứng.
Tháng 7-8 âl, mùa ba khía đẻ trứng cũng là mùa hội tụ của chúng, đặc biệt vào những đêm tối trời, ba khía lên khỏi hang. Chúng bám đầy thân cây mắm, cây cóc, bò trên bãi bùn ven bờ rạch. Lúc này con ba khía đặc biệt ngon, thịt chắc, có gạch son. Người sành nghề săn bắt gọi đây là mùa hội ba khía. Thời điểm này, người ta không bắt từng con mà quơ hốt từng nhóm 5-7 con.