12 thg 4, 2018

Về xứ Huế thăm làng nghề đan đệm bàng Phò Trạch

Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50 km về hướng Bắc, làng Phò Trạch với nghề đan đệm bàng có bề dày hàng trăm năm.

Bàng là tên một loại cây cỏ (có họ hàng với cây lác hay cây cói) thường mọc hoang ở những vùng đất trũng có nước
 
Chúng phát triển nhiều nhất trong các trằm nước ở làng Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa. Đây chính là nguyên liệu để người dân làng Phò Trạch, với tay nghề đan lát của mình, sản xuất ra các mặt hàng phục vụ cho nhiều nhu cầu thiết yếu của người dân trong vùng

Sản phẩm chủ lực là “đệm” (tức chiếu nằm) và bao bì. Đệm cũng có đệm lớn và đệm nhỏ (tức “chẹ”) dành cho trẻ con. Ngoài ra còn có sản phẩm “cánh buồm” cho tàu thuyền nhỏ đi biển

Do đặc điểm của chất liệu cây bàng là “mát về mùa hè và ấm về mùa đông” nên đệm còn được dùng như chăn đắp cho người nghèo trong mùa lạnh. Bàng cũng là chất vừa hút ẩm lại vừa thoát nước dễ dàng, nên dùng làm bao bì đựng các mặt hàng nông lâm hải sản như lúa, ngô, khoai sắn, dược  liệu, cá, muối,…

Trước đây, nghề đan đệm bàng Phò Trạch phát triển mạnh, thu hút một lực lượng lớn nhân công đặc biệt là nữ giới. Do vậy đã hình thành một diện tích trồng bàng đáng kể trên các vùng ruộng trũng thay cho những mảng bàng mọc tự nhiên ngày càng khan hiếm.

Đệm bàng Phò Trạch đã được sử sách ghi lại từ rất sớm (1776) và  đã từng đi vào thơ ca hò vè, là làng nghề thủ công truyền thống từng mang theo nó những loại hình văn hóa dân gian vô cùng phong phú.

Những tấm đệm được đan bằng tay của các mệ, các o trong làng

Bàng tươi hái về được bó lại và mang ra giã trong các cối.

Người dân Phò Trạch đã bắt đầu trồng cây bàng ở các vùng bùn cạnh ruộng lúa

Cắt bàng về chuẩn bị nguyên liệu

Những cây bàng được cắt và xếp lại thành từng bó to.

Khó khăn khi vác những bó bàng lớn từ ruộng vào bờ…

Lê Huy Hoàng Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét