17 thg 4, 2018

Về quê Nguyễn Du, tìm dấu tích kiệt tác Truyện Kiều

Góc "hồn quê" trong khuôn viên gia tộc Đại Thi Hào Nguyễn Du (ảnh: Tr.L) 

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, nguyên quán Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc Hà Tĩnh), đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn học giá trị, tiêu biểu nhất là kiệt tác Truyện Kiều. Tháng 4, có dịp về huyện Nghi Xuân, du khách không khỏi bồi hồi khi ghé thăm khu lưu niệm Nguyễn Du.
Đây là một tổ hợp bao gồm nhiều di tích, được giữ gìn, tôn tạo để các nho sỹ, văn nhân và du khách yêu thích Truyện Kiều, ngưỡng mộ Đại thi hào Nguyễn Du đến thăm. 

Tượng đài cụ Nguyễn Du trong khu tưởng niệm (ảnh: Q.Đ) 

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài...

Hình ảnh bên trong khu tưởng niệm (ảnh: Tr.L) 

Tác phẩm Truyện Kiều bằng chữ Nôm (ảnh: Q.Đ) 

Nghiên mực Nguyễn Du thường dùng (ảnh: Tr.L) 

Các tác phẩm của danh nhân dòng họ Nguyễn Tiên Điền (ảnh: Q.Đ)

Độc bản Truyện Kiều viết trên giấy Cossin nặng 75kg, dài 1,6m, rộng 1,2m do tác giả Nguyệt Đình thực hiện nhân dịp Festival Huế 2002 (ảnh: Q.Đ) 

Du khách xem niên biểu Nguyễn Du.

Du khách đến tham quan, được nghe giới thiệu về Đại thi hào Nguyễn Du (ảnh: Tr.L) 

Lối vào khuôn viên gia tộc họ Nguyễn-Tiên Điền Nguyễn gia viên (ảnh: Q.Đ) 

Góc tĩnh lặng trong khuôn viên gia tộc họ Nguyễn (ảnh: Tr.L) 

Cây muỗm hay xoài hôi, tên khoa học: Mangifera foetida Lour, do cụ Nguyễn Quỳnh, ông nội của Nguyễn Du trồng vào khoảng năm 1715-1720 (ảnh: Q.Đ) 

Cách khu tưởng niệm khoảng 1km là mộ Đại thi hào Nguyễn Du (ảnh: Q.Đ) 

Du khách đến thắp hương, dâng rượu tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du (ảnh: Tr.L) 

TRẦN LƯU - QUANG ĐẠI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét