Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đồng Tháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đồng Tháp. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 2, 2018

Lấp Vò - Những điểm đến

Từ khi có Khu Du lịch văn hóa Phương Nam (KDLVHPN) (xã Long Hưng A), tiềm năng du lịch của huyện Lấp Vò dần được “đánh thức”, ngày càng có nhiều du khách biết những điểm đến của địa phương. Đây là cơ sở để huyện tập trung đầu tư bài bản cho du lịch, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm những điều thú vị của vùng đất có sông Tiền và sông Hậu đi qua.

Khu Du lịch văn hóa Phương Nam

28 thg 12, 2017

Những ngôi nhà ở làng Hòa An với cụ Nguyễn Sinh Sắc

Cách đây 100 năm, tại làng Hòa An, nhất là dọc theo con rạch Cái Tôm có rất nhiều ngôi nhà gắn với quãng đời hoạt động của cụ Nguyễn Sinh Sắc.

Nhà của ông Lê Quang Hiển

Năm 1917, ông Lê Quang Hiển - cha vợ của ông Diệp Văn Kỳ, một điền chủ ở Cao Lãnh - mời cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc về nhà của ông chơi. Cụ Sắc ở tại nhà ông Hiển vài ngày rồi đến rạch Cái Tôm, làng Hòa An sống, hoạt động. Mặc dù chỉ ở một thời gian ngắn ngủi, nhưng có thể nói, ngôi nhà của ông Lê Quang Hiển là địa điểm đầu tiên lưu dấu chân cụ Sắc khi đến với vùng đất Cao Lãnh.

2 thg 6, 2014

Khu Di tích Xẻo Quít

Khu Di tích Xẻo Quít nằm trên địa phận 2 xã Mỹ Long, Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, cách quốc lộ 30 khoảng 6km, cách TP.Cao Lãnh trên 30km, có tổng diện tích 70ha, trong đó, khu bảo tồn 50ha (có 20ha rừng tràm nguyên sinh) và khu mở rộng dịch vụ phát triển du lịch 20ha. 

Tham quan Khu di tích Xẻo Quít - Ảnh: Hoàng Sang

Nơi đây khi xưa hoang vu, kênh rạch chằng chịt, được Tỉnh ủy Kiến Phong (nay là Đồng Tháp) chọn làm căn cứ từ năm 1960 - 1975 để lãnh đạo nhân dân tỉnh nhà kháng chiến chống Mỹ. Theo đó, cơ quan Tỉnh ủy cho đào mương lên liếp để ngăn xe tăng giặc, xây dựng công sự và trồng cây, gây rừng để trú ẩn và hoạt đông. Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975 đến nay, Xẻo Quít luôn được bảo tồn và phát triển, và trở thành khu du lịch hấp dẫn (được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1992).

Bánh xèo Cao Lãnh - hương vị khó quên

Làng bánh xèo Cao Lãnh với trên chục quán nằm dọc theo sông Cái Sao Thượng thuộc đường Lê Duẩn, phường Mỹ Phú, TP.Cao Lãnh. Hơn 15 năm tồn tại, hương vị món bánh xèo dân dã nơi đây đã làm nao lòng biết bao thực khách phương xa và những người con xa xứ. 

Hấp dẫn bánh xèo mới ra lò

Các quán bánh xèo nơi đây phục vụ cả ngày nhưng đông khách nhất là vào mỗi buổi chiều. Đặc biệt, vào những ngày cuối tuần hay dịp lễ, làng bánh xèo lại nhộn nhịp cả ngày. Những ngày này, thực khách không chỉ là dân địa phương mà còn nhiều dân từ các tỉnh, thành khác.

8 thg 7, 2013

Hủ tíu Sa Đéc đặc sắc hương quê

Hủ tíu là món ăn quen thuộc của người dân Nam bộ. Tùy theo cách chế biến mà hủ tíu từng vùng lại có hương vị riêng. Với hương vị độc đáo của mình, trước nay, hủ tíu Sa Đéc luôn giữ chỗ đứng đặc biệt trong lòng thực khách trong và ngoài tỉnh.

Tô hủ tíu Sa Đéc với nước súp trong, sợi bánh trắng, điểm vài miếng thịt, tim, gan, lòng heo, có khi tôm, thịt nạt bằm, kèm theo hẹ, xà lách, hành, chanh ớt,... bốc mùi thơm phức, ngay phút đầu gợi cho thực khách một bữa ăn ngon miệng. 

Thật ra, hủ tíu Sa Đéc không chỉ ngon ở vẻ bề ngoài mà ở chính hương vị của nó không lẫn vào đâu được. Hương vị đó được tạo ra bởi sự hòa quyện của hai thành phần chính trong tô hủ tíu là bánh hủ tíu và nước súp (Dĩ nhiên các thành phần khác như thịt, gan... làm cho hương vị hủ tíu Sa Đéc ngon và đậm đà thêm).