Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Điện Biên Phủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Điện Biên Phủ. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 6, 2019

Mốc ngã ba biên giới A Pa Chải - Ðiểm du lịch hấp dẫn

Mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc (gọi tắt là Mốc ngã ba biên) nằm trên đỉnh núi Khoang La San, có độ cao trên 1.800m so với mực nước biển, thuộc bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách TP. Ðiện Biên Phủ hơn 260km về phía Tây, đi theo quốc lộ 12 và 4H. Từ lâu, nơi đây chính là điểm tham quan, du lịch hấp dẫn đối với du khách thập phương.

Du khách tham quan Mốc giao điểm ba đường biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc tại xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé). 

Trong chuyến công tác mới đây, chúng tôi đã tới Mốc ngã ba biên, thuộc địa bàn quản lý của Ðồn Biên phòng A Pa Chải. Ðúng như cảm nhận của nhiều “phượt thủ” đã từng trải nghiệm đến Mốc ngã ba biên, cảm giác đặt chân lên cực Tây Tổ quốc, cao chót vót như nóc nhà chung để nhìn về đường biên giới ba nước thật thiêng liêng, xúc động và tự hào.


Bình yên Na Vai

Trong số 20 thôn, bản thuộc xã Pom Lót (huyện Ðiện Biên) có một bản văn hóa khá đặc biệt đó là bản Na Vai. Ðây là bản văn hóa đầu tiên của tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Ðiện Biên); được công nhận tại Quyết định số 73/QÐ-KT ngày 28/11/2002...

Một góc bản Na Vai, xã Pom Lót (huyện Ðiện Biên) hôm nay. 

Nằm trên vùng đất ruộng có nhiều cỏ gai, khó canh tác; vì thế cái tên Na Vai (nghĩa gốc là Nhả Vai) đã được chọn làm tên của bản. Tuy nhiên, đây chưa phải là nơi sinh sống đầu tiên của người dân Na Vai. Trước năm 1969, khu ngã ba rẽ lên bản Sam Mứn bây giờ có bản Tông Tra (trải qua quá trình chia tách, sáp nhập, lúc Tông Tra là tên 1 bản, có thời điểm lại là 2 bản khác nhau: bản Tông và bản Tra); đây là nơi sinh sống đầu tiên của nhân dân Na Vai. Năm 1969, bản được chuyển về gần khu cầu treo Nậm Núa và lấy tên là bản Nậm Núa. Trận lũ dữ năm 1975 đã cuốn trôi 3 ngôi nhà của dân bản, và vì thế, một lần nữa (năm 1976), dân Nậm Núa được chuyển về vị trí hiện tại định cư rồi gọi là bản Na Vai cho đến ngày nay.

Dấu ấn Phiêng Lơi

Biết tôi chuẩn bị cho chuyến tham quan Ðiện Biên, ông bạn vỗ vai bảo: “Lên Ðiện Biên mà không đến bản Phiêng Lơi thì đó là một thiếu sót lớn”. Và quả thật, có đặt chân đến bản văn hóa du lịch Phiêng Lơi, xã Thanh Minh (TP. Ðiện Biên Phủ), tôi mới hiểu được vì sao mà bạn tôi lại dành tình cảm cho mảnh đất này nhiều đến thế!

Một ngày đầu tháng 6, sau khi tham quan quần thể các di tích lịch sử Ðiện Biên Phủ, chúng tôi lên xe đến với Phiêng Lơi như đã hẹn. Không khách sáo, không màu mè, người dân Phiêng Lơi đón chúng tôi với cả tấm chân tình, khiến cho tôi có cảm giác mình như những người bạn, người con đi xa mới trở về… 

Những lời ca, tiếng hát của đội văn nghệ bản Phiêng Lơi luôn để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách. 

Phong phú di sản văn hóa ở Ðiện Biên

Ðiện Biên có nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc. Trong cộng đồng 19 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại là một kho tàng di sản văn hóa, tín ngưỡng mang sắc màu độc đáo; trong đó có đến 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 2 di sản được công nhận mới đây nhất (đầu năm 2019) là Tết Hoa mào gà của dân tộc Cống và Lễ Gạ Ma Thú của dân tộc người Hà Nhì. Ðó là vinh dự, tự hào của đồng bào dân tộc tỉnh nhà; đồng thời khẳng định sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc.

Nghi thức cúng thần rừng trong Lễ Gạ Ma Thú của dân tộc Hà Nhì, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. 

Đến Cổng Trời… xem người Mông vẽ sáp ong

Trên đỉnh đèo Ma Thì Hồ mà người dân bản địa vẫn thường gọi dân dã “cái yên ngựa” có một bản người Mông với cái tên khá ấn tượng - bản Cổng Trời. Từ xa xưa, Cổng Trời không chỉ như một chấm phá trong bức tranh hùng vĩ của thiên nhiên mà còn lưu giữ nét văn hóa độc đáo, quý giá, đó là kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông hoa - tri thức dân gian về một nghề thủ công truyền thống đã gắn bó với đồng bào tự ngàn xưa. 

Đón chúng tôi giữa đỉnh đèo, ông Hạng Xá Thằng, trưởng bản Cổng Trời, xã Sa Lông, huyện Mường Chà vừa đi vừa kể lại thời gian đầu khi người dân mới chuyển từ bản Huổi Toóng, xã Huổi Lèng về đây lập bản. Ngày mới đến, đời sống gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, cơm không đủ no, áo không đủ ấm... Nhưng với tính cần cù, chịu thương chịu khó, “không có đỉnh núi nào cao hơn đầu gối người Mông, không có việc khó nào người Mông không thể làm bằng đôi tay của mình” nên chúng tôi đã sớm ổn định cuộc sống, tích cực lao động sản xuất. Nhờ đó, những công cụ sản xuất như: Bừa, dao cuốc, súng kíp, đồ mây tre đan; những sản phẩm truyền thống như: váy áo, vòng cổ, vòng tay của người Mông... đã ra đời với trình độ kỹ thuật cao, tinh xảo, phục vụ cho cuộc sống thiết yếu. Người Mông ở Cổng Trời còn lưu giữ kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong dệt, thêu hoa văn trên trang phục truyền thống. Một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc trong cách tạo hoa văn, phối màu trên các sản phẩm vải góp phần tạo nên những trang phục đẹp, độc đáo, riêng của người phụ nữ Mông. 

Sản phẩm váy của người Mông ở bản Cổng Trời có hoa văn độc đáo. 

28 thg 12, 2017

Danh thắng kỳ diệu trên cao nguyên Tủa Chùa

Nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, hang động Pê Răng Ky có vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí mê hoặc lòng người. Cũng như những hang động khác ở huyện Tủa Chùa, hang động Pê Răng Ky như món quà thiên nhiên ban tặng với nhiều nhũ đá đa dạng các hình thù còn nguyên vẹn, chưa bị tác động của con người.

Ðể gìn giữ và phát huy các giá trị của di tích, danh lam thắng cảnh phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu của các nhà khoa học, tham quan, khám phá của du khách trong và ngoài nước, sau khi xem xét thủ tục về việc lập hồ sơ xếp hạng một số di tích trên địa bàn tỉnh năm 2017, UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương để Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch lập hồ sơ xếp hạng 3 di tích, trong đó Di tích danh lam thắng cảnh Hang động Pê Răng Ky (thuộc thôn Pê Răng Ky, xã Huổi Só) được lập hồ sơ xếp hạng di tích cấp quốc gia. 

Vẻ đẹp bên trong hang động Pê Răng Ky.