Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Bắc Kạn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Bắc Kạn. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 5, 2021

Khám phá vẻ đẹp Động Puông và dòng sông Năng

Động Puông là một hang động lớn, thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm thị trấn Chợ Rã khoảng hơn 5km. Động Puông dài 300m, cao hơn 30m, hình thành khi dòng sông Năng chảy xuyên qua bên dưới núi đá vôi Lũng Nham với vách đá dựng đứng và nhiều thạch nhũ có hình dạng và màu sắc khác nhau bên trong động.

Du khách xuôi dòng sông Năng khám phá động Puông bằng thuyền.

22 thg 4, 2020

Ký sự sông Cầu (kỳ 4): Chung tay bảo vệ dòng sông

Việc bảo vệ dòng sông Cầu không đơn thuần chỉ là nhiệm vụ của các ngành chức năng. Cần lắm sự vào cuộc của mỗi người dân để dòng sông giữ mãi vẻ trong xanh, phục vụ bền vững cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của một nửa dân số tỉnh Bắc Kạn.
Trong hành trình tới xã Rã Bản (Chợ Đồn) chúng tôi đã rất đồng tình với việc làm của UBND xã. Theo đồng chí Triệu Văn Nguyên- Chủ tịch UBND xã, xã thường xuyên phổ biến, đôn đốc người dân các thôn tập trung thu gom, phân loại rác tại từng hộ gia đình. Rác hữu cơ để phân hủy làm phân bón, rác vô cơ thì đốt tập trung tránh tình trạng vứt bừa bãi xuống sông Cầu. Một việc làm nhỏ ấy lại mang ý nghĩa to lớn trong bảo vệ dòng sông cần được các xã trong lưu vực sông Cầu học tập.

Ký sự sông Cầu (kỳ 3): Dòng sông kêu cứu

Lời kể của các cụ cao niên về độ cạn kiệt của dòng sông Cầu đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh. Dòng sông qua thi ca, đoạn chảy qua vùng đất Bắc Kạn đang đứng trước sự xâm hại từ nhiều phía. Sông đang lên tiếng cầu cứu con người phải biết trân trọng, bảo vệ...

Ông Đặng Văn Oanh, thôn Nà Cà 1, xã Cao Kỳ (Chợ Mới) là một tay đánh cá lão làng trên sông Cầu. Cuộc mưu sinh bằng nghề chài, lưới trên sông đã giúp ông và gia đình vượt qua những ngày gian khó nhất của thời kinh tế khó khăn. Cho tới tận bây giờ tôm, cá đánh bắt được trên sông trở thành đặc sản thì giá lại càng đắt đỏ. Thế nhưng, đánh bắt tôm, cá bây giờ chẳng còn dễ như xưa.

Ông Oanh buồn nói: Những năm trước đi quăng đánh cá một lúc là đầy giỏ, còn giờ trắng đêm có khi chỉ đủ bữa ăn cho gia đình. Có nhiều loài cá đã biến mất, chẳng còn thấy bao giờ. Đang vá lại cái chài đánh cá bỏ lâu rồi bị chuột cắn rách ông bảo: Cứ thế này thì gay!

Ký sự sông Cầu (kỳ 2): Cuộc sống bên dòng sông

Cũng như những dòng sông khác, những bản làng, cánh đồng bên bờ sông Cầu đoạn qua Bắc Kạn thật êm đềm, trù phú. Nhưng bên trong của nó cũng đã phải trải qua những biến cố dữ dội. Dòng sông mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng màu mỡ và cũng có lúc nó ồn ào, hung dữ tàn phá đôi bờ. Có người bảo đấy là dòng sông trả hận việc con người tàn phá rừng thượng nguồn. 

Lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có diện tích là 1.372,78 
km2, bao gồm 44 xã, phường, thị trấn. Dân số trong lưu vực là 153.096 người (bằng một nửa dân số toàn tỉnh), tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 0,63%, dân số khu vực đô thị có xu hướng tăng lên hàng năm. Cơ cấu lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ; trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chỉ chiếm 6,3%. Lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu là làm ruộng gắn với chăn nuôi, làm vườn và dịch vụ.

Sông Cầu là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, với tổng lượng nước hàng năm ước tính khoảng 20 triệu 
m3, một số dòng chảy được sử dụng cho mục đích sinh hoạt, sản xuất điện ( hồ Thuỷ điện Nặm Cắt có diện tích mặt nước trên 200ha). Những con số khô khan ấy đủ cho thấy dòng sông Cầu có ý nghĩa lớn như thế nào đối với sản xuất và đời sống của nhân dân tỉnh Bắc Kạn.

Ký sự sông Cầu (kỳ 1): Về nơi đầu nguồn

Đi vào lịch sử, đi vào thơ ca, âm nhạc và đi vào nỗi nhớ của những người con xa quê hương. Đối Bắc Kạn, sông Cầu là sự gắn kết bao đời nay, nuôi sống hàng vạn con người. Hành trình khám phá dòng sông trên địa phận Bắc Kạn chưa được nhiều, nhưng thực sự đã đem lại cho tôi những điều mới mẻ.

Kỳ 1: Về nơi đầu nguồn

Sông Cầu, miền xuôi còn gọi sông Như Nguyệt, là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, có ý nghĩa to lớn với đồng bằng sông Hồng và lưu vực của nó. Khởi nguồn từ Bắc Kạn con sông hiền hòa uốn mình chảy về miền xuôi qua 6 tỉnh...

Đường về Chợ Đồn theo tuyến tỉnh lộ 257 giờ đã thuận tiện, dễ dàng. Con đường đang sắp hoàn thành cải tạo, bon bon xe chạy. Nơi thượng nguồn sông Cầu, núi non hùng vĩ, sông chẻ núi mà đi, uốn khúc quanh co, có đoạn chảy qua thác ghềnh dữ dội.

12 thg 11, 2019

Chợ đêm Pác Ngòi- điểm nhấn của du lịch Ba Bể

Sau gần hai tháng đi vào hoạt động, đến nay chợ đêm Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể ngày càng thu hút, hấp dẫn du khách. Đây là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch Ba Bể. 

Đoàn khách do anh Vũ Xuân Hùng đến từ Sài Gòn say sưa nghe tiếng đàn tính, điệu then của người Tày Ba Bể. 

Chị Sằm Thị Lệ- người dân thôn Pác Ngòi vui vẻ cho biết đã đăng ký bán hàng ở đây từ khi có phiên chợ đầu tiên. Sau gần hai tháng, qua 6 phiên chợ (diễn ra vào tối thứ 6, thứ 7 hằng tuần), lượng du khách ngày một đông hơn. Khách rất thích nên chơi đến muộn, hết giờ quy định bán hàng rồi mà còn chưa muốn về. Hầu hết nông sản của tỉnh Bắc Kạn đều có bán tại đây. Những mặt hàng khách mua nhiều gồm trang phục người Tày, cây đàn tính, trà giảo cổ lam, mật ong, cá khô và tép chua…

Động Nàng Tiên - Hang động đẹp huyền bí ở Na Rì

Động Nàng Tiên thuộc xã Lương Hạ (Na Rì), là một trong những hang động tự nhiên có vẻ đẹp kỳ vĩ, gắn với câu chuyện truyền thuyết huyền bí. Năm 1999 động Nàng Tiên đã được Bộ Văn hoá - Thể Thao và Du Lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia. 

Du khách chiêm ngưỡng các nhũ đá ở Động Nàng Tiên 

Từ Quốc lộ 3 rẽ theo Quốc lộ 3B vào khoảng hơn 60km sẽ tới thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì. Con sông Bắc Giang như một dải lụa hiền hòa chảy qua giữa thung lũng tạo thêm cho nơi vùng cao này càng thêm thơ mộng. Từ thị trấn Yến Lạc, qua Phố Cổ theo con đường nhựa chừng 5km hướng Khuổi Hai, xã Lương Hạ thì đến chân núi Phja Trạng. Động Nàng Tiên ẩn mình sau những tán rừng xanh, hoang sơ.

27 thg 12, 2017

Danh thắng thác Nà Khoang

Thác Nà Khoang nằm dưới chân núi “Già Cáy” thuộc bản Nà Khoang, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn. Đây là một trong những di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh cũng là địa điểm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh.

Vẻ đẹp của thác Nà Khoang 

Nằm cách thành phố Bắc Kạn khoảng 45km về phía Bắc, du khách có thể đến thác Nà Khoang bằng các phương tiện ô tô, xe máy, xe đạp…Thác Nà Khoang có độ dốc tương đối lớn nên tạo thành nhiều thác nước to, nhỏ khác nhau theo kiểu bậc thang tạo nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình và đặc sắc, nằm ngay cạnh đường quốc lộ 3 nên rất thuận tiện cho du khách đến tham quan.

Hoa cải ven Sông Năng

Nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập và quảng bá du lịch Hồ Ba Bể, Hội Làm vườn huyện Ba Bể đã thực hiện mô hình vườn hoa cải kết hợp du lịch sinh thái tại thôn Dài Khao, xã Cao Trĩ, thu hút nhiều lượng khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm. 

Vườn hoa cải thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm 

Nắng vàng như rót mật, khung cảnh càng rực rỡ hơn bởi những vườn cải đang độ hoa nở rộ, vàng tươi nổi bật như tấm thảm vàng bên dòng sông Năng. Ông Lôi Huy Thổ, trưởng nhóm thực hiện mô hình trồng cải cho biết: Mô hình vườn hoa cải kết hợp du lịch sinh thái được thực hiện trên diện tích 4.200 
m2 với 7 hộ trực tiếp tham gia. Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ tiền thuê đất, công lao động, giống và hoạt động theo quy chế. Là cây trồng truyền thống quen thuộc nên việc chăm sóc cây cải không quá khó, mật độ khi gieo dày nhưng cây cao khoảng 15-20cm thì tỉa đi bán chỉ để khoảng cách hơn 10cm một cây, như vậy cây cải phát triển tốt, đẻ nhiều nhánh. 

Ghi từ đám cưới người Dao đỏ ở Khuổi Đăm

Mỗi một dân tộc đều có phong tục tập quán khác nhau và nghi lễ cưới hỏi cũng vậy. Trong một dịp được tham dự đám cưới của người Dao đỏ ở thôn Khuổi Đăm (xã Quảng Bạch - huyện Chợ Đồn) đã cho chúng tôi những ấn tượng sâu sắc về những phong tục đặc biệt và mang nhiều ý nghĩa.

Theo lời đã hẹn trước với chủ nhà, chúng tôi đến từ sáng sớm. Từ xa đã thấy rạp cưới được đăng phông xanh đỏ rực rỡ, tiếng nhạc vang khắp một vùng, người giúp việc là anh em, hàng xóm tấp nập ra vào. Cũng như bao làng quê khác, ở đây nhà nào có việc là cả xóm cùng nhau hộ từ việc dọn dẹp, bếp núc cho đến công đoạn tiếp khách, đón dâu, tính ra từ khâu chuẩn bị đến sau khi xong xuôi mọi việc đám cưới có khi kéo dài đến 3 ngày. Đây cũng là dịp để tăng thêm tình làng nghĩa xóm nên tất cả đều nhiệt tình như chính công việc của nhà mình vậy.


Cô dâu được đón vào nhà trai 

Di tích lịch sử Cốc Lùng

Di tích Cốc Lùng, xã Bành Trạch (Ba Bể) là một trong số 13 di tích lịch sử ghi dấu ấn về Bác Hồ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong chuyến hành trình lịch sử từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang). 

Di tích lịch sử Cốc Lùng tại xã Bành Trạch, huyện Ba Bể đã được UBND tỉnh Bắc Kạn công nhận và đang được tiến hành khảo sát để đầu tư tôn tạo. 

Đầu năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, Phát xít Đức đã thất bại thảm hại trên mọi mặt trận. Lúc này tình hình diễn biến trong và ngoài nước ngày càng thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Bác Hồ và Trung ương Đảng đã quyết định tận dụng cơ hội “ngàn năm có một” để phát động một phong trào quần chúng rộng rãi trên cả nước, đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân. Để thực hiện quyết định đó: Bác đã cho di chuyển trung tâm lãnh đạo cách mạng từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Tân Trào (Tuyên Quang).

7 thg 11, 2017

Đền An Mạ- điểm du lịch tâm linh trên hồ Ba Bể

Đến với du lịch hồ Ba Bể, ngoài việc đắm mình, thưởng ngoạn vẻ đẹp nên thơ của các hang động, các điểm vòng quanh hồ thì du khách còn được vãn cảnh đền An Mạ- điểm đến tâm linh tọa lạc trên đảo An Mã giữa hồ, để cầu may mắn và bình an. 

Du khách thắp hương bên ngoài Đền An Mạ 

An Mã là một hòn đảo đá vôi, nằm ở vị trí bể hai (Pé Lù), cao khoảng 30m so với mực nước hồ. Đảo có hình dáng như hình con ngựa đang lội nước, khum hình mai rùa, khắp đảo phủ xanh cây cối, là điểm thuận tiện để quan sát cảnh quan vùng hồ. Trên đảo có ngôi đền An Mạ, thờ Phật, Mẫu Thượng Ngàn, Chúa Sơn Trang, Đức Thánh Trần... Đây vốn là ngôi đền cổ được trùng tu xây dựng lại vào năm 2007, có chiều dài 9m, rộng 6m, vật liệu làm bằng gỗ, lợp ngói vẩy.