Hiển thị các bài đăng có nhãn người Tà Ôi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Tà Ôi. Hiển thị tất cả bài đăng

11 thg 10, 2023

Homestay của người Tà Ôi giữa núi rừng A Lưới ở Thừa Thiên Huế

Homestay của đồng bào Tà Ôi ở huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, hấp dẫn du khách với nét đẹp văn hóa bản địa và phong cảnh rừng hoang sơ, quê hương của sao la quý hiếm.

Núi rừng A Roàng nhìn từ trên cao. Ảnh: WWF-Việt Nam.

Tọa lạc giữa thiên nhiên hoang sơ của rừng nguyên sinh A Roàng, homestay Hương Danh chào mời khách du lịch tận hưởng thời tiết quanh năm mát mẻ, không khí trong lành… Căn homestay gồm 2 căn nhà truyền thống người Tà Ôi được cải tạo để đón du khách thích trải nghiệm và khám phá đến với núi rừng A Lưới, xã biên giới A Roàng.

2 thg 3, 2022

Hoang dã Lễ A Da của người Tà Ôi trên dãy Trường Sơn

Lễ hội A Da truyền thống của đồng bào Tà Ôi được tổ chức thường xuyên vào dịp cuối năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. Đồng bào Tà Ôi tổ chức A Da với mong muốn mùa màng bội thu, năm mới no ấm.

Theo phong tục của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), Lễ hội A Da hay còn gọi là lễ hội Tết cơm mới, đây là lễ hội lớn thứ hai sau lễ hội Ariêu Ping của đồng bào. Cuối tuần qua, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội) đã tái hiện chân thực nghi lễ này.

19 thg 1, 2022

Tấm thổ cẩm của người Tà Ôi

Tấm thổ cẩm – người Tà Ôi gọi là “Zèng” đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, phong tục tập quán của người Tà Ôi. Zèng còn là vật đính ước của các cô gái với ý trung nhân hoặc để thể hiện lòng hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, với những người có công với bản làng.


Dệt Zèng là nghề truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Tà Ôi (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế). Trong đời sống tinh thần của người Tà Ôi, Zèng không thể thiếu trong các hoạt động tín ngưỡng, thờ cúng, là vật đính ước của các cô gái với ý trung nhân hoặc để thể hiện lòng hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, với những người có công với bản làng. Trong ảnh: Nghi thức "cúng dâng tấm Zèng" được đồng bào dân tộc Tà Ôi (tỉnh Thừa Thiên Huế) tái hiện lại trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).

18 thg 12, 2021

Ấn tượng trang sức của phụ nữ Tà Ôi

Dân tộc Tà Ôi có những nét văn hóa độc đáo. Một phần trong những sắc thái độc đáo đó là những trang sức truyền thống. Đối với phụ nữ Tà Ôi, loại trang sức được ưa chuộng nhất là chuỗi hạt đeo cổ, vòng đeo cổ và khuyên tai.

Một số trang sức của đồng bào Tà Ôi.

Một số tài liệu nghiên cứu về bản sắc các dân tộc ghi lại: Phụ nữ Tà Ôi từ xưa đến nay thích đeo nhiều chuỗi hạt quanh cổ và dài trễ xuống ngực, trong đó phổ biến là loại chuỗi hạt được làm từ ba loại hạt cườm nhựa có màu sắc và kích cỡ khác nhau để xâu dây làm thành các chuỗi hạt đeo cổ hạt to, hạt vừa, hạt nhỏ.

25 thg 8, 2019

Tục đi Sim của người Tà Ôi

Tập tục “Pộôc xu” hay còn gọi là “đi Sim” là tập tục có từ lâu đời, một nét văn hóa truyền thống, là khát vọng tự do yêu đương của nam nữ thanh niên dân tộc Tà Ôi sinh sống tập trung ở huyện Hương Hóa, tỉnh Quảng Trị, huyện A Lưới và Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Các chàng trai cô gái đến tuổi trăng tròn, ngày lên nương làm rẫy, tối đến nô nức rủ nhau đi Sim. Đi Sim để tìm bạn tình, để nói lời tỏ tình và để lựa chọn cho mình một người ưng ý, gắn bỏ cả đời. Trước kia, người Tà Ôi quy định nơi đi Sim phải cách làng khoảng chừng một dặm đường, ở đó phong cảnh hữu tình, thường là nơi có con suối trong róc rách chảy qua. Cha mẹ của các cô gái dựng lên những cái chòi nhỏ, gọi là Chòi A Tiêng. Chòi A Tiêng nhỏ chỉ đủ cho hai người, là nơi vừa để tránh thú dữ vừa để đôi trẻ Tà Ôi nói lời tỏ tình.

Khi đi Sim, các cô gái thường đi trước, mang theo chiếc giỏ đựng đầy cơm nếp, thịt gà, cá nướng, bánh nếp và đợi người mình hẹn hò. Các chàng trai đến muộn hơn, đến nơi chàng trai cất tiếng hát gọi và nếu được cô gái đáp lại, các chàng trai mới tiến đến gần. Lúc gặp mặt, chàng trai ngồi một bên, cô gái ngồi đối diện.

Điệu múa của dân tộc thiểu số Tà Ôi.

15 thg 10, 2018

Ngọt ngào khúc hát ru của đồng bào Tà Ôi

Với đồng bào Tà Ôi, những khúc hát ru không chỉ phong phú về nội dung, chan chứa sắc thái biểu cảm mà còn đa dạng về hình thức, thể hiện một cách chân thành tình cảm của đồng bào Tà Ôi.

Tiếng hát ru không thể thiếu được trên cánh võng, bên vành nôi đong đưa, trên đôi tay trìu mến của mẹ. Mỗi dân tộc có một làn điệu hát ru của riêng mình. Nhưng dù thuộc dân tộc nào, con người đều lớn lên trong tiếng hát ru dịu ngọt của mẹ hiền.

Khúc hát ru từ tay mẹ


Những lời ru của người Tà Ôi thường theo lối ứng tác thường là những khúc ca ngắn nhưng thể hiện sinh động công việc của đồng bào từ xa xưa như: làm nương rẫy, săn bắn, se sợi kéo chỉ, dệt zèng... Hình ảnh con người trong bài hát là con người lao động và bài hát ru cũng là khúc hát ngợi ca tinh thần lao động.

4 thg 3, 2017

Lễ A Tan – Pa Nuôn của đồng bào Tà Ôi

Tín ngưỡng thờ thần là một nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Tà Ôi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Họ tin vào thuyết vạn vật hữu linh. Ngay từ buổi đầu hình thành những ý niệm con người đã biết thờ phụng các vị thần tự nhiên, siêu nhiên: thần Đất, Mây, Sấm, Sét và các vị thần như cây, cối, núi sông, đường sá mà con người đi qua, thể hiện sự tri ân đến các Yang đã tạo ra cuộc sống sung túc và bình an.
"YCha A tan Pa nuôn" là một trong những nghi lễ cúng thần linh của người Tà Ôi, nhằm tạ ơn Yang đã tạo ra của cải vật chất cho gia đình, dòng họ được giàu sang, sung túc và cuộc sống thuận hoà, an vui.

Buổi lễ được bắt đầu với nghi thức A Xa - A hay còn gọi là nghi thức tẩy rửa những điều ô uế, nhơ bẩn để dòng họ, gia đình, con cháu được trong lành, sạch sẽ. Nghi lễ này được thực hiện trước khi nghi lễ chính thức bắt đầu một ngày.