Hiển thị các bài đăng có nhãn Đắk Nông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đắk Nông. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 4, 2025

Quả ngọt trên vùng đất núi lửa Đắk Nông

Xoài Đắk Gằn huyện Đắk Mil (Đắk Nông) mang hương vị ngọt ngào đặc trưng, không chỉ trở thành niềm tự hào của người dân địa phương mà còn góp phần quảng bá Công viên Địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông đến bạn bè quốc tế.

Vườn xoài ở xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) là điểm đến số 18, thuộc Tuyến 2 “Bản giao hưởng của làn gió mới”, CVĐCTC UNESCO Đắk Nông.

Hương vị ngọt ngào từ vùng núi lửa

Từ nhiều năm nay, mảnh đất Đắk Gằn, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) được biết đến là một vùng chuyên canh cây xoài. Người dân sản xuất chủ yếu các loại xoài Đài Loan, xoài Thái, xoài ba mùa, xoài Úc… Ngoài sản lượng cao, xoài Đắk Gằn còn nổi tiếng bởi chất lượng.

Điều đáng ngạc nhiên là đất bazan ở khu vực này không thuận lợi cho các loại cây công nghiệp, cây ăn trái như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng nhưng lại phù hợp với cây xoài.

Đất ở đây chủ yếu được phong hóa từ các loại đá trầm tích. Nền đất chủ yếu là đá phiến, cát kết, bột kết bị phong hóa mạnh, có nguồn nước ngầm dồi dào với độ sâu và thoát nước tốt, phù hợp với sự phát triển của cây xoài.

Vùng đất Đắk Gằn, huyện Đắk Mil có điều kiện tự nhiên thuận lợi với đất đồi dốc, sét pha cát và nhiều sỏi đá, tạo điều kiện lý tưởng cho cây xoài phát triển

Núi lửa Băng Mo ở Đắk Nông được xếp hạng di tích cấp tỉnh

Ngày 18/3, UBND huyện Cư Jút (Đắk Nông) tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với Di tích danh lam thắng cảnh Núi lửa Băng Mo, tổ dân phố 4, thị trấn Ea T’ling.

Các đồng chí: Y Quang BKrông, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương cùng đông đảo Nhân dân trên địa bàn tham dự.

Các đồng chí: Y Quang BKrông, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đắk Nông; Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông tham dự

9 thg 3, 2025

Đàn đá Đắk Sơn - Bảo vật quốc gia tại Đắk Nông

Đàn đá Đắk Sơn có niên đại khoảng 3.500 - 3.000 năm, hiện đang lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh Đắk Nông được công nhận là bảo vật quốc gia.

Bộ đàn đá Đắk Sơn được phát hiện vào năm 2014 tại thôn Đắk Sơn, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô. Bộ đàn đá này gồm có 16 thanh, trong đó có 11 thanh còn nguyên vẹn, 5 thanh đã bị gãy đôi hoặc thành nhiều đoạn nhưng có thể gắn chắp nguyên dạng. Các thanh đàn đá Đắk Sơn được chế tạo từ đá phiến biến chất.

Đàn đá Đắk Sơn gồm có 16 thanh (Ảnh: Bảo tàng tỉnh Đắk Nông)

Độc đáo đàn đá Đắk Kar

Bộ đàn đá của người M’Nông được tìm thấy từ những năm 80 thế kỷ trước tại suối Đắk Kar, xã Quảng Tín, huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông. Đến năm 1993, bộ đàn đá này được Nhà nước sưu tầm, bảo quản. Sau đó bộ đàn đá được đặt tên theo tên của dòng suối nơi phát hiện là đàn đá Đắk Kar.

Bộ đàn đá Đắk Kar được nhóm nghệ sĩ người Pháp kết hợp với công nghệ tiên tiến được trưng bày tại Nhà Triển lãm âm thanh tỉnh Đắk Nông.

8 thg 3, 2025

Lễ hội Lồng Tồng ở xã vùng sâu huyện Đắk Glong

Trong 2 ngày 7-8/2 (mùng 10-11/1 năm Ất Tỵ), UBND xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) tổ chức Lễ hội Lồng Tồng mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025.

Lễ hội có sự tham gia của gần 200 nghệ nhân, vận động viên đến từ 12 thôn trong xã và hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh.

Toàn cảnh Lễ hội Lồng Tồng tại xã Quảng Hòa năm 2025

Lễ hội diễn ra nhiều chương trình văn hóa văn nghệ, thi đấu thể thao mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Ca nhạc cổ truyền; bóng chuyền; ném còn; đi cà kheo; bắn nỏ; đẩy gậy; kéo co; chọi trâu-bò; ẩm thực…

7 thg 3, 2025

Sắc màu phong tục tết của các dân tộc ở Đắk Nông

Người M’nông, Tày, Dao, Nùng, Mông, Thái, Hoa… trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đều có những phong tục riêng đón Tết Nguyên đán để cầu bình an, hạnh phúc; ước vọng vào năm mới với những may mắn, mọi điều hanh thông, tốt đẹp.

Tục dựng cây nêu của người Tày, Nùng

Trong quan niệm của nhiều dân tộc thiểu số, cây nêu là biểu tượng của sức mạnh siêu nhiên nhằm xua đuổi ma quỷ, tiêu trừ những điều xui xẻo của năm cũ. Từ bao đời nay, người Tày, người Nùng đón tết không thể thiếu cây nêu dựng trước nhà vào chiều 30 tết. Họ cho rằng, cắm cây nêu để loại trừ ma quỷ, giữ đất, giữ nhà và mang lại may mắn, an lành cho năm mới.

Đồng bào Tày, Nùng đón tết vui xuân không thể thiếu những thanh âm của tiếng đàn tính, hát then

31 thg 1, 2025

Sắc màu phong tục tết của các dân tộc ở Đắk Nông

Người M’nông, Tày, Dao, Nùng, Mông, Thái, Hoa… trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đều có những phong tục riêng đón Tết Nguyên đán để cầu bình an, hạnh phúc; ước vọng vào năm mới với những may mắn, mọi điều hanh thông, tốt đẹp.

Tục dựng cây nêu của người Tày, Nùng

Trong quan niệm của nhiều dân tộc thiểu số, cây nêu là biểu tượng của sức mạnh siêu nhiên nhằm xua đuổi ma quỷ, tiêu trừ những điều xui xẻo của năm cũ. Từ bao đời nay, người Tày, người Nùng đón tết không thể thiếu cây nêu dựng trước nhà vào chiều 30 tết. Họ cho rằng, cắm cây nêu để loại trừ ma quỷ, giữ đất, giữ nhà và mang lại may mắn, an lành cho năm mới.

Đồng bào Tày, Nùng đón tết vui xuân không thể thiếu những thanh âm của tiếng đàn tính, hát then

30 thg 1, 2025

89 loài thực vật ở Vườn quốc gia Tà Đùng nguy cơ tuyệt chủng

Theo Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng, 89 loài thực vật trên lâm phần của đơn vị nguy cơ tuyệt chủng và 59 loài được nằm trong Sách đỏ Việt Nam.

Trên lâm phần của Vườn quốc gia Tà Đùng hiện có hơn 1.400 loài thực vật. Hệ động vật tại đây cũng nổi bật, với khoảng 650 loài, bao gồm 70 loài nguy cấp quý hiếm; 61 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam.

Vườn quốc gia Tà Đùng có khoảng 650 loài động vật (Ảnh: Đức Hùng)

9 thg 1, 2025

Đắk Glong, vùng đất của những lễ hội truyền thống


Là địa bàn cư trú của đông đảo dân tộc anh em sinh sống, văn hoá của huyện Đắk Glong như một bức tranh muôn màu sắc. Các lễ hội được tổ chức ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng tập trung nhất vẫn đầu năm mới. Những lễ hội ở Đắk Glong thường diễn ra trong tiếng chiêng ngân vang với những ché rượu cần tràn đầy và những món ăn truyền thống.

8 thg 1, 2025

Krông Nô gắn phát triển du lịch với CVĐCTC UNESCO Đắk Nông

Krông Nô khai thác tiềm năng từ CVĐCTC UNESCO Đắk Nông, phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn thiên nhiên và văn hóa. Các điểm đến độc đáo và trải nghiệm mới lạ hứa hẹn thu hút du khách gần xa.

Khai thác, phát huy lợi thế vùng lõi

Huyện Krông Nô nằm trong vùng lõi của CVĐCTC UNESCO Đắk Nông với nhiều di sản địa chất gắn với hệ sinh thái rừng, thác nước, sông, hồ, núi lửa đa dạng, độc đáo…

Vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi khi có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn với nhiều vùng canh tác, nhiều sản phẩm đặc sản, chất lượng như gạo ST24, ST25, cam sành hữu cơ, quýt ngọt hữu cơ, bơ núi lửa, bưởi, cà phê…

Đặc sắc lễ hội truyền thống vùng công viên địa chất

Huyện Krông Nô (Đắk Nông) lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với vùng lõi Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Di sản văn hóa sống động

Ở xã Nam Xuân, huyện Krông Nô (Đắk Nông), vào ngày 10/10 âm lịch, khi sắc vàng óng ả của hạt lúa phủ khắp ruộng đồng, đồng bào Thái nơi đây lại tưng bừng tổ chức Lễ hội cúng lúa mới, còn gọi là Tết cơm mới.

Người Thái tin rằng vạn vật quanh mình, từ cây lúa, con sông đến ngọn núi đều mang linh hồn và sức sống riêng. Từ xa xưa, đồng bào đã kiến tạo một hệ thống tín ngưỡng và nghi lễ vô cùng phong phú. Những nghi lễ ấy được gìn giữ qua nhiều thế hệ, như một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và tâm linh của đồng bào.

Xã Nam Xuân, huyện Krông Nô phát triển Lễ hội Lồng tồng và Lễ hội cúng lúa mới thành sản phẩm du lịch tại địa phương

7 thg 1, 2025

Khám phá vẻ đẹp hang C9

Hang C9 nằm trong quần thể gần 50 hang động có kích thước và cấu tạo khác nhau được hình thành do núi lửa Nâm B'lang phun trào, tạo nên các khối nham thạch đã nguội lạnh từ hàng triệu năm, ẩn mình sâu bên trong các tầng đá bazan…

Hang động gần núi lửa Nâm B'lang

Hang C9 nằm tại xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô (Đắk Nông), cách trung tâm hành chính huyện Krông Nô khoảng 20 km. Hang C9 là một trong những hang nằm trên đỉnh cao gần núi lửa Nâm B'lang nhất, cách miệng núi lửa Nâm B'lang khoảng 730 m về phía tây bắc.

Con đường đá nham thạch trong hành trình khám phá hang C9 cũng như chuỗi hang động núi lửa Nâm B'lang ở huyện Krông Nô

2 thg 11, 2024

Báu vật 3.000 năm ở Đắk Nông


Các nhà khảo cổ đánh giá đàn đá tìm thấy ở suối Đắk Ka, xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) là báu vật có niên đại hàng ngàn năm.

1 thg 11, 2024

Thơ mộng hồ Tây ở Đắk Nông


Đắk Nông là vùng đất với những ngọn đồi cà phê bát ngát, thác nước hoang sơ và ẩn chứa trong lòng những viên ngọc thiên nhiên độc đáo. Một trong những viên ngọc ấy chính là hồ Tây tuyệt đẹp nằm lặng lẽ giữa lòng đại ngàn.

Gương soi giữa lòng đô thị

Hồ Tây Đắk Mil (Đắk Nông) chính thức được đầu tư xây dựng từ năm 1982. Do nằm ở phía Tây huyện Đắk Mil nên người dân địa phương đã lấy đó để gọi tên hồ Tây.

Từ năm 2023, hồ Tây còn có tên gọi khác là hồ núi lửa Đắk Mil. Đây là điểm số 23 trong tuyến du lịch "Bản giao hưởng của sóng gió mới", thuộc công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Hồ núi lửa đã trở thành một trong những địa điểm nổi bật khi khách đến tham quan, khám phá vùng đất Đắk Nông.

22 thg 9, 2024

Dẻo thơm hương cốm Cư K’nia

Tháng 9 về, những hạt nếp trên các cánh đồng xã Cư K’nia, huyện Cư Jút (Đắk Nông) căng mình, đượm mùi lúa non. Đây cũng chính là thời điểm đồng bào Tày nơi đây làm ra các loại bánh cốm mang hương vị mộc mạc và thanh khiết của đồng quê cỏ nội dâng lên thần linh, tổ tiên; chứa đựng khát vọng bội thu, no ấm, đủ đầy mà đồng bào Tày mang theo khi đến sinh sống, lập nghiệp trên mảnh đất Cư K’nia…

Hồn quê trong hương cốm mới

Cứ độ thu về, khi những bông lúa nếp đã mẩy hạt, không quá già cũng không quá non, bắt đầu ngả sang màu vàng, phụ nữ Tày ở xã Cư K’nia gặt về, tuốt lấy hạt. Những hạt thóc căng mẩy được chọn làm cốm.

Từ hạt lúa nếp để làm ra được hạt cốm dẻo thơm, chứa đựng cả hồn quê, người phụ nữ Tày phải bỏ ra nhiều công sức và qua nhiều công đoạn.

Cốm được làm từ loại nếp ngon, khi bông lúa đã mẩy hạt, nhưng còn sữa và cũng không già quá

7 thg 9, 2024

Khám phá buôn làng Ê đê bên dòng sông Sêrêpốk


Buôn văn hóa Ê đê, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút là điểm đến trên hành trình tham quan, khám phá Tuyến 2 – Bản giao hưởng của làn gió mới, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

4 thg 9, 2024

Sự tích cá trắng đầu suối N'Drung ở Đắk Nông

Câu chuyện kể về sự tích loài cá trắng suối ở Đắk Nông. Đồng thời, kể về nguồn gốc một số con suối trên địa bàn tỉnh.

Dòng suối Rlong Ra bắt nguồn từ một đồi núi, ngày nay thuộc quốc lộ 14, gần UBND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Dòng suối Rlong Ra gặp suối Đắk Pri, Đắk Sôr, chảy xuống sông Krong. Sông Krông K’nô (sông chồng) gặp sông Krông Ana (sông mẹ) cùng chạy xuống sông Mê Kông. Sông Mê Kông cùng nhiều con suối thành dòng sông Cửu Long. Sông Cửu Long chia làm chín ngả cùng chảy xuống biển cả. Phía mặt trời mọc UBND huyện Đắk Song (bây giờ) là suối Đắk N’drung. Con suối Đắk N’drung bắt nguồn từ huyện Tuy Đức thuộc tỉnh Đắk Nông. Suối Đắk N’drung chảy xuống Đắk R’tíh, suối Đắk R’tíh chảy xuống Đắk Dơng - Đồng Nai, rồi chảy xuống biển cả.

Cá trắng ở đầu suối Đắk N'drung

16 thg 7, 2024

Sự tích núi Gà Rừng

Nguời ta đặt tên núi Gà Rừng vì núi là ổ của gà rừng. Một dãy núi theo hướng Bắc - Nam. Nâm Nung, Nâm Jang rồi đến núi Gà Rừng. Núi Gà Rừng hiện thuộc xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song (Đắk Nông).

Ngày xưa ở trên núi Gà Rừng này là nơi loại gà rừng làm ổ, đẻ trứng, là nơi các loại chim đẻ trứng. Con nai, con lợn, con khỉ, chim công cũng tập trung làm ổ đẻ trứng, đẻ con.

Ngày xưa ở trên núi này có nhiều cây chuối, cây mía, cây dứa, cây chôm chôm, cây nhãn, có đầy ổ trứng chim, trứng gà rừng, nhưng người chỉ được ăn tại chỗ, không được mang về nhà. Người mang quả hoặc trứng chim về theo là không về bon được. Nếu người mang theo trái cây, trứng chim, trứng gà rừng là thần khiến cho đi lạc, làm cho người đó không biết hướng về bon. Nếu gặp trường hợp đi lạc, người đó phải trả lại trái cây, trứng chim, trứng gà rừng để lại chỗ cũ, chừng đó mới biết hướng về bon.

2 thg 4, 2024

Lễ hội Tâm N’Găp Bon của người M’nông - Lễ hội của sự gắn kết cộng đồng

Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc M'nông ở Việt Nam có số dân hơn 67.300 người, đứng thứ 19 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam. Đồng bào M'nông cư trú tại nhiều ở các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng. Riêng ở tỉnh Đắk Nông, có hơn 40.000 người M'nông, chiếm khoảng 50% tổng số người M'nông ở Việt Nam. Đồng bào M'nông có kho tàng văn hóa truyền thống phong phú, giàu bản sắc, trong đó, Lễ hội Tâm N’Găp Bon là một trong những nghi lễ tiêu biểu với ý nghĩa gắn kết, sum họp cộng đồng.

Trong Lễ hội Tâm N’Găp Bon, cây nêu lớn được dựng để thông tin và mời gọi các thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. (Ảnh tư liệu)

30 thg 3, 2024

Nhớ chuyện chọn Gia Nghĩa làm “đô”



Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng có gần 19 năm công tác, sinh sống tại Gia Nghĩa. Ông là một trong những người đóng góp sức lực, trí tuệ để đặt nền móng xây dựng đô thị Gia Nghĩa.