18 thg 5, 2020

Mằng Lăng - Nhà thờ lưu giữ cuốn sách chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam

Nằm cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc, nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ cổ, được xây dựng vào năm 1892 tại xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nơi đây lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam “Phép giảng tám ngày” của linh mục Alexandre de Rhodes in năm 1651 tại Roma, Italia. 

Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng trong khuôn viên 5.000 
m2, theo lối kiến trúc Gothic. Trên đỉnh của nhà thờ là hai tháp chuông hai bên, ở giữa là thập tự giá, biểu tượng của thánh đường. Mặt tiền là những lối vào hình mái vòm, các cửa sổ hình búp măng xung quanh phía trên tường bao bọc nhà thờ. Không chỉ mang phong cách kiến trúc xuất xứ châu Âu, nhà thờ Mằng Lăng còn có những họa tiết chạm trổ tinh xảo, toát lên chất mộc mạc văn hóa Việt trên những cánh cửa chính bằng gỗ.

Khuôn viên nhà thờ thoáng mát, rợp cây xanh, trước sân có một khu hầm nhỏ, được xây dựng khá kỳ công trong lòng một quả đồi giả. Bên trong hầm lưu giữ cuốn sách "Phép giảng tám ngày" và nhiều bức điêu khắc chạm trổ kể lại những câu chuyện về Chân Phước Anre Phú Yên(1625-1644), là một trong những vị quan thầy của giáo lý viên và giới trẻ Công giáo thế giới.

Đồi hoa tím tuyệt đẹp tại Sa Pa

Đồi hoa Mã Tiền Thảo, nằm trong khuôn viên công trình du lịch văn hóa (Sun World Fansipan Legend) đang mùa nở rộ tuyệt đẹp. Với một màu tím nổi bật, nơi đây đang là một điểm đến rất được yêu thích, đặc biệt là giới trẻ để có những bức ảnh đẹp. Vườn hoa rộng 8 ha, phủ kín một sườn núi ở Sa Pa.

Hoa tím bao phủ cả một sườn núi, tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn. 

Vẻ đẹp đồi chè Linh Dương giữa lòng thành phố

Chắc nhiều người chưa biết ngay giữa lòng thành phố lại có một khu nông nghiệp sinh thái đẹp mê hoặc đến thế. Đó là khu trồng chè chất lượng cao của Công ty Cổ phần Linh Dương ở thôn Cửa Cải, phường Bắc Cường (thành phố Lào Cai) mà người dân vẫn quen gọi là đồi chè Linh Dương.

Với gần 70 ha chè được trồng trên những quả đồi nối tiếp nhau, ngoài cung cấp nguyên liệu sản xuất, chế biến các sản phẩm đồ uống từ búp chè mang thương hiệu “Linh Dương Tâm Trà”, nơi đây đang trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân thành phố Lào Cai và không ít khách du lịch.


Những đồi chè nối tiếp nhau tạo nên một khu sinh thái đầy hấp dẫn. 

Đi chợ hải sản

BR-VT có nhiều chợ hải sản và ở đâu cũng có đủ thứ tôm, cá tươi ngon, đặc trưng. Khách du lịch đến BR-VT ngoài chuyện thưởng thức hải sản tươi sống, đều rất muốn mang tôm cá về làm quà. Chỉ tiếc, trong chừng đó chợ, chưa có chợ nào đủ tầm để làm “nức tiếng” hải sản BR-VT. 

NHỮNG CHỢ HẢI SẢN ĐÃ THÀNH TÊN


Khi đi chợ hải sản ở BR-VT, du khách thường tới chợ Vũng Tàu, chợ Xóm Lưới (góc đường Phan Bội Châu-Nguyễn Công Trứ); chợ Bến Đình và Bến Đá (phường 5), chợ Long Hải, Phước Hải hay Bình Châu. Các chợ này hoạt động cả ngày và có nguồn hải sản vô cùng phong phú. 

Bến cá Long Hải (huyện Long Điền) là nơi có nhiều du khách và người dân tới mua hải sản. 

Khám phá cao nguyên đá Tủa Chùa

Ngoài cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đã quá quen thuộc với nhiều người, ở tỉnh Điện Biên có một cao nguyên đá khác cũng rất quyến rũ. Mới đây, trong chuyến ngược lên vùng cao Tủa Chùa, tôi đã vô cùng phấn khích khi được lạc vào rừng đá tai mèo rộng mênh mông.

Cao nguyên đá Tủa Chùa bao la, hoang sơ

Núi Dục Thúy, ngôi nhà bảo tàng thiên tạo lưu giữ văn thơ

I. Dục Thúy – Núi Lịch sử.

Đến thành phố Ninh Bình, du khách sẽ ngẩn ngơ trước vẻ đẹp kỳ thú của hòn núi đá nghênh bóng chênh vênh, lặng lẽ soi mình bên bờ giữa ngã ba sông Đáy - sông Vân. Đó là núi Dục Thuý (núi Non Nước), tạo nên vẻ huyền diệu, sơn thuỷ hữu tình của thành phố.

Núi có từ lâu lắm, bể dâu thay đổi, biển lùi xa và núi từ mặt đất trội lên, lặn ngụp thách thức với thời gian, như một nghệ sĩ tuyệt vời, thiên nhiên đã kiến tạo nên. Nói như Ngô Thì Sĩ, bốn chữ Hán lớn khắc ở vách núi “Vũ Trụ Dĩ Lai”, từ khi có vũ trụ, có trời đất là có núi này và bốn chữ Hán nữa cũng khắc ở vách núi, “Y Nhiên Thiên Cổ” (muôn đời vẫn thế) của Nguyễn Hữu Tường.

Ngọn nguồn sông Thương

Sông Thương nằm cạnh Phủ Lạng Thương, không dữ dằn, cuồn cuộn như sông Đà, sông Lô hay mênh mang như sông Hồng, trầm mặc như sông Hương, nhưng lại rất nên thơ, nên nhạc và chứa đầy trầm tích lịch sử, văn hóa.

Lục Ngạn không chỉ có trái ngọt

Từ lâu, Lục Ngạn (Bắc Giang) được du khách gần xa biết đến là vùng đất bốn mùa trái ngọt. Đến Lục Ngạn, du khách còn có dịp ghé thăm cây thị ngàn năm tuổi, làng nghề truyền thống Thủ Dương, du ngoạn hồ Khuôn Thần thả mình cùng những làn điệu dân ca dân tộc Nùng, Sán Chí... 

Từ Hà Nội theo Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, du khách tới TP Bắc Giang rẽ phải theo quốc lộ 31 chừng 40km là tới thị trấn Chũ (Lục Ngạn). Thời điểm này, vải đang vào mùa đậu quả. Vải thiều sinh trưởng nhanh, lớn trông thấy hằng ngày. Khi tiếng chim tu hú gọi bầy là đến mùa thu hoạch (khoảng cuối tháng Tư, đầu tháng Năm âm lịch). 


Vải thiều Lục Ngạn đang vào mùa đậu quả.

Độc đáo văn hóa người Dao Bắc Giang

Dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 10 nghìn người cư trú tại 4 huyện miền núi: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế. Trong đó, người Dao tập trung nhiều nhất tại huyện vùng cao Sơn Động.
Trước đây, đồng bào Dao sống du canh, du cư nay đã định canh, định cư ổn định. Dù cuộc sống thay đổi song phong tục, tập quán, nét sinh hoạt của người Dao vẫn giữ được bản sắc văn hóa đặc trưng của mình. Hiện đồng bào Dao luôn đoàn kết với đồng bào các dân tộc trong tỉnh, cùng chung tay xây dựng cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

Phụ nữ bản Na Lang, xã Phong Minh (Lục Ngạn) bảo tồn trang phục truyền thống.

Hội cướp cầu đình Nội

Đình Nội ở xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang) nằm trong hệ thống di tích Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế ở Bắc Giang đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Ngôi đình không chỉ nổi tiếng xứ Kinh Bắc về nghệ thuật chạm khắc tinh tế, nơi ghi dấu cuộc khởi nghĩa của những người nông dân áo vải mà còn được nhiều người biết đến với lễ hội cướp cầu độc đáo.

Hai đội chơi giành cầu.

Lễ hội truyền thống xưa được tổ chức quy mô với nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian hấp dẫn. Lễ vật dâng cúng Thánh trong lễ hội được quy định theo hương ước làng. Vật phẩm gồm: Lợn đen tuyền, gà cánh phượng, cây xôi, cây quấn.