27 thg 2, 2019

Làng nồi của những bàn tay tài hoa

Mặc cho bao phát triển của công nghệ hiện đại và cuộc sống xô bồ bên ngoài, làng nồi Trù Sơn vẫn giữ bản sắc riêng bên những bàn xoay của đất, những lò nung truyền thống và những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân. 

Làng nồi Trù Sơn (Đô Lương) nổi tiếng với những chiếc nồi đất được làm thủ công đẹp mắt. Người làng nồi gắn với công việc tỉ mỉ của đất, nước và lửa từ nhiều thế hệ. Ảnh: Hải Vương 


Dưới bàn tay tài hoa của người Trù Sơn, những chiếc nồi đất đều đặn ra đời, trở thành sản phẩm nổi tiếng toàn quốc và được xuất khẩu sang các nước bạn. Ngày trước, đất sét nguyên liệu được lấy từ ruộng, nay do nhu cầu sản xuất lớn, người dân Trù Sơn dùng đất lấy trên đồi. Ảnh: Hải Vương 

Bà Nguyễn Thị Hoàng năm nay đã 80 tuổi nhưng vẫn đi làm thuê cho xưởng nồi. Dù tuổi đã cao nhưng tay nghề của bà Hoàng chưa hề mai một, mỗi tháng bà đi làm đều đặn 30 ngày, làm ra từ 2000-3000 chiếc nồi đất. Ảnh: Hải Vương 

Cũng giống như bà Hoàng, bà Nguyễn Thị Khánh dù bước sang tuổi 83 vẫn giữ nghề truyền thống. Người dân Trù Sơn đã gắn bò với nghề làm nồi từ nhiều đời. Những người phụ nữ như bà Hoàng, bà Khánh bắt đầu làm nghề từ năm 20 tuổi. Ảnh: Hải Vương 

Tình yêu với đất nung được truyền qua từng thế hệ. Những đứa trẻ Trù Sơn lớn lên hàng ngày với những chiếc bàn xoay và bàn tay khéo léo của bà, của mẹ. Ảnh: Hải Vương 

Nồi Trù Sơn nổi tiếng bởi chất lượng tốt, mẫu mã đơn giản nhưng đẹp mắt. Từ một sản phẩm theo những gánh xe hàng rong đi khắp các làng quê, nay nồi đất Trù Sơn đã trở thành hàng sản xuất đặt hàng. Ảnh: Hải Vương 

Có thể nói, những chiếc nồi, chiếc vung tròn này đã trở thành một phần máu thịt của Trù Sơn. Ảnh: Lê Thắng 

Mặc cho nhịp sống hối hả và danh tiếng của làng nghề, Trù Sơn vẫn còn đó bóng dáng của một làng quê yên ả, thanh bình và vẻ đẹp lao động truyền từ đời này qua đời khác. Ảnh: Hải Vương 

Ảnh: Hải Vương, Lê Thắng - Nội dung: Hà Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét