20 thg 1, 2018

Một chiều đông dạo Bãi Xép Phú Yên

Kể từ sau thành công của bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", Bãi Xép - Gành Ông, Phú Yên trở nên nổi tiếng và đến nay vẫn chưa hết hot.

Bãi Xép - Gành Ông nằm ở xã An Chấn, huyện An Tuy, tỉnh Phú Yên, là một trong những bối cảnh chính trong bộ phim truyền hình này. 

Du khách đến đây không chỉ tham quan ngắm cảnh ở Gành Ông tuyệt đẹp, mà còn dạo chơi tắm biển bãi Xép đầy hoang sơ. 

18 thg 1, 2018

Chùa Sư Muôn - Hùng Long tự

Hầu hết các tour du lịch Phú Quốc đều có một điểm đến là chùa Sư Muôn, tức Hùng Long tự. Có vài lý do khiến ta nên đến đây, nhưng có một lý do... trật lất (thường được các hướng dẫn viên vốn không phải dân Phú Quốc, nói bô lô ba la): Đây là ngôi cổ tự, ngôi chùa đầu tiên được xây dựng trên hòn đảo này.

Hùng Long tự, ngôi chùa không cổ, kiến trúc cũng khá bình thường

Giếng nghìn năm tuổi và người gánh nước thuê lâu nhất ở Hội An

Cụ Nguyễn Đường hiện đã 90 tuổi vẫn ngày ngày gánh nước ở giếng Bá Lễ, phố cổ Hội An. 

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thông tin & Du lịch Quảng Nam, giếng Bá Lễ được người Chăm xây dựng từ trước thế kỷ 10, có độ sâu khoảng 12 m, diện tích khoảng 10 m2. Hiện tại, giếng nằm trong một con ngõ nhỏ trên đường Phan Chu Trinh (phường Minh An, TP Hội An), gần lối vào phố cổ.

Giống như thánh địa Mỹ Sơn, chất kết dính các mảng gạch của giếng cũng được làm từ chất liệu bí ẩn. Hàng thế kỷ đã đi qua, giếng không hư hỏng, mạch nguồn nước vẫn trong vắt, dồi dào và trở thành điểm thu hút du khách khắp nơi với sự kỳ bí này.

Giếng cổ Bá Lễ còn lại ngày nay. Ảnh: Sophia. 

Khu biệt thự cổ giữa rừng thông Đà Lạt

Những biệt thự cổ mang kiến trúc Pháp gần 100 năm tuổi nay thuộc khu nghỉ dưỡng Ana Mandara Villas Dalat là chốn dừng chân yêu thích của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài mỗi lần ghé thăm Đà Lạt.

Thấp thoáng trong không gian trên sườn đồi, ánh nắng chiều đổ bóng thông ngàn càng tô điểm thêm vẻ đẹp cổ kính đến huyền hoặc của những căn biệt thự cổ nằm trên đường Lê Lai, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng (nên còn gọi là khu biệt thự Lê Lai - PV). Cách trung tâm thành phố không xa, song khu biệt thự lại được sở hữu không gian tĩnh lặng riêng biệt. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm phố phường Đà Lạt phía trung tâm, hay cũng có thể nhìn qua thung lũng đầy hoa ngay ngoại ô Đà Lạt theo một hướng khác.

Trải qua gần 1 thế kỷ, khu biệt thự Lê Lai còn được coi là chứng nhân lịch sử của một Đà Lạt thuở sơ khai. Ngoài những nét kiến trúc cổ độc đáo, những vật dụng sinh hoạt còn lại trong các căn biệt thự gợi nhớ về cuộc sống xa hoa của giới thượng lưu Pháp vào đầu thế kỷ 20 tại Đông Dương như: công tắc đèn, sàn lát gỗ, hệ thống cửa sổ được làm bằng gỗ quý, lò sưởi…

Khu biệt thự cổ Lê Lai nằm yên bình trên một khu đồi gần trung tâm Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Tư liệu

Cổng chào hình vòm đặc trưng kiến trúc Pháp thể hiện nét kiến trúc cổ kính của khu biệt thự cổ Lê Lai. Ảnh: Nguyễn Vũ Thành Đạt

Làng lụa Hội An

Xứ Quảng là quê hương của nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó không thể không nói đến những làng lụa ở hạ lưu sông Thu Bồn. Nghề ươm tơ dệt lụa “một thời vang bóng”, nay đang hồi sinh, tìm lại vị trí, thương hiệu của mình bởi sự ra đời của làng lụa Hội An bên thềm đô thị cổ - di sản văn hóa thế giới.

Dòng sông lụa mượt mà


Từ thế kỷ XVI - XVIII, những bậc tiền nhân khai khẩn đã sớm nhận ra đất xứ Quảng rất phù hợp với nghề trồng dâu, nuôi tằm. Làng lụa bên sông Thu Bồn gắn liền với sự tích Bà chúa Tàm tang Đoàn Quý Phi và Thế tử Nguyễn Phúc Loan. Xuất thân từ một cô gái làm nghề trồng dâu nuôi tằm, sau khi trở thành Quý Phi của chúa Thượng, bà đã khuyến khích nông dân các phủ Điện Bàn, Thăng Hoa lúc bấy giờ chú trọng phát triển nghề nuôi tằm dệt lụa, nhờ đó mà nghề tằm tang - dệt lụa ở xứ Đàng Trong có điều kiện mở mang. Sản phẩm tơ lụa Quảng Nam lúc đó chuyên cung cấp cho vua chúa và giới quý tộc hoặc xuất khẩu đi nước ngoài. 

Kéo kén. Ảnh: Trần Tấn Vịnh 

Cây mây trong đời sống của người Cơ Tu

Cũng như các dân tộc thiểu số khác sinh sống lâu đời ở khu vực núi rừng Tây Bắc, Tây Nguyên… cây mây chiếm một vị thế quan trọng trong sinh hoạt, đời sống, ẩm thực, văn hóa… của người Cơ Tu sinh sống trên dãy Trường Sơn.

Cây mây trong đời sống sinh hoạt


Mây thường mọc ở các khu rừng âm u trên dãy Trường Sơn với hàng chục loài mây (C’ree) như: mây song, mây nước, mây voi, mây cám… Mây mọc thành bụi, có dây mây mọc dài đến vài chục mét. 


Vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ của đầm Vân Long

Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Khu bảo tồn này nằm ở phía Đông Bắc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Được đưa vào khai thác du lịch từ năm 1998 và hiện là một trọng điểm du lịch của Quốc gia Việt Nam.

Từ năm 1960, một tuyến đê dài hơn 30 km được đắp bên phía tả ngạn để trị thủy sông Đáy, biến Vân Long thành một vùng đất ngập nước rộng 3.500 ha, kéo những loài chim di trú dừng chân kiếm ăn trên đường tránh rét. Những quả núi bị cô lập thành những đảo đá giữa thung nước mênh mông đã "tình cờ" trở thành cứu cánh cho nhiều loài động, thực vật thoát khỏi bàn tay triệt phá của con người. 

Vẻ đẹp hoang sơ ở đầm Vân Long. 

17 thg 1, 2018

Đà Lạt bừng sáng mùa mai anh đào

Một tháng trước Tết Mậu Tuất 2018, du khách kéo đến Đà Lạt đông nghịt. Họ du xuân sớm chăng? Không hẳn. Lý do là để 'say đắm' với mai anh đào nở rộ. 

Mai anh đào Đà Lạt - Ảnh: Quốc Huy

'Mùa xuân sang có mai anh đào'

Những ngày này ở TP Đà Lạt, dưới những tán hoa mai anh đào, nhiều du khách say sưa chụp hình cho mình, chụp hình những cây hoa.

Nhiều du khách chúng tôi gặp và trò chuyện đã không ngại thổ lộ rằng họ đến Đà Lạt "rất gấp gáp", chỉ chờ một dòng tin nhắn: "Mai anh đào đã nở" là lên đường để kịp ngắm hoa trong cái nắng lạnh thi vị của chốn cao nguyên.

Về Hậu Giang ăn cháo lòng Cái Tắc

Đến thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A - Hậu Giang), chúng tôi không khỏi cảm giác háo hức thưởng thức món cháo lòng. 

Cháo lòng Cái Tắc. Ảnh: Hoàng Thám

Chị Nguyễn Ngọc Thúy, chủ một quán cháo lòng có từ năm 80 của thế kỷ trước, tọa lạc trên quốc lộ 61, là một phụ nữ trạc năm mươi tuổi ngoài. Chị cười khi được chúng tôi hỏi vì sao cháo lòng ở Cái Tắc nổi tiếng.

Hoa mận trái mùa e ấp bên non

Hoa mận trái mùa. Ảnh. Hoàng Huế 

Mộc Châu, bất chấp sương giá, hoa dại tím hồng vẫn nở khắp các sườn đồi, chân núi, trạng nguyên đỏ rực khoe sắc ven đường và những cánh hoa mận trái mùa tinh khôi sắc trắng. 

Mộc Châu, điểm đến thu hút du khách gần xa của Tây Bắc. Những ngày đông giá, Mộc Châu dường như càng e ấp, càng dịu dàng trong giá rét, trong hơi thở của những đám sương quấn quýt cành lá không chịu tan theo ánh nắng lạc mùa. Không phải mùa chính của hoa mận, nhưng vẻ đẹp dịu dàng, tinh khiết đó lại ru lòng người mê say. 

Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu

Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu (phường An Hải Tây, quận Sơn Trà) được biết đến không chỉ là ngôi nhà thờ của một làng rộng lớn, có lịch sử lâu đời trên đất Đà Nẵng, mà đây còn là nơi tế tự một nhân vật lịch sử nổi tiếng của quê hương An Hải. Đó là Thoại Ngọc Hầu - Nguyễn Văn Thoại, một danh tướng lừng lẫy trong Nam ngoài Bắc, được dân Châu Đốc, An Giang tôn kính như một vị thần.

Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu hoàn thành việc nâng cấp, xây dựng vào cuối tháng 3-2009 trong khuôn viên rộng 4.250 m2 với kinh phí gần 7 tỷ đồng. 

Chiếc gùi trong cuộc sống của đồng bào vùng cao

Chiếc gùi (còn gọi là bế) là vật dụng quen thuộc, biểu trưng cho nét văn hóa truyền thống của các đồng bào dân tộc ở miền Tây Nghệ An. Cuộc sống ngày nay đã có nhiều thay đổi nhưng chiếc gùi vẫn là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình vùng cao. Nghề đan gùi, vì vậy đang tìm thấy chỗ đứng. 

Để có được một chiếc gùi, người đan phải trải qua rất nhiều công đoạn như: chọn nguyên liệu, xử lý nguyên liệu, chọn mẫu và tiến hành đan. Ảnh: Hồ Phương 

Độc đáo bia cổ bốn mặt chữ ở Nghệ An

Tồn tại hơn 300 năm, bia đá Kiên Nghĩa tại đền thờ Trần Hưng Nhượng ở xóm Xuân Hòa, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương được xem là tấm bia cổ độc đáo, có giá trị lớn trong nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật. 

Bia Kiên Nghĩa nằm trong khuôn viên đền thờ Trần Hưng Nhượng thuộc cụm di tích đền thờ Quận công Trần Hưng Học – Trần Hưng Nhượng ở xã Thanh Xuân (Di tích lịch sử Quốc gia từ năm 1996). Ảnh: Huy Thư 

16 thg 1, 2018

Về Cái Mơn, thăm quê Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên

Tuy còn nhiều tranh luận xung quanh cuộc đời và sự nghiệp, nhưng người dân Bến Tre vẫn xem ông là niềm tự hào xứ sở. Vì vậy, không chỉ lưu giữ cái sẵn có, nhiều nơi còn lập mới nhiều công trình... 

Xứ Cái Mơn được biết đến như thủ phủ hoa kiểng, cây giống nức tiếng, nhưng vẫn giữ được nét hồn nhiên, mộc mạc của làng quê đặc chất Nam bộ với hình ảnh những con đường quê nho nhỏ vắt mình qua những vườn cây xanh, quả ngọt. Và người dân chân chất nơi đây thì luôn rộng mở tấm lòng hiếu khách.

Trương Vĩnh Ký, còn được gọi là Pétrus Ký, sinh ngày 6.12.1837 tại làng Cái Mơn (huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh-Long - nay là xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre) được xem như nhà bác học bách khoa bởi sự hiểu biết sâu rộng hiếm có. Ông là 1 trong số 18 nhà bác học danh giá nhất thế giới trong cuộc bầu chọn Toàn cầu bác học danh gia năm 1874, khi mới ngoài 30 tuổi.

Khám phá bí mật trong nhà thờ Mằng Lăng

Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc cổ xưa, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

Nằm ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ lâu đời nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam

Ba nhà thờ ở Huế tuyệt đẹp

Ba nhà thờ ở Huế có kiến trúc tuyệt đẹp này là địa điểm du khách không thể bỏ qua nếu tham quan Cố đô dịp Giáng sinh.

Tọa lạc ở phường Phú Nhuận - thành phố Huế, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế là nhà thờ nổi tiếng bậc nhất ở Huế. Đây cũng là một trong những nhà thờ Công giáo tráng lệ nhất ở Việt Nam. Công trình được xây dựng từ năm 1959 - 1962 theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc.

15 thg 1, 2018

Trương Tấn Bửu

Trương Tấn Bửu là một trong Ngũ hổ tướng của nhà Nguyễn (gồm Lê văn Duyệt, Trương Tấn Bửu, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn văn Trương, Nguyễn văn Nhân). Ông đã từng có thời gian làm tổng trấn, phó tổng trấn Gia Định thành (thời đó, Gia Định thành gần như toàn cõi Nam bộ). Ông mất năm 1827, vua Minh Mạng ban cho hai ngàn quan tiền và năm cây gấm tống cẩm để giúp làm việc tang lễ. Đích thân tả quân Lê Văn Duyệt coi lo việc chôn cất Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu và xin cấp tự điền (ruộng đất để thờ tự) và người giữ mộ. Lăng Trương Tấn Bửu gồm ngôi mộ và một đền thờ trong khuôn viên rộng hơn 2.300 m2 có tường rào bao bọc, nay nằm trên đường Nguyễn thị Huỳnh, Phú Nhuận.



Vang danh đặc sản cua Năm Căn - Cà Mau

Huyện Năm Căn (Cà Mau) có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có nhiều lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh con tôm, một loại thủy sản khác cũng đã khẳng định được thương hiệu và hiệu quả kinh tế là con cua.

Nuôi cua sinh thái 


Cua Cà Mau hầu hết được nuôi thâm canh theo hướng tự nhiên, sinh thái trong các vuông tôm, kết hợp với rừng và các loài thủy sản khác. Đặc biệt, huyện Năm Căn là vùng ven biển, có hệ sinh thái đa dạng nên đất và nước màu mỡ. Bên cạnh đó, môi trường khí hậu ổn định nên tạo được lượng thức ăn tự nhiên dồi dào cho con cua phát triển nhanh, thịt cua ngon hơn những vùng khác. 

Người dân thu hoạch cua biển trong vuông tôm. Ảnh: Chúc Ly 

Ngon ngọt mực một nắng Phú Yên

Một trong số những đặc sản của Phú Yên mà khách du lịch không thể bỏ qua là mực một nắng do ngư dân đánh bắt và sơ chế. 

Để mực một nắng được thơm ngon, ngư dân phải rửa mực bằng nước biển, sau đó đem phơi ở nơi nhiều ánh nắng, nắng to.

Quan trọng nhất là mực chỉ phơi "đủ 1 nắng”, thông thường nếu gặp trời nắng gắt người dân có thể phơi khoảng 2 đến 3 tiếng cho mực vừa se lại, sờ không dính tay trước khi đi vào chế biến các món ăn khác nhau hay làm quà biếu... 

Mực một nắng nướng chấm tương ớt là món khoái khẩu. Ảnh: Văn Hào 

Sò huyết đầm Ô Loan - đặc sản Phú Yên

Những đặc sản làm nên thương hiệu của vùng đất Phú Yên phải nhắc đến mắt cá ngừ đại dương và sò huyết, trong đó sò huyết đầm Ô Loan là “danh bất hư truyền” khó nơi nào có thể sánh bằng.

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, Phú Yên không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp của miền Trung mà còn là nơi có nguồn lợi thủy hải sản đa dạng, phong phú như tôm, cua, cá, ghẹ, sứa, hàu … Nhưng thứ làm nên thương hiệu của cùng đất này lại là mắt cá ngừ đại dương và sò huyết. Trong đó, sò huyết đầm Ô Loan là một trong những đặc sản “danh bất hư truyền” của vùng đất Phú Yên mà khó nơi nào có thể sánh bằng.


Ảnh: Văn Hào 

Nhà thờ đẹp nhất vùng sông nước miền Tây

Chúng tôi rất ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến sự uy nghi, hoành tráng, tĩnh lặng của ngôi nhà thờ được nhiều người đánh giá là đẹp, cổ kính bậc nhất miền Tây.

Thánh đường họ đạo Mặc Bắc. 

Bà Trần Thị Vĩnh, ngụ TP Hồ Chí Minh nhận xét khi đến đây: “Nhà thờ này có lối kiến trúc rất đẹp, độc đáo và có nét tương đồng như nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn lại có diện tích rộng lớn, nhiều công trình phụ, bóng cây xanh, thật xứng đáng là kỳ quan miền Tây sông nước…”

Khám phá nhà thờ Nhọn nổi tiếng ở Quy Nhơn

Điểm đặc biệt của nhà thờ Chính tòa Quy Nhơn là tháp chuông nhọn hoắt như đầu chiếc bút chì. Đây là lý do người dân địa phương gọi là nhà thờ Nhọn.

Nằm ở số 122 Trần Hưng Đạo, Nhà thờ chính tòa Qui Nhơn hay có tên nhà thờ Nhọn là công trình kiến trúc độc đáo

Thăm di tích chiến tranh giữa lòng Hà Nội

Có lẽ hồ Hữu Tiệp ở Hà Nội là di tích chiến tranh duy nhất trên thế giới có chứa xác một "pháo đài bay" B-52 của Mỹ.

Di tích chiến tranh Hồ Hữu Tiệp là một hồ nước nhỏ nằm giữa làng hoa Ngọc Hà nổi tiếng của đất Hà thành xưa. Sẽ không có nhiều người biết đến hồ nước này, nếu không có một sự kiện xảy ra vào đúng 45 năm trước

14 thg 1, 2018

Mười năm không gặp, tưởng tình đã cũ...

Tôi đến Phú Quốc lần đầu năm 2007. Chuyến đi ấy để lại nhiều kỷ niệm ngọt ngào vì đi cùng những người bạn thân thiết: anh Phạm Đình Quát, anh Lê Hoàn, anh Lê Hồng Đức, anh Hà Duy Thiện... Những người bạn mới quen thì rất nặng tình với Phú Quốc, giúp tôi hiểu và yêu hơn hòn đảo xanh này: anh Trần Kiêm Đính, cha con bạn Trịnh Công Phát... Anh Trần Kiêm Đính không phải dân Phú Quốc, mà là dân Cần Thơ nhưng là người rất quan tâm đến việc phát triển du lịch ở miền Tây Nam bộ, đặc biệt là Phú Quốc.


Bãi biển Phú Quốc, năm 2007

Đi Mộc Châu, tận hưởng nét vẽ thác Tát Lau

Thác Tát Lau. Ảnh. Hoàng Huế 

Mộc Châu, mỗi mùa một loại hoa khoe sắc. Mộc Châu, đi chỗ nào cũng thấy cảnh sắc tươi đẹp, từ một thác Dải Yếm đẹp tựa nàng thơ của xứ Mộc đến thác Tát Lau, đẹp như một nét vẽ giữa bát ngát núi đồi.

Thác Tát Lau nằm ngay cạnh con đường chính dẫn ra cửa khẩu Lóng Sập, nằm giữa một vùng đồi rộng bao la.

Tát Lau là tên theo tiếng Thái, được đặt tên theo đặc điểm của khu thác. Thác nằm trong khu vực xã Bó Sập, nơi đa số là đồng bào người Thái sinh sống. Xưa, giữa một vùng cỏ lau tươi tốt có một con thác ngày đêm rì rào, bà con người Thái lấy luôn đặc điểm này đặt tên thác, có nghĩa là dòng thác ở giữa rừng lau. Nhưng hiện nay, bà con ở Bó Sập đã cải tạo lại khu thác, xây dựng thêm một số hạng mục, xây cầu đi dọc theo các sườn thác, các khu chòi ngắm cảnh, phó bỏ cỏ lau để trồng hoa, tạo cảnh quan hòa trộn nét hiện đại và nét mộc mạc của thác. 


Dốc 79 Đạ Tẻh - cung đường đo sự gan góc của phượt thủ

Dốc cao thẳng đứng, đường đi gian nan, hiểm trở - đó là con dốc 79 ở Đạ Tẻh, Lâm Đồng - địa danh dân mê phượt nên khám phá ít nhất một lần.

Hành trình khám phá cung đường nổi danh với mức độ hiểm trở này, điểm xuất phát là thị trấn Madagui (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng), đi đường ĐT21 đi 15km rồi rẽ phải đến một con đường hẹp nhỏ đối diện với Trường Tiểu học Triệu Hải. 

Ảnh: Nam Phạm 

Đặc sản chuối khô Cà Mau

Những ngày này, hàng trăm hộ làm nghề ép chuối khô ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau lại tất bật chuẩn bị hàng để phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Làng chuối khô tại xã Trần Hợi có tuổi thọ gần 100 năm 

Nhà thờ đá cổ “độc đáo nhất Đông Dương” ở xứ Nghệ

Nhà thờ đá Bảo Nham được xây vào cuối thế kỷ 19 ở Nghệ An, từng được người Pháp mệnh danh là nhà thờ "độc đáo nhất Đông Dương".

Ngoài nhà thờ đá Phát Diệm ở Ninh Bình, ít ai biết rằng, Nghệ An cũng có một nhà thờ đá cổ rất đẹp. Đó là nhà thờ đá Bảo Nham, tọa lạc tại xã Bảo Thành, huyện Yên Thành

Vị trí đặc biệt của ngôi mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng

Ngôi mộ của cụ Huỳnh Thúc Kháng hướng ra một khoảng không gian rộng mở, bao quát toàn cảnh thành phố Quảng Ngãi với dòng sông Trà Khúc vắt ngang...

Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) là nhà yêu nước lỗi lạc của Việt Nam trong giai đoạn thực Pháp đô hộ. Sau khi mất, cụ được an táng trên đỉnh núi Thiên Ấn (xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi), ngọn núi được coi là biểu tượng của đất Quảng Ngãi.

13 thg 1, 2018

Chuột đồng chiên xả ớt và lươn um rau ngổ ở Cà Mau

Lươn um rau ngổ, chuột đồng chiên xả ớt là những món ăn đặc sắc của Cà Mau mà bất cứ du khách nào đến miền Tây sông nước cũng muốn thưởng thức.

Chuột đồng chiên sả ớt 


Chuột đồng từ lâu đã là món ăn đặc sản của người miền Tây sông nước. Người dân nơi đây có thể chế biến chuột đồng thành nhiều món ăn như chuột sấy khô, chuột khìa, chuột chiên... Du khách đến Cà Mau thường thích thú với món chuột đồng chiên sả ớt, món ăn rất dễ đưa cơm với hương vị khác lạ. 

Chuột đồng chiên xả ớt là một trong những món ăn đặc sắc của ẩm thực miền Tây. Ảnh: I.T 

Không chỉ có kẹo dừa, Bến Tre còn có chuối sáp độc đáo

Bổ dọc quả chuối sáp sẽ thấy rãnh mật vàng óng ở giữa; thịt chuối vàng như nghệ, dẻo quánh và ngọt đậm đà. Đây chính là thức quà vặt nhất định bạn phải thử khi tới thăm xứ sở dừa Bến Tre.

Từ lâu Bến Tre đã nổi tiếng với danh xưng “xứ dừa” nên không có gì lạ khi người dân nơi đây đã sáng tạo ra nhiều mặt hàng độc đáo từ loài cây này. Nhưng đến đây, du khách sẽ còn được thưởng thức nhiều món ăn dân dã mộc mạc được coi là sản vật của xứ sở này, điển hình như chuối sáp - một món ngon độc đáo.

Chuối sáp từ lâu cũng theo chân người dân xứ dừa, len lỏi tới các thành thị trong cả nước, đặc biệt là ở TP.HCM và những tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ở Bến Tre, du khách sẽ rất dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong, bên trên xếp đầy những nải chuối sáp. Thoạt nhìn, chuối sáp không có gì bắt mắt bởi "ngoại hình" không đẹp. Những nải chuối ngắn, màu vàng nhạt dân dã mộc mạc, hồn hậu như chính con người ở mảnh đất nơi đây. 

Món ăn từ dơi - đặc sản của dân nhậu miền Tây

Nhiều thực khách sẽ "khóc thét" khi thấy cách chế biến dơi của người dân miền Tây, nhưng rồi sẽ bị "đốn tim" bởi những món ăn này mang hương vị đậm đà, thịt ngọt, bổ dưỡng và kích thích vị giác.

Miền Tây là nơi quanh năm có nhiều hoa thơm quả ngọt nên mảnh đất này cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi: dơi quạ, dơi sen, dơi chó, dơi hương…

Người dân miệt sông nước chỉ sử dụng hai loại dơi chính dơi sen và dơi quạ để chế biến món ăn. Dơi quạ là dơi đen và to con hơn, dơi sen màu lông chuột. Hai loại dơi này đều xấu và hôi nhưng dơi bắt được ngửi càng hôi thì thịt lại càng thơm và trở thành món nhậu ngon trứ danh của người dân nơi đây.

Loài dơi thường sống thành bày đàn. Ảnh: VTV 

Thăm chùa Chuông - "đệ nhất danh thắng" của Hưng Yên

Ngôi chùa cổ kính giữa phồn hoa đô thị Hưng Yên được gọi là “Phố Hiến đệ nhất danh thắng”.

Huyền sử chùa Chuông kể rằng: Trong một trận đại hồng thủy, một chiếc bè có một quả chuông vàng đã dạt vào nơi đây. Không ai nhấc được chuông lên, chỉ khi vị sư trụ trì trong chùa chọn 10 nam trung, nữ trinh mới chấc được chuông lên. Dân làng xây tháp để treo chuông trong chùa.

12 thg 1, 2018

Bưng Mua

1.
Theo tự điển phương ngữ Nam bộ của Nam Chi Bùi Thanh Kiênbưng là từ tiếng Khmer péang, có nghĩa là: Vùng đất trũng thấp, nước đọng nhưng không quá sâu. Nơi đây, có nhiều tôm cá và mọc lên những loại cây thấp như sậy, đế, đưng, năn, lác. Người ta phải phát sạch để trồng lúa.


Ngoài ra, người ta còn hiểu bưng như là vùng hoang vu, căn cứ kháng chiến (thí dụ như: đi vô bưng, bưng biền...).

Mua là tên một loại hoa màu tím, khá giống với hoa sim. Một người ít gặp 2 loại hoa này như tui thì khó phân biệt được, mặc dù cùng với hoa sim thì hoa mua cũng được nhắc đến trong rất nhiều bài thơ, bài hát. 

Ngược thuyền về với tuổi thơ 
Bến sông vẫn tím đôi bờ hoa mua 
"Hoa mua ai bán mà mua" 
Để tôi vớt lá tìm mùa thu xa?
(Thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn)

Hoa mua. Ảnh: Góc Quảng Trị

Vịt nấu chao - món ăn nhất định phải thử khi đến Cần Thơ

Vịt nấu chao ngọt, thịt thơm mềm với hương vị độc đáo là món ăn nhất định bạn phải thử khi đến vùng sông nước Cần Thơ.

Vịt nấu chao - một loại đậu phụ lên men là món ăn đặc trưng của miền Tây sông nước và đặc biệt là món ngon trứ danh ở Cần Thơ. Rất nhiều quán ăn kinh doanh món vịt nấu chao này với rất nhiều kiểu nấu riêng biệt và công thức gia vị gần như hoàn hảo.

Du khách đến Cần Thơ cũng rất thích thú với món ăn này, chỉ cần một lần gọi món vịt nấu chao dạng lẩu, ngửi qua mùi hương và nếm thử một chút vị thì sẽ thấy vô cùng hấp dẫn. 

Vịt nấu chao là món ăn nổi tiếng ở Cần Thơ. Ảnh: Foody 

Ba món ngon của người Ê đê

Lẩu lá rừng, canh cà đắng hay măng nướng xào vêch bò thường được người Ê đê dùng đãi khách phương xa. 

Canh cà đắng

Cà đắng là loại trái thường mọc hoang trên nương rẫy. Cây có gai, trái mọc quanh năm, có vị đắng giống cà pháo nhưng nhỏ trái hơn. Hầu như nhà của người Ê đê nào cũng có loài cây này. Họ dùng cà nhiều trong các bữa cơm gia đình, trong số đó có món canh nấu với cá trích.

Nổi canh cà đắng nấu với cá trích. Ảnh: Joymark. 

Hoa anh đào Nhật Bản nở rộ giữa lòng hồ ở Điện Biên

Đảo hoa nằm trong hồ Pá Khoang với hàng trăm cây anh đào đang nở là địa chỉ lý tưởng cho những người yêu thích loài hoa này. 

Cách trung tâm thành phố Điện Biên khoảng 20 km, hồ Pá Khoang thuộc huyện Điện Biên, nằm kề quốc lộ 279. Nơi đây thu hút du khách với đảo nhỏ nằm ngay trung tâm hồ. 

Thăm ngôi chùa cổ nằm trên hòn đảo nổi tiếng Hội An

Chùa Hải Tạng ở đảo Cù lao Chàm có từ thế kỷ 18, là một điểm tham quan không nên bỏ qua trên hành trình khám phá các di sản miền Trung

Nằm trên đảo Cù lao Chàm, thuộc TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, chùa Hải Tạng là một chùa cổ mang nhiều giá trị đặc sắc về lịch sử và kiến trúc của Việt Nam

Giếng đá cổ đẹp nhất xứ Thanh

Giếng đá cổ lăng Quận Nghi là một công trình xưa nay hiếm thấy, có lẽ không chỉ của xứ Thanh mà của cả Việt Nam.
'
Trong khuôn viên của lăng mộ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi (lăng Quận Nghi) ở xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa tồn tại một giếng đá cổ tuyệt đẹp với tuổi đời gần 5 thế kỷ

Măng rừng, đặc sản của vùng cao Tây Bắc

Mùa này, tiết trời chuyển sang đông, người vùng cao Tây Bắc đeo gùi lên núi hái măng rừng.

Các địa điểm ở vùng Tây Bắc vốn nổi tiếng có nhiều măng rừng như Mộc Châu (Sơn La); Mù Cang Chải, Nghĩa Lộ, Trạm Tấu (Yên Bái); Mai Châu (Hòa Bình; Bảo Yên, Sa Pa (Lào Cai)….

Ấn tượng khi trải nghiệm đỉnh Mã Pì Lèng

Xuân sắp về, cung đường trên đỉnh Mã Pì Lèng, một trong “Tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi phía Bắc sẽ mang đến cho bạn bao điều trải nghiệm.

Đèo Mã Pì Lèng là con đèo nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Người Mông ở đây vẫn thường hay gọi nghĩa của từ Mã Pì Lèng- con đèo hùng vĩ và hiểm trở bậc nhất là “sống mũi con ngựa” hay “sống mũi con mèo”

11 thg 1, 2018

Nhà thờ Cái Bè - người mới thăm chốn xưa

Khi kể tên những ngôi nhà thờ đẹp nhất miền Tây Nam bộ, hầu hết các trang web đều kể đến nhà thờ Cái Bè. Có trang còn gọi là ngôi nhà thờ cổ nữa, nhưng má tui sinh ra ở Cái Bè năm 1940, khi bà lớn lên thì ngôi nhà thờ này hãy còn... mới tinh, vì nhà thờ Cái Bè được xây dựng khoảng những năm 1930. Vậy đâu phải nhà thờ cổ?


Nhà ngoại ở trong chợ Cái Bè, bên dòng sông. Bên này sông là chợ, bên kia sông là nhà thờ Cái Bè. Ngôi nhà thờ luôn ở trong tầm mắt. Ngoại rời Cái Bè năm 1956, má và các cậu, các dì cũng đi theo. Giờ đây hơn 60 năm đã trôi qua, ông bà ngoại và má đã qua đời, các dì, các cậu đã già. Ký ức về quê nhà thuở nào là dòng sông, là chợ Cái Bè, và ngôi nhà thờ vươn cao bên kia sông...

Đậm đà ẩm thực nướng của Tây Bắc

Đồ nướng của Tây Bắc khá phong phú. Mỗi dân tộc, mỗi vùng đất mà bạn đặt chân đến sẽ có một vốn ẩm thực nướng riêng không ai giống ai.

Tây Bắc là vùng đất sinh sống từ bao đời của đồng bào các dân tộc. Nơi đây cũng là những địa điểm du lịch nổi tiếng. Đến với Tây Bắc vào tiết trời mùa thu, du khách được thả hồn mình với cảnh sắc như thể chốn thần tiên và không quên ngồi thư thái bên bếp lửa để thưởng thức những món nướng do đồng bào chế biến.

Đồ nướng của Tây Bắc khá phong phú. Mỗi dân tộc, mỗi vùng đất mà bạn đặt chân đến sẽ có một vốn ẩm thực nướng riêng không ai giống ai. Vì thế, dư vị riêng của mỗi món dễ làm say lòng người thưởng thức. Người Thái nổi tiếng với món cá nướng, cơm lam, người Tày nức tiếng với cá suối nướng, thịt lợn cắp nách nướng, các món lam trong ống nứa, thịt trâu hun khói…

Món cá suối nướng của đồng bào Thái vừa giòn vừa thơm. 

Người Lự ở Bản Hon

Từ thị xã Lai Châu, theo quốc lộ 4D về phía Đông Nam khoảng 20 km, du khách sẽ đến xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Cộng đồng người Lự ở Lai Châu vẫn giữ gìn những sắc thái văn hóa tộc người độc đáo như nghề dệt vải thổ cẩm, cư trú ở nhà sàn, trang phục truyền thống, tục nhuộm răng đen...

Nhà sàn của người Lự


Nhà ở của người Lự là nhà sàn, có 1 chiếc cầu thang lên xuống. Căn nhà luôn có hai mái, mái phía sau ngắn hơn, còn mái phía trước kéo dài xuống che cả hàng hiên và cầu thang lên xuống. Cửa ra vào của nhà chủ yếu mở theo hướng Bắc. Gầm sàn sạch sẽ, hầu hết các gia đình dùng làm nơi để trữ củi khô, khung cửi và một số đồ dùng khác. Bên trong nhà sàn của người Lự thường dành 1 gian giữa để thờ cúng và con dâu trong gia đình không được vào gian này. Nhà bếp thì nối trực tiếp với căn nhà chính, do vậy khi bước chân vào nhà thì thấy ngay nhà ở và nhà bếp là một thể liên hoàn chứ không tách rời nhau.

Kỳ bí những mộ cổ nằm vị trí oái oăm giữa Sài Gòn

Nằm giữa công viên trung tâm, trong sân trường đại học hoặc sở hữu đến hai mặt tiền phố buôn bán... là vị trí "độc" của một số ngôi mộ cổ Sài Gòn.

Ở công viên Tao Đàn, thuộc phường Bến Thành, trung tâm quận 1 (TP.HCM) tồn tại ngôi mộ cổ bề thế, kiến trúc còn khá nguyên vẹn

Bí ẩn về gia tộc "giàu nhất Hà Nội" trong lời kể của những nhân chứng đặc biệt

Trong ký ức của nhiều người có tuổi tại khu phố cổ Hà Nội vẫn còn nhớ đến gia tộc họ Vũ, một trong những dòng họ "trâm anh thế phiệt", giàu có nhất chốn kinh kỳ xưa.

Những lời đồn về gia tộc "giàu nhất" Hà Nội


Nằm gọn trong khu phố Hồng Phúc (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), không ai dám nghĩ đây từng là ngôi nhà của dòng họ nổi danh “địa chủ” giàu có năm xưa. Lớp sơn bạc màu, lan can hoen gỉ, ngôi nhà xập xệ nhuốm màu thời gian chính là nơi ở hiện tại của gia đình họ Vũ. 


Căn nhà nhuốm màu thời gian của gia tộc họ Vũ.

Tòa dinh thự 4 mặt tiền của đại gia Sài Gòn xưa

Căn nhà xây năm 1933 giữa trung tâm thành phố gắn với giai thoại của gia đình vị đại gia giàu nhất nhì Sài Gòn trước đây. 

Dinh thự nằm ở vị trí đắc địa này từng là tài sản của đại gia Nguyễn Văn Hảo (1890-1971), ông trùm buôn bán phụ tùng xe hơi và là chủ của rạp hát lớn nhất Sài Gòn xưa. Công trình được bao bọc bởi 4 con đường: Trần Hưng Đạo, Ký Con, Lê Thị Hồng Gấm và Yersin (quận 1). 

Nhà dài - không gian sống theo chế độ mẫu hệ của người Ê đê

Ngôi nhà dài nhất trong bảo tàng dân tộc học Việt Nam là không gian sống điển hình của một gia đình mẫu hệ ở Đắk Lắk. 


Là người Ê đê, tân Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam H'Hen Niê rất tự hào về nguồn gốc mình. Cô từng chia sẻ người Ê đê sống theo chế độ mẫu hệ và con gái có truyền thống lập gia đình sớm. Khi tìm hiểu về văn hóa Ê đê, bạn không nên bỏ qua kiến trúc nhà dài, nơi phản ánh rõ nét cuộc sống của những người dân như H'Hen Niê suốt hàng trăm năm qua.

Một ngôi nhà dài hơn 40 m của người Ê đê được phục dựng trong vườn kiến trúc của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, là nơi thường xuyên được du khách ghé thăm. Nhà dựng năm 2000 trên cơ sở nhà của gia đình bà H’Đách Êban làm năm 1967 ở Buôn Ky, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 

10 thg 1, 2018

Lăng mộ đặc biệt của hổ tướng nhà Nguyễn giữa SG

Giới nghiên cứu đánh giá, lăng Trương Tấn Bửu - vị hổ tướng nhà Nguyễn là công trình tiêu biểu của kiến trúc lăng mộ đầu thế kỉ 19 ở Gia Định - Sài Gòn.

Nằm ở số 41 Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM, lăng Trương Tấn Bửu là nơi yên nghỉ của Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu, một viên tướng triều Nguyễn được mệnh danh là một trong Ngũ hổ tướng Gia Định

Nguyễn Vỹ - một con người tài hoa

Hội thảo về “Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Vỹ” mới đây đã góp phần giúp giới nghiên cứu và yêu thơ văn hiểu rõ hơn về nhà báo, nhà thơ Nguyễn Vỹ- một con người tài hoa, khí phách của Quảng Ngãi, luôn khẳng khái trong việc chống lại áp bức cường quyền. 

Khi đề cập đến nhà báo, nhà thơ Nguyễn Vỹ (1912 - 1971), nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ông là một con người đa tài; vừa làm thơ, viết văn và viết báo.

Một con người đa tài 


Làm thơ, viết văn, viết báo, ở lĩnh vực nào Nguyễn Vỹ cũng để lại dấu ấn riêng. Ông khởi đầu viết báo ở báo Tiếng Dân (do cụ Huỳnh Thúc Kháng sáng lập). Từ năm 1932 đến năm 1939, ông là trợ bút các báo, tạp chí ở Hà Nội, như: Văn học tạp chí, Hà Nội báo, Đông Tây tạp chí, Đông Phương tuần báo... Ông từng làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút tờ Dân chủ xuất bản ở Đà Lạt, tờ Dân ta, sau này là Phổ thông bán nguyệt san, tuần báo Bông lúa, thiếu nhi Thằng Bờm...


Khi nhớ đến bố, bà Nguyễn Thị Diệu Phương (con gái Nguyễn Vỹ) thường lấy tác phẩm “Tuấn – Chàng trai nước Việt” để đọc.