Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 5, 2023

Độc đáo hội kéo chữ tại Nam Định

Hội hoa trượng (trò kéo chữ) trong lễ hội Phủ Dày, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, là một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời, nhắc nhở con người về truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Cùng với thực hành tín ngưỡng, những sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo, hội hoa trượng góp phần làm phong phú không gian lễ hội, đưa Phủ Dày trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn với du khách.

Đông đảo người dân và du khách thập phương tham quan, trẩy hội Phủ Dầy năm 2023. Ảnh minh họa: Ảnh: Công Luật/TTXVN

26 thg 4, 2023

Về Prăng xem Sơmă Kơcham của người Bahnar

"Sơmă nghĩa là lễ cúng, kơcham nghĩa là cái sân. Sơmă Kơcham là lễ cúng sân". Đây là lễ cúng lớn trong năm, một nét văn hóa rất Bahnar của các làng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đầu nguồn dòng suối Hway (xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai).

Lễ cúng Sơmă Kơcham của người Bahnar tại làng Prăng, xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

Tết Chôl Chnăm Thmây - lễ hội lớn, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer

Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer thường diễn ra vào khoảng giữa tháng tư dương lịch hằng năm, thể hiện ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Năm nay Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra từ ngày 14 đến 16/4/2023 dương lịch.

Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến tặng quà chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đến Hoà thượng Thạch Hà, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau. Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN

Hậu Giang rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Cứ giữa tháng Tư dương lịch hàng năm, bà con dân tộc Khmer lại rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây. Đối với đồng bào Khmer tỉnh Hậu Giang, niềm vui dường như nhiều hơn qua mỗi lần đón năm mới bởi sự phát triển từng ngày của địa phương và cộng đồng dân tộc Khmer.

Niềm vui đón Tết

Người dân xã Vị Bình đến chùa Ratana Paphia Vararam thực hiện nghi lễ đón Tết Chol Chnam Thmay.

22 thg 4, 2023

Tưng bừng Tết té nước của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên

Ngày 14/4, cộng đồng dân tộc Lào sinh sống tại bản Na Sang 1 và Na Sang 2, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã tưng bừng tổ chức Tết truyền thống Bun Huột Nặm (Tết té nước). Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên.

Nghi thức cầu khấn thần linh do bà mo chủ trì cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, sức khỏe dồi dào.

Từ sáng sớm, người dân trong bản Na Sang 1 chọn cho mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, rực rỡ nhất để chơi hội. Những con đường trong bản cũng được trang trí rực rỡ cờ hoa, không khí vui tươi, rộn ràng khắp bản làng. Đến khoảng 7 giờ 30 phút, từng đoàn người với những bộ trang phục lộng lẫy cùng nhau tụ hội về bãi đất trống cạnh bờ sông Nậm Núa để chuẩn bị cho các nghi thức của lễ hội. Những tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Lào do phụ nữ trong bản biểu diễn.

Tái hiện Lễ hội Chá Mùn của đồng bào dân tộc Thái

Lễ hội Chá Mùn được xem là một nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của cộng đồng dân tộc Thái đen (Thanh Hóa) với ước mong được thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi, tươi tốt, sức khỏe dồi dào, bản làng yên vui.

Theo truyền thuyết, xưa kia ở bản làng Mường Lúm đất đai cằn cổi, hạn hán kéo dài, người dân đói khổ, vất vả, thường xuyên bị dịch bệnh, ốm đau triền miên, không có thuốc để chữa bệnh. Để cứu giúp dân làng, đồng bào dân tộc Thái đã cử người lên Mường Trời cầu cứu Pó Then.

Lời kêu cứu của người Mường Lúm đã làm Pó Then động lòng thương xót và ra lệnh mở cổng trời cho quân lính, thần y xuống trần gian diệt trừ tà ma, chữa bệnh cứu giúp dân làng, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, lúa đầy bồ, khoai sắn đầy sân, bản làng yên ấm. Và cứ vào tháng 9 tháng 10 hàng năm, đồng bào dân tộc Thái ở Mường Lúm, xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ hội Chá Mùn. 

Thày mo làm lễ Chá Mùn

Tái hiện Lễ hội cầu an của đồng bào Ba Na tỉnh Gia Lai

Lễ hội cầu an là lễ hội truyền thống có từ ngàn đời của người Ba Na, nhằm cầu mong cho dân làng sức khỏe, ấm no, hạnh phúc.

Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Ba Na làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tái hiện Lễ hội cầu an.

Lễ hội cầu an thường được tổ chức vào các tháng của cuối năm khi dân làng đã thu hoạch hết mùa màng trên rẫy, hoặc tổ chức sau khi dịch bệnh, đau ốm không 
còn xảy ra ở làng nữa.

Trong ngày lễ chính thức, già làng lựa chọn những nam thanh nữ tú để đảm trách những công việc chính khi làm lễ, như lựa chọn một chàng trai khỏe mạnh hóa trang thành người nộm, đeo mặt nạ người và cầm giáo…

10 thg 7, 2022

Phú Yên: Vẻ đẹp của những rạn san hô hình thành trên trầm tích núi lửa Hòn Yến

Tại Di tích danh thắng quốc gia Hòn Yến (xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) hiện có 17 loài san hô sinh sống.

Khi thủy triều rút, san hô Hòn Yến lộ thiên với nhiều màu sắc đẹp như những đóa hoa. Ảnh: TTXVN phát

Do được hình thành trên trầm tích của núi lửa, nên san hô ở Hòn Yến có vẻ đẹp riêng khác biệt so với một số loại san hô khác phân bố ở các vùng biển nước sâu thuộc các địa phương khác.

Độc đáo chợ chè Phúc Xuân

Chợ chè phiên Phúc Xuân thuộc thành phố Thái Nguyên, giáp danh huyện Đại Từ được hình thành gần 30 năm, nơi có diện tích, sản lượng, chất lượng chè cao của tỉnh, chợ mỗi tháng họp 9 phiên vào các ngày 1,4,6,11,14,16,21,24,26 âm lịch.

Từ sáng sớm, người mua từ nhiều tỉnh thành, người bán từ các vùng trồng chè trong khu vực đã tấp nập đổ về chợ phiên, nét độc đáo của chợ phiên nơi đây là công đoạn thử chè của những người mua. Trong khi người bán đon đả mời chào thì người mua có một quy trình thử chè gồm: hình (của búp và cánh), sắc, hương, vị (của nước), hình (của bã chè). 

Người mua thử chè bằng cách cảm nhận độ khô của chè.