Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ hội. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 4, 2023

Tái hiện Lễ hội Chá Mùn của đồng bào dân tộc Thái

Lễ hội Chá Mùn được xem là một nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của cộng đồng dân tộc Thái đen (Thanh Hóa) với ước mong được thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi, tươi tốt, sức khỏe dồi dào, bản làng yên vui.

Theo truyền thuyết, xưa kia ở bản làng Mường Lúm đất đai cằn cổi, hạn hán kéo dài, người dân đói khổ, vất vả, thường xuyên bị dịch bệnh, ốm đau triền miên, không có thuốc để chữa bệnh. Để cứu giúp dân làng, đồng bào dân tộc Thái đã cử người lên Mường Trời cầu cứu Pó Then.

Lời kêu cứu của người Mường Lúm đã làm Pó Then động lòng thương xót và ra lệnh mở cổng trời cho quân lính, thần y xuống trần gian diệt trừ tà ma, chữa bệnh cứu giúp dân làng, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, lúa đầy bồ, khoai sắn đầy sân, bản làng yên ấm. Và cứ vào tháng 9 tháng 10 hàng năm, đồng bào dân tộc Thái ở Mường Lúm, xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ hội Chá Mùn. 

Thày mo làm lễ Chá Mùn

Tái hiện Lễ hội cầu an của đồng bào Ba Na tỉnh Gia Lai

Lễ hội cầu an là lễ hội truyền thống có từ ngàn đời của người Ba Na, nhằm cầu mong cho dân làng sức khỏe, ấm no, hạnh phúc.

Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Ba Na làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tái hiện Lễ hội cầu an.

Lễ hội cầu an thường được tổ chức vào các tháng của cuối năm khi dân làng đã thu hoạch hết mùa màng trên rẫy, hoặc tổ chức sau khi dịch bệnh, đau ốm không 
còn xảy ra ở làng nữa.

Trong ngày lễ chính thức, già làng lựa chọn những nam thanh nữ tú để đảm trách những công việc chính khi làm lễ, như lựa chọn một chàng trai khỏe mạnh hóa trang thành người nộm, đeo mặt nạ người và cầm giáo…

21 thg 3, 2023

Ấn tượng lễ hội voi Buôn Đôn

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 (diễn ra từ ngày 10-14/3/2023), Lễ hội voi Buôn Đôn tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn được tổ chức đầy ấn tượng theo hình thức mới vừa tôn vinh được vẻ đẹp của voi cũng như những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, vừa thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của chính quyền tỉnh Đắk Lắk với Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia) trong việc chăm sóc, bảo vệ và bảo tồn voi theo hướng thân thiện, bền vững.

Theo đó, Lễ hội voi Buôn Đôn năm nay chỉ tập trung vào các nội dung mang tính thân thiện để tôn vinh vẻ đẹp của voi như thi trang điểm cho voi, thi voi đẹp, thi voi chào khán giả, tổ chức tiệc buffet cho voi, cho voi tương tác thân thiện với du khách… còn các hoạt động mang tính cạnh tranh dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của voi như đua voi, thi voi vượt sông, voi đá bóng, voi kéo co, voi diễu hành trên đường phố… như ở các kì lễ hội trước đều được bãi bỏ.

Với hình thức tổ chức mới và giàu ý nghĩa này, du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng hình ảnh những chú voi Tây Nguyên hùng dũng, khỏe mạnh nhưng cũng đáng yêu, thân thiện và gần gũi với con người nhờ được chăm sóc, bảo vệ tốt.

Bầu không khí vui nhộn, thân thiện và gần gũi của ngày hội voi Buôn Đôn. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

24 thg 2, 2023

Lễ hội Làm Chay - Nét đẹp truyền thống và hiện đại

Dù ai buôn bán bộn bề
Làm Chay mười sáu nhớ về Tầm Vu

Nhắc đến những lễ hội đầu xuân ở Long An, không thể nào không nhắc đến Lễ hội Làm Chay. Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Long An, là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp, là "dấu gạch nối" giữa hiện tại và quá khứ. Lễ hội Làm Chay nhằm tưởng nhớ các nghĩa sĩ và cầu siêu cho các vong linh.

Lễ hội Làm Chay diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng với không gian kéo dài từ đình Tân Xuân đến chùa Linh Phước, chùa Ông, miếu Điền, miếu Âm Nhơn, thánh thất Phương Quế Ngọc Đài, sông Tầm Vu,... Lễ hội liên quan đến nhiều thiết chế tín ngưỡng khác ở thị trấn Tầm Vu: Chùa Ông (Linh Võ tự) thờ Quan Thánh Đế Quân, miếu Điền (Dương Xuân miếu) thờ thần Nông, miếu Cô Hồn (Âm Nhơn miếu), chùa Linh Phước (Linh Phước tự), thánh thất Phương Quế Ngọc Đài (đạo Cao Đài). Sự đan xen, hòa nguyện giữa nhiều thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng trong Lễ hội Làm Chay cho thấy tâm thức hoàn đồng trong thực hành tôn giáo, tín ngưỡng.

11 thg 2, 2023

Tết Nguyên tiêu phố Hội - di sản văn hóa quốc gia

Trải qua hàng trăm năm, những giá trị văn hóa độc đáo của lễ hội Tết Nguyên tiêu Hội An được cộng đồng cư dân phố cổ Hội An gìn giữ và phát huy, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, của Hội An, Quảng Nam nói riêng. Ngày 2/2/2023, Tết Nguyên tiêu Hội An được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ở Hội An, cứ sau ngày Khai hạ (mùng 7 tháng Giêng), người dân lại nô nức chuẩn bị đón Tết Nguyên tiêu. Đây là lễ tết lớn nhất trong năm, chỉ sau Tết Nguyên đán, được hình thành từ lâu đời, là sự kiện văn hóa chung của cộng đồng cư dân Hội An, gắn với quá trình hình thành, phát triển của đô thị - thương cảng Hội An từ trong lịch sử cho đến hiện nay.

Tam niên đáo lệ, làng Thai Dương náo nức vào hội cầu ngư

Ngày 2/2/2023, nhằm ngày 12 tháng Giêng năm Quý Mão, làng văn hóa Thai Dương, phường Thuận An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ hội cầu ngư theo phong tục "tam niên đáo lệ" tức 3 năm diễn ra một lần. Đây là lễ hội lớn mang đậm bản sắc văn hóa, đời sống của ngư dân vùng biển Thừa Thiên, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia.

Lễ cầu ngư làng Thai Dương được tổ chức với nhiều nghi lễ truyền thống cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao cộng đồng độc đáo, hấp dẫn nhằm cầu khấn đất trời, các bậc tiền bối của làng phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, con em làng chài sức khỏe, ra khơi gặp sóng yên, bể lặng đánh bắt được nhiều cá tôm, dân làng no ấm, mọi người hạnh phúc.

Đêm trước ngày hội là các lễ cung nghinh, lễ túc yết, lễ cầu an, lễ chánh tế, tưởng niệm… được tổ chức rất công phu, trang nghiêm và thành kính với nhiều nội dung khác nhau, trong đó có việc tưởng nhớ tri ân công đức ngài khai canh và khai khẩn làng nhằm nhắc nhở con cháu trong làng luôn hướng về cội nguồn.

31 thg 1, 2023

Tưng bừng lễ Hội đua ngựa gò Thì Thùng, Phú Yên

Sáng nay (30/1), tức mùng 9 tháng Giêng, hàng ngàn người dân và du khách đổ về gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên xem hội đua ngựa gò Thì Thùng.

Sáng nay (30/1), tức mùng 9 tháng Giêng, hàng ngàn người dân và du khách đổ về gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên xem hội đua ngựa gò Thì Thùng.

32 kỵ sỹ cùng 32 ngựa đua tham gia Hội đua ngựa Gò Thì Thùng tranh cúp PTP Xuân Quý Mão 2023. Các kỵ sỹ lần lượt tranh tài ở vòng loại, mỗi vòng 4 ngựa đua, sau đó chọn ra 8 ngựa đua về nhất bước vào thi bán kết với 2 vòng đua, mỗi vòng 4 ngựa đua. 4 ngựa đua ở vị trí nhất và nhì của 2 vòng bán kết sẽ bước vào tranh tài ở trận chung kết để tìm ra kỵ mã ở vị trí nhất, nhì và đồng giải ba.

Người dân xem đua ngựa.

26 thg 1, 2023

Lễ hội Pôồn Pôông và chuyện tình đẫm nước mắt của đôi trai gái

Sự tích lễ hội Pôồn Pôông

Đến xã Cao Ngọc (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) hỏi nghệ nhân Phạm Thị Tắng (SN 1948) ai cũng đều ngỡ ngàng. Cụm từ “nghệ nhân” dường như còn xa lạ với người Mường nơi đây. Mãi đến khi hỏi về lễ hội Pôồn Pôông, họ mới tặc lưỡi rằng, nghệ nhân mà chúng tôi hỏi, người dân gọi là “Máy Tắng”.

Ngồi trong ngôi nhà sàn, nhâm nhi chén nước nấu từ lá cây rừng, bà Tắng bảo, cái tên “Máy Tắng” xuất phát từ lễ hội Pôồn Pôông.

Lễ hội này có từ bao giờ bản thân bà Tắng cũng không biết. Từ khi bà lớn lên đã thấy có nó. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào các ngày Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Ba và Rằm tháng Bảy.

Lễ hội Pôồn Pôông được công nhận là văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh tư liệu)

11 thg 1, 2023

Độc đáo lễ hội đình Kiên Lao 

Sau nhiều năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm nay, lễ hội đình Kiên Lao, xã Đại Đức (Kim Thành) được tổ chức trở lại, long trọng và hấp dẫn hơn mọi năm. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 8-10.12 (tức ngày 15-17.11 âm lịch).

Phần rước kiệu mang đậm nét văn hóa truyền thống

25 thg 11, 2022

Đắk Lắk: Lễ hội cơm mới ở Buôn Thái

Ngày 11/10, UBND xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội cơm mới Buôn Thái năm 2022. Lễ hội cơm mới hay còn gọi Lễ hội lúa mới là lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Thái, nhằm bày tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, trời đất đã giúp cho buôn làng có một mùa bội thu.

Các đại biểu và đông đảo Nhân dân địa phương tham dự Lễ hội cơm mới Buôn Thái năm 2022

Tết cơm mới của người Mường Phú Thọ

Ngày 3/11, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tổ chức nghi lễ Tết cơm mới tại Đình Khoang. Tết cơm mới hay còn gọi là lễ mừng cơm gạo mới được tổ chức vào ngày 10/10 âm lịch.

Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Thị Hải Nhung tặng xã Hương Cần bộ nhạc cụ, trang phục, vật tư hỗ trợ bảo tồn, phát huy Tết cơm mới của dân tộc Mường

23 thg 11, 2022

Độc đáo lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer

Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ. Lễ hội được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ mùa, để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt trăng, vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ người dân trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm cho phum, sóc.

Để chuẩn bị cho Lễ hội Ok Om Bok vào ngày Rằm tháng Mười âm lịch, đồng bào Khmer chuẩn bị các loại nông sản đã được trồng cấy trong vụ mùa

8 thg 11, 2022

Đặc sắc lễ rước cấp thủy lễ hội Đền Cả - Dinh Đô quan Hoàng Mười

Lễ rước cấp thủy từ ngã ba sông Lam, sông La và sông Minh về thờ Thánh thể hiện tín ngưỡng cầu nước, cầu cho mưa thuận gió hòa của Nhân dân phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).

Trong khuôn khổ chương trình lễ hội Đền Cả - Dinh Đô quan Hoàng Mười, sáng 29/10 đã diễn ra lễ rước cấp thủy cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cầu cho quốc thái dân an.

Theo truyền thống, lễ hội thường được tổ chức vào tháng 10 âm lịch, chính lễ vào ngày trùng thập (mồng 10/10)...

3 thg 11, 2022

Lễ hội Katê của người Chăm

Người Chăm khắp nơi đổ về di tích tháp Pô Sah Inư ở TP Phan Thiết dự lễ hội Katê, ngày 25/10.


Hàng năm, cứ đến ngày đầu tháng 7 Chăm lịch, người Chăm khắp tỉnh Bình Thuận lại đổ về di tích tháp Pô Sah Inư, phường Phú Hài, TP Phan Thiết tham dự lễ hội Katê, nét văn hóa truyền thống có từ lâu đời ở địa phương.

Từ 7h30, đoàn người hòa mình vào nghi lễ quan trọng nhất của lễ hội là cuộc rước y trang Mẹ xứ sở (nữ thần Pô Sah Inư) từ chân đồi Bà Nài lên đền tháp để hành lễ. Nam thanh, nữ tú, người trẻ, người già... ai cũng mặc bộ trang phục truyền thống để dự hội.

21 thg 10, 2022

Lễ hội Nghinh Ông ở Vũng Tàu

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức ở Đình thần Thắng Tam thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là dịp để ngư dân tạ ơn nghề biển, cầu mong bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống được no ấm thịnh vượng, hạnh phúc.

Lễ hội Nghinh Ông tại đình Thắng Tam Vũng Tàu năm 2022 diễn ra trong 3 ngày từ ngày 11-13/9 (tức ngày 16, 17, 18/8 Âm lịch) gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Lễ rước Ông diễn ra tại nhà truyền thống Cách mạng (số 1 đường Ba Cu) về đình Thắng Tam ( đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam), cúng giỗ Tiên hiền và các anh hùng liệt sĩ, lễ thỉnh sắc thần, cúng tế Ông Nam Hải, lễ xây chầu đại bội, trình diễn tuồng cổ… Phần hội gồm các trò chơi dân gian vui, khỏe, tái hiện các hoạt động của ngư dân như: câu cá, kéo co nam nữ, đẩy cây, cờ ca rô trên cát, đan lưới; nhảy sạp, cướp cờ, nhà phao leo núi "chinh phục thử thách"; thi thả diều, bắn bi sắt cho ngư dân.. Các hoạt động Lễ hội tổ chức tại khu vực Bãi Trước, miếu Hòn Bà và khu Di tích lịch sử đình Thắng Tam. Tổ chức phần hội tại Khu vực bờ kè biển Cáp treo Vũng Tàu và khu vực cột cờ Bãi Sau.

Các tàu thuyền làm lễ ngoài biển.

30 thg 9, 2022

Ok om bok: Nghi lễ văn hoá nông nghiệp của người Khmer Tây Ninh

Người Khmer Nam Bộ nói chung và Tây Ninh nói riêng là một bộ phận không thể tách rời của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Hơn 150 năm trước Tây Ninh đã có 4 tổng, 25 làng Khmer sinh sống. Điều đó chứng tỏ bà con Khmer đã có mặt ở vùng đất này rất sớm.

Khi người Việt đến khai hoang mở cõi thì người Khmer đã chung tay xây dựng và phát triển xứ sở này cho đến ngày nay. Hiện tại, bà con Khmer Tây Ninh sống hòa lẫn với các dân tộc khác cũng có, mà sống tập trung thành từng làng riêng biệt cũng có, tập trung nhiều nhất là ở các huyện Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu và xã Thạnh Tân (TP. Tây Ninh).

Đám rước quanh chùa Khedol.

24 thg 9, 2022

Độc đáo tết hoa quả của người dân nơi biên giới

Lễ hội Khàu Búa Sa hay còn gọi là tết hoa quả của đồng bào dân tộc Thái, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.

Hằng năm, cứ vào ngày 29/7 âm lịch, bà con đồng bào dân tộc Thái tại các bản làng xã Mỹ Lý, lại tổ chức lễ Khàu Búa Sa (thường gọi là tết hoa quả).

Để ăn mừng và chào đón tổ tiên trở về từ Mường Trời, con cháu trong gia đình sẽ tổ chức mâm cúng tạ lễ tổ tiên và tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành.

Ông Lương Văn Bảy, Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An - cho biết, trước đây, lễ hội Khàu Búa Sa kéo dài trong 7 ngày mới kết thúc. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, bà con tổ chức tiết kiệm, vui vẻ và rút ngắn thời gian còn một ngày.

"Vào ngày đó, ngoài mâm cúng chung đặt tại đền bản, mỗi gia đình đều chuẩn bị 2 mâm cúng tại nhà. Lễ Khàu Búa Sa được xem dịp để gia đình, anh em sum họp, con cháu ở xa nhớ về báo hiếu với ông bà, cha mẹ đã phù hộ. Dịp này, mỗi gia đình đều làm mâm cúng để cầu cho mưa thuận gió hòa, trong công việc làm ăn, kinh doanh được suôn sẻ và đặc biệt là thêm một mùa lúa mới bội thu", ông Lương Văn Bảy chia sẻ.

Tết Sene Dolta ở Ô Lâm

Ngày 20/9, tại xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), đồng bào dân tộc thiểu số Khmer địa phương hòa vào không khí đón lễ Sene Dolta, thông qua Tết quân – dân năm 2022.

Sáng sớm, bà con xã Ô Lâm nô nức đến khuôn viên mộ liệt sĩ Néang Nghés để tham dự hoạt động Tết quân – dân 2022. Lễ Sene Dolta (hay gọi là lễ cúng ông bà) diễn ra vào tuần tới, nhằm tưởng nhớ đến công ơn và cầu phước cho linh ồn của các bậc sinh thành, những người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.

Đến Quan Lạn xem Hội chèo bơi

Hội Chèo bơi Quan Lạn (hay lễ hội đua thuyền chải) diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội truyền thống Vân Đồn 2022 vào ngày 18/6 âm lịch (tức 17/7/2022) tại xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn. Lễ hội nhằm kỷ niệm 734 năm Ngày chiến thắng Vân Đồn lịch sử (1288-2022), tưởng nhớ quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Khánh Dư đã đánh tan đoàn thuyền lương của tướng Nguyên Mông là Trương Văn Hổ trên dòng sông Mang lịch sử tại khu vực xã Quan Lạn, góp phần quan trọng vào chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ ba năm 1288 của nhà Trần. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã ghi lại một số hình ảnh tại lễ hội.

Có hai đội đua thuyền thuộc hai giáp Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ. Trước giờ đua, hai giáp lập trại, khao quân, diễu binh qua nhiều thôn, khu phố của Quan Lạn.

18 thg 9, 2022

Linh thiêng lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

Đến với lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc là ước vọng của hàng chục triệu con dân nước Việt: “Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Nếu ai chưa đến thiền tâm chưa thành”.

Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã trở thành nét văn hóa đẹp, giàu ý nghĩa thể hiện đạo lý "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc Việt. Đến với lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc là ước vọng của hàng chục triệu con dân nước Việt: “Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Nếu ai chưa đến thiền tâm chưa thành”.