Hiển thị các bài đăng có nhãn Hòa Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hòa Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 5, 2017

Độc đáo tục làm nhà cho người chết

Trong quan niệm của người Thái (huyện Mai Châu, Hòa Bình) thì người chết chỉ là chuyển từ thế giới bên này sang thế giới bên kia.

Vậy nên, người chết cũng phải được chia của cải, tiền bạc và dựng nhà để tiếp tục “sống”. Bao đời nay, nét văn hóa đặc biệt ấy của người Thái được duy trì như một thứ tài sản vô giá.

Cả làng ủng hộ vật chất và tinh thần cho gia đình người quá cố

Mỗi dân tộc, vùng miền lại có một quan niệm, nét văn hóa độc đáo riêng của mình. Đối với đồng bào dân tộc Thái, khi người ta chết đi tức là sẽ tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia.

Khi đưa tiễn người mất về với “Mường trời”, việc quan trọng bậc nhất phải làm nhà mồ giống hệt như nhà khi còn sống. Với họ, dù chết đi thì vẫn phải được đối xử công bằng. Có làm như vậy mới thể hiện sự thành kính, người sống sẽ được phù hộ, gia đình làm ăn phát đạt.

2 thg 3, 2017

Độc đáo lễ cúng Vía của người Mường

Từ xa xưa, trong tín ngưỡng của người Mường Hòa Bình đã tồn tại tục cúng vía đầu năm. Đây là một phong tục mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 

Quan niệm về vía của đồng bào Mường

Tập quán sinh sống của người Mường thường ở theo các chòm núi, hoặc ven các bìa rừng nơi có các con sông, con suối. Họ sống gần gũi với thiên nhiên nên cũng sớm hình thành cho mình các hình thái sinh hoạt văn hóa khác nhau. Và cứ từ đời này sang đời khác, các giá trị văn hóa của dân tộc luôn được họ giữ gìn, nâng niu.

Trong vô số các phong tục của đồng bào, tục cúng vía là một trong những phong tục mang ý nghĩa nhân văn, hướng con người tìm về cội nguồn. Người Mường họ tin vào những điều “siêu nhiêu”, tin vào sức mạnh của thần linh. Nếu hồn vía bị lưu lạc thì thầy Mo sẽ là người có quyền năng, đứng trước cửa nhà để gọi về. 

Mâm cúng trong lễ "Vía" của đồng bào Mường. 

14 thg 2, 2017

Lễ hội sắc bùa ngày Tết của người Mường

Lễ hội sắc bùa thực chất là một loại hình xướng dân gian của dân tộc Mường, đi kèm với một số nghi lễ cầu mong năm mới phát tài, đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu, mọi người đều khoẻ mạnh, may mắn. 

Với người Mường, đặc biệt là người Mường ở Hòa Bình thì lễ hội hát sắc bùa (tức là xách cồng) là một lễ hội lớn, là di sản văn hóa quan trọng được tổ chức hàng năm vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc Mường.

“Phường bùa”, tên gọi của tổ chức những người hát sắc bùa, thường có từ 12 người trở lên, đều là những người biết đánh cồng chiêng và biết hát những bài thường (điệu hát dân gian dân tộc Mường). Lễ hội được tổ chức từ mùng Một Tết và thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày. 

13 thg 2, 2017

'Miền tuyết trắng' để sống ảo ngay gần Hà Nội

Một màu trắng xóa phủ khắp con đèo, tựa như tuyết tạo nên cảnh tượng độc đáo, ẩn hiện trong sương mù.

Đèo Thung Khe hay còn được gọi là đèo Đá Trắng được giới phượt thủ miền Bắc rất yêu thích và không thể bỏ lỡ khi du xuân đến Mai Châu, Mộc Châu. Đèo thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội tầm 100 km, không quá xa nên khá ổn cho những tay lái vững muốn chinh phục. Ảnh: hatoet86 

25 thg 12, 2016

Nhà lợp lá cọ ở Hòa Bình nhận hai giải kiến trúc tại Mỹ

Sau khi đoạt giải thưởng vì cộng đồng của Hiệp hội tre của Mỹ tổ chức, một công trình ở Hòa Bình còn đoạt thêm giải bạc hạng mục Kiến trúc văn hóa công trình Bamboo tại Mỹ. 

Chủ nhân của công trình này là kiến trúc sư Hoàng Minh. Anh và công sự đã giành giải bạc tại hạng mục Kiến trúc văn hóa cho công trình Bamboo - Light of Empty Heart, do Hiệp hội Kiến trúc Mỹ tổ chức tại bảo tàng thiết kế Cooper Hewitt (New York, Mỹ, ngày 25/10). 

7 thg 9, 2016

Rong chơi cửa ngàn

Tháng 7 âm lịch, hồ sông Đà (Hòa Bình) nước chưa dâng. Ba tầng nước, đất đá dựng và rừng như câu hát văn “lô xô đá mọc đầu nguồn”. Vãn cảnh, viếng đền Mẫu thác Bờ cũng là dịp “rong chơi cửa ngàn”. 

Bến thuyền du lịch dưới chân đền Chúa - Ảnh: NINH NGUYỄN 

Từ giờ đến hết mùa mưa, hồ Hòa Bình sẽ dâng nước dần lên. Trong những ngày tháng bảy âm lịch có nhiều đoàn hầu bóng tứ phủ hành hương về đền Chúa, đền Cô trong lòng hồ.

Dạo trên lòng hồ Hòa Bình từ bến thuyền du lịch sẽ bắt gặp những cảnh đẹp chuyển động trong mắt. Lẩn khuất trong những cánh rừng xanh um là những nhà sàn của bà con bản địa.

14 thg 8, 2016

Một ngày yên bình với thác Mu

Nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông (huyện Tân Lạc, Hòa Bình), Thác Mu là một điểm đến hoang sơ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho những người thích khám phá. 

Thác Mu hoang sơ ẩn mình giữa núi rừng - Ảnh: V.N.A. 

Từ Hà Nội có hai hướng đường chính để tiếp cận KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Chúng tôi quyết định đi bằng đường Hòa Bình - Mường Khến - Vụ Bản vào thác Mu và về Hà Nội bằng đường mòn Hồ Chí Minh.

10 thg 8, 2016

Cá nướng thưởng thức tại chỗ ở Thung Nai

Cá ngão, cá lăng, cá chép, cá mè, cá măng, cá trắm, cá thiểu,..sống trong lòng hồ sông Đà được nướng, hun khói tại chỗ nóng hổi.

Thung Nai nằm lọt thỏm trong lòng hồ sông Đà thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Tập quán sinh hoạt khiến đồng bào trong lòng hồ đánh bắt cá tôm hàng ngày làm thức ăn. Để sử dụng món ăn được lâu, người Mường nghĩ ra cách hun khói và nướng cá để ăn quanh năm. 

24 thg 7, 2016

Say lòng vẻ đẹp kỳ thú của động Đá Bạc Hòa Bình

Cách Hà Nội không xa, có một địa danh với nét đẹp độc đáo ví như bồng lai tiên cảnh, gắn với truyền thuyết tiên giáng trần và linh thiêng với loài hoa Ưu Đàm ngàn năm nở một lần mang tên động Đá Bạc Hòa Bình. 

Vào năm 1990, một người dân địa phương đã phát hiện ra động Đá Bạc. Động dài khoảng 70m với tầng tầng lớp lớp các cung phòng nhỏ nằm sâu bên trong. Nơi rộng nhất của động là 22m, nơi cao nhất là 15m.

Với nét đẹp kỳ thú, độc đáo, động Đá Bạc tọa lạc trong lòng núi Cóc thuộc huyện Lương Sơn, Hòa Bình đã góp phần làm phong phú thêm hệ thống điểm du lịch ở Hòa Bình, thu hút đông đảo du khách tham quan. 

Động Đá Bạc nằm trong lòng núi Cóc, ẩn mình giữa đại ngàn Lương Sơn, Hoà Bình. 

Ốc Mai Châu - món quà ngày hè từ núi rừng

Những ai từng đến Mai Châu hay các vùng nhiều người Thái sinh sống, hẳn đã một lần nghe đến món ốc núi hấp chấm mắm gừng. 

Từ lâu, huyện vùng cao Mai Châu của tỉnh Hòa Bình đã trở thành một điểm sáng của du lịch cộng đồng miền Bắc, nơi du khách được sống trọn vẹn những ngày nghỉ giữa làng bản của đồng bào Thái. Ở các bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Bước của Mai Châu, đừng quên trải nghiệm những món ăn đã trở thành kinh điển trong văn hóa ẩm thực của dân tộc này. 

Ốc núi là một nét đặc biệt của Mai Châu. Ảnh: Dân Việt 

23 thg 7, 2016

Mùa hồng bì - đi qua thương nhớ

Chúng tôi đến đó đúng vào mùa hồng bì. Có lẽ đó cũng là những chùm hồng bì ngon nhất trong cuộc đời tôi từng thưởng thức. Những chùm quả ngọt ngào như tình cảm đôi vợ chồng bên suối Mu dành cho khách đường xa. 

Mùa hồng bì mới hái - Ảnh: Băng Giang 

Hủy lên hủy xuống chương trình Ngọc Sơn - Ngổ Luông với câu lạc bộ xe Dirtbike, đến phút cuối cùng lại vẫn có cơ hội khoác balô lên đường. Quá lâu mới lại có một chuyến đi với những người lạ, phần nhiều là ít quen. Như một chuyến đi tìm về quá khứ, về một thời ta đã từng đi.

18 thg 7, 2016

Bản Lác - Mai Châu

Những năm gần đây Bản Lác - Mai Châu hình như không còn hấp dẫn nữa với khách du lịch, bởi đó là địa danh đã quá quen thuộc và hình thành cũng đã lâu. 

Bản Lác nhìn từ trên cao - Ảnh: Phạm Tô Chiêm 

Có thể gọi nơi này là trung tâm du lịch của huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình, bởi xung quanh bản Lác còn có khá nhiều điểm du lịch khác đang hình thành như bản Văn - cách bản Lác khoảng 2km, đi bộ hoặc đi xe đạp vòng quanh các bản làng: bản Pom Coong, bản Nhót... hoặc có thể thăm Hang Chiều, Hang Mỏ Luông...

2 thg 7, 2016

Về xứ Mường thưởng thức món sườn trâu om lá lồm

Nhắc đến văn hóa ẩm thực Mường, người ta thường nghĩ ngay đến những món ăn mang đậm bản sắc dân tộc như “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui...” hay các loại rau rừng, quả dại. 

Món sườn trâu non om lá lồm thơm ngon, lạ miệng của người Mường ở Lạc Sơn, Hòa Bình - Ảnh: THANH SƠN THỦY 

Cũng giống như món cơm nếp đồ, trong mâm cỗ của mỗi gia đình người Mường dịp lễ, tết không bao giờ thiếu món thịt trâu.

25 thg 6, 2016

Ẩm thực Mai Châu: Đâu chỉ thơm nếp xôi

Từ lâu rồi huyện vùng cao Mai Châu của tỉnh Hòa Bình đã trở thành một điểm sáng của du lịch cộng đồng miền Bắc, nơi du khách được sống trọn vẹn những ngày nghỉ giữa làng bản của đồng bào Thái.


Ở các bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Bước của Mai Châu, sau những thời khắc hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, sinh hoạt với cộng đồng bản địa, du khách còn được thưởng thức những bữa ăn ngon, sạch và lạ miệng, với cách nấu nướng chế biến đặc trưng của người Thái.

30 thg 3, 2016

Thác Bờ, một Hạ Long trên cao

Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà. 

Trên mặt hồ thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm 

Sự tích Đền Bờ hay còn gọi là sự tích bà Chúa Thác còn gắn liền với với cuộc chinh phạt đánh giặc của vua Lê Lợi vào mùa xuân năm 1431.

Bà Đinh Thị Vân và một người bạn, người dân tộc Mường đã kêu gọi nhân dân quyên góp lương thực, thực phẩm để nuôi quân và đã chèo thuyền đưa, dẫn quân đi đánh giặc.

Do những công đức của bà, sau khi bà mất, vua Lê đã truyền cho dân bản xứ lập đền thờ bà tại thác Bờ. Bởi vậy, nhân dân trong vùng phong hai bà là Bà chúa Thác Bờ.

19 thg 2, 2016

Thưởng thức đặc sản tuyệt vời nơi đỉnh đèo Đá Trắng

Trên cung đường Tây Bắc, chợ cóc của người dân tộc với những lán tạm liêu xiêu trên đỉnh đèo Đá Trắng giữa Tân Lạc và Mai Châu (Hòa Bình) là một điểm hẹn ấm áp thơm mùi ngô nếp nướng...

Với dân phượt đây là điểm dừng chân lý tưởng để thưởng thức đặc sản địa phương và từ trên đỉnh đèo có thể ngắm khung cảnh tuyệt đẹp của các bản làng phía dưới.

9 thg 12, 2015

Hòa Bình mùa mía “tím"

Từ khoảng tháng 11 đến tháng 3 hằng năm, có dịp đến với Hòa Bình, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng mía xanh mướt và thưởng thức những cây mía tím mát lành, ngọt lịm. 

Có dịp đến Hòa Bình, du khách sẽ bắt gặp những cánh đồng mía xanh mướt, tươi đẹp - Ảnh: Thanh Sơn Thủy 

Hòa Bình được xem là tỉnh có diện tích trồng mía tím lớn nhất khu vực phía Bắc, mía ở đây nổi tiếng mềm, ngọt… và từ lâu đã trở thành một loại cây đặc sản.

24 thg 11, 2015

Lên Hòa Bình thưởng thức đặc sản cam Cao Phong

Cam Cao Phong với các loại cam Canh, cam lòng vàng, cam ruột đỏ, cam Xã Đoài... từ lâu đã trở thành thức quả đặc sản nức tiếng của Hòa Bình bởi hương vị ngon ngọt, mọng nước. 

Thời điểm chính vụ cam Cao Phong, cây nào cũng sai trĩu quả, đượm màu vàng óng trên cây - Ảnh: Huyền Trần 

Cao Phong là vựa cam lớn không chỉ của tỉnh Hòa Bình mà của cả miền Bắc. Diện tích trồng cam ở huyện Cao Phong tập trung nhiều nhất quanh thị trấn Cao Phong và xã Tây Phong. 

30 thg 10, 2015

Mùa chanh đào về

Cứ tháng 9, tháng 10, chanh đào lại là thứ quả được các bà nội trợ tìm kiếm nhiều nhất. Ở Việt Nam có khoảng 20 loại chanh khác nhau nhưng chanh đào vẫn được xem là loại quý nhất. 

Các bộ phận của cây chanh đào đều được coi là những vị thuốc quý, có tác dụng chữa trị một số loại bệnh - Ảnh: Thảo Nga 

Chanh đào được trồng ở nhiều nơi, phổ biến là một số tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Giang, Hưng Yên, Hòa Bình. Đặc biệt phải kể đến đất Cao Phong (Hòa Bình), bởi chanh ở đây ngon và chất lượng hơn so với các nơi khác do điều kiện đặc thù khu vực địa lý, địa hình.

7 thg 10, 2015

Khám phá những thác nước tuyệt đẹp ở Hòa Bình

Tiết trời mùa Thu mà vẫn nóng oi ả, chúng tôi quyết định rời Hà Nội ngược lên Tây Bắc khám phá núi rừng, suối thác. Hòa Bình là tỉnh cửa ngõ phía Tây Bắc giáp Hà Nội có nhiều thắng cảnh đẹp. Đến với Hòa Bình, ngoài việc lang thang quanh các bản nhỏ ở Mai Châu, đi thuyền ngược sông Đà… thì giờ đây du khách không thể bỏ qua những ngọn thác đẹp hoang sơ, hùng vĩ ở mảnh đất này.