Di tích lịch sử cấp tỉnh Hoa thương hội quán hiện tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 400 m² tại đường Trần Phú, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Công trình này được cộng đồng người Hoa kiều đến Thanh Hóa giao thương, sinh sống dựng lên vào khoảng đầu thế kỷ 19 (năm Gia Long thứ 3-1804) để làm nơi hội họp, sinh hoạt, kinh doanh buôn bán.
Hoa thương hội quán được làm chủ yếu bằng gỗ lim, đá xanh, có mái lợp ngói ống, tường gạch. Công trình gồm có 5 hạng mục chính: Tam quan, tiền sảnh, tháp nghinh phong, trung đường và hậu cung.
Trải qua hơn 200 năm tồn tại, do tác động của thời tiết và một thời gian dài không có người sử dụng, bảo quản nên công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, ngày một hoang tàn, đổ nát, đứng trước nguy cơ trở thành phế tích.
Cận cảnh di tích Hoa thương hội quán đổ nát giữa TP Thanh Hóa
Cảnh hoang tàn, đổ nát bên trong di tích Hoa thương hội quán hơn 200 năm tuổi
Công trình gần như bị hư hỏng, đổ sập gần hết mái nhà, chỉ còn trơ lại những cột gỗ lim
Các cột, kèo của công trình bị sập đổ không được bảo quản ngổn ngang trong di tích
Phần mái nhà bị đổ sập gần như hoàn toàn, chỉ còn sót lại một số đoạn
Chân cột lim bị mối ăn mòn, hư hỏng theo năm tháng
Dù được gia cố bằng khung sắt nhưng xà ngang của công trình đã mục ruỗng, có thể gãy đổ bất cứ lúc nào
Một gian thờ rêu phong, cây cối mọc đầy, hoang lạnh theo thời gian
Các nét chạm trổ tinh xảo còn sót lại tại Hoa thương hội quán
Họa tiết hoa văn của công trình rơi xuống nền đất
Năm 1960, người Hoa bàn giao Hoa thương hội quán cho tỉnh Thanh Hóa, và công trình này được sử dụng làm thư viện khoảng 20 năm
Năm 1981, thư viện tỉnh Thanh Hóa chuyển vị trí, Hoa thương hội quán được giao cho Nhà xuất bản Thanh Hóa quản lý, sử dụng một phần. Tháng 3-2023, Nhà xuất bản Thanh Hóa chuyển đi, công trình bỏ không cho tới nay
Dù đã được UBND tỉnh Thanh Hóa quan tâm, xếp hạng di tích cấp tỉnh vào năm 2010, thế nhưng do không được đầu tư tu bổ, sửa chữa nên công trình ngày một xuống cấp
Tin - ảnh: Tuấn Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét