Hiển thị các bài đăng có nhãn TTXT Du lịch Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TTXT Du lịch Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 1, 2019

Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu tại thành phố mới Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu thánh mẫu tại thành phố mới Bình Dương tọa lạc tại Lô K6A đường Lê Hoàn, phường Hòa Phú, trung tâm thành phố mới Bình Dương với diện tích hơn 4.000m².


Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 17/09/2011. Và được tổ chức khánh thành sau 15 tháng xây dựng vào ngày 19/01/2013.

14 thg 1, 2019

Chùa Quan Âm – Tân Uyên, Bình Dương

Chùa tọa lạc tại số 1335c ấp Tân Mỹ, phường Thái Hòa, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 

Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa do Sư cô Thích Nữ Vạn Trung thành lập vào năm 1963.

Chư vị trụ trì tiền nhiệm là: Sư cô Thích Nữ Vạn Trung Chơn Hiếu (1963–1990), Sư cô Thích Nữ Diệu Thanh (1990 – 2003). Đại đức Thích Thiện Trang đảm nhiệm trụ trì từ năm 2003 đến nay.


Nét đẹp miếu Bà Bình Nhâm

Miếu Bà Bình Nhâm là ngôi miếu cổ tọa lạc tại KP. Bình Phước, P. Bình Nhâm, TX. Thuận An. So với những ngôi miếu khác, miếu Bà Bình Nhâm về vẻ đẹp trong kiến trúc cũng như vẻ bề thế đều có thể được xếp vào hàng nhất tỉnh.

Miếu Bà Bình Nhâm được xây dựng từ năm 1914, do sự chung tay đóng góp của bà con trong vùng. Miếu được dựng lên, thờ Bà Chúa Xứ để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân khi cần đấng thần linh che chở cho nhân dân, bảo vệ quê hương xóm ấp. Ban đầu, miếu chỉ có gian chánh điện. Năm 2002, dưới sự phát động của Ban Trị sự, miếu Bà Bình Nhâm được nhân dân trong vùng xây dựng lại khang trang, to đẹp và có kiến trúc như hiện nay. Là một trong số ít ngôi miếu có tuổi đời hơn 100 năm, đi qua hai cuộc chiến tranh, chứng kiến sự đổi thay của quê hương đất nước, miếu Bà Bình Nhâm thực sự là một nhân chứng lịch sử, là nơi lưu giữ nhiều giá trị về văn hóa.

Miếu Bà Bình Nhâm. Ảnh: Đ.T

12 thg 1, 2019

Chùa Ông (chùa Ông Ngựa)

Chùa Ông tọa lạc trên đường Hùng Vương, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.


Chùa sở dĩ có tên là chùa Ông bởi vì chùa thờ Quan Thánh Đế Quân (hay còn gọi là Quan Công, Quan Vân Trường) – một nhân vật lịch sử người Hoa sống ở thời Tam Quốc. Tuy nhiên, người dân địa phương quen gọi là chùa Ông Ngựa bởi vì trước sân chùa có miếu thờ tượng một con ngựa (còn gọi là tượng xích thố).

Chùa Hội An

Chùa Hội An – ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại thành phố mới Bình Dương.


Tên gọi của chùa Hội An mang ý nghĩa của sự quy tụ bao điều an lành của cuộc sống về một sự phát triển không ngừng của thành phố mới Bình Dương.

Chùa Niệm Phật

Chùa Niệm Phật tọa lạc ở số 146, tổ 8, khu A, ấp Phú Hưng, xã An Sơn, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Là một trong những ngôi chùa đẹp nhưng ít được biết đến ở Bình Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông được Hòa thượng Thích Thiện Huê khai sơn vào năm 1951 và tổ chức trùng tu vào năm 1993.

Chùa tọa lạc trên một mảnh đất với diện tích 2 hecta, có quy mô lớn. Chùa nằm nép mình bên một nhánh sông với kiến trúc rất độc đáo. Đường vào chùa có thể đi bằng đường bộ trên con đường mòn ven sông hoặc đi bằng đường thủy.

Chùa Niệm Phật nhìn từ xa

5 thg 1, 2019

Chùa Tây Tạng

Chùa Tây Tạng là một ngôi chùa Việt Nam, hiện tọa lạc tại đường Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một. Ngôi chùa này thuộc hệ phái Bắc tông, và đã được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là "Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất"


Chùa Tây Tạng do Thiền Sư Minh Tịnh (còn gọi là Hòa thượng Chơn Phổ-Nhẫn Tế) sáng lập vào năm 1928 với tên gọi Bửu Hương Tự. Lúc bấy giờ, chùa chỉ là một am nhỏ thờ Phật cất trên một ngọn đồi thấp có nhiều cây cổ thụ, để thiền sư tu tập và phổ độ chúng sanh. Năm 1937, sau khi thiền sư Minh Tịnh vân du đất Phật trở về, mới cho đổi tên chùa thành Tây Tạng Tự.

Làng nghề bánh tráng Phú An

Bình Dương vùng đất thân thương nơi tôi sinh ra và lớn lên nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng trong đó có Làng nghề bánh tráng Phú An. Xã Phú An (Thị xã Bến Cát, Bình Dương) cách thành phố Thủ Dầu Một khoảng 15 cây số về phía bắc, nổi tiếng với nghề làm bánh tráng. Nếu các bạn có dịp ghé qua làng bánh tráng Phú An vào ngày nắng rực rỡ, những tấm liếp phơi bánh tráng xa trông như một tấm thảm với những hình tròn trắng tinh khôi.

Nghề làm bánh tráng Phú An (Ảnh baobinhduong)

Nghề guốc truyền thống ở Bình Dương

Ra đời nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và làm đẹp của con người, nghề làm guốc truyền thống ở Bình Dương đã hình thành cách nay khoảng hơn 100 năm.

Các cơ sở làm guốc chủ yếu tập trung trên địa bàn phường Phú Thọ (thành phố Thủ Dầu Một) và phường Bình Nhâm (thị xã Thuận An). Theo tài liệu thống kê trong địa chí Thủ Dầu Một năm 1901 thì xóm làm guốc Phú Văn (nay là phường Phú Thọ) có trên 80 hộ gia đình sống bằng nghề làm guốc từ cha truyền con nối, chính vì vậy ở đây có hẳn một con đường mang tên “Xóm Guốc” (năm 1999, tên đường này được công nhận và ghi vào hệ thống các tên đường của thành phốThủ Dầu Một).

Nguyên liệu làm guốc thường là các loại gỗ xốp nhẹ, dễ xẻ và tạo dáng như: gỗ mít, xoài, dừa, trầm hương, thông,.. Theo một nghệ nhân làm guốc ở phường Phú Thọ để làm ra đôi guốc phải trải qua nhiều công đoạn: từ cây gỗ phải cưa khúc, bổ khổ sau đó cho vào máy xẻ; mài thô rồi định hình dạng của chiếc guốc; sau đó mài bóng, mài nhẵn và phun sơn; công đoạn cuối cùng là đóng đế và quai hay sơn trang trí tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Công đoạn xẻ gỗ

Gốm sứ Tân Phước Khánh – Thị xã Tân Uyên, Bình Dương

Làng gốm Tân Phước Khánh là một trong 3 trung tâm gốm sứ lớn ở Bình Dương cùng với làng nghề gốm sứ ở Lái Thiêu, Chánh Nghĩa. Các cơ sở sản xuất gốm sứ Tân Phước Khánh hiện nay sản xuất gốm sứ theo hai dòng sản phẩm: gốm sứ dùng trong sinh hoạt và gốm sứ mỹ nghệ.

Cơ sở sản xuất gốm Vạn Phú


Cơ sở gốm sứ xuất khẩu Vạn Phú tọa lạc tại khu phố Bình Hòa, TX. Tân Uyên là một trong những doanh nghiệp sản xuất gốm sứ lâu đời được thành lập từ năm 1990.

Nghề gốm ở Bình Dương

Đất Thủ - Bình Dương khá nổi tiếng với nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề sản xuất gốm sứ như: Chánh Nghĩa, Lái Thiêu, Tân Phước Khánh… trong đó sản phẩm gốm sứ Minh Long được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng và ngày càng khẳng định đẳng cấp thương hiệu gốm sứ tại Việt Nam.

24 thg 4, 2018

Khảo cổ học Cù Lao Rùa

Cù Lao Rùa (Thạnh Hội) là một địa danh thuộc xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên (Bình Dương). Có tổng diện tích là 277 hecta, được bao bọc bởi dòng chảy chính của sông Đồng Nai và dòng chảy phụ tẻ nhánh bao trọn cù lao nhập vào dòng chính và chảy xuôi về Sài Gòn. Trên cù lao là một ngọn đồi nổi cao 15m so với mặt bằng khu vực, có cấu trúc như hình mu rùa, có tọa độ địa lý 10058’47” vĩ bắc và 106047’17’’ kinh đông. Nơi đây, đã phát hiện một di tích khảo cổ, có niên đại 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay. Nơi có đặc điểm về sinh thái, cộng đồng dân cư người Việt đã tồn tại hơn 300 năm vùng đất mới trong tiến trình mở cõi của dân tộc.

Cù lao Rùa (phía tay trái)