3 thg 2, 2018

Cái Mơn - Không chỉ là nhà thờ cổ nhất xứ Nam kỳ

Theo bia đá còn lưu lại, Nhà thờ Cái Mơn tiên khởi vào năm 1702. Với mốc thời gian này, Cái Mơn được xem là nhà thờ cổ nhất xứ Nam Kỳ. Tuy nhiên đến đây, du khách không chỉ được ngắm nhà thờ cổ.

Không quá đồ sộ về kiến trúc, không thật sự công phu trong từng đường nét, nhưng nhà thờ Cái Mơn lại thu hút mọi ánh nhìn bởi sự hài hòa giữa kiến trúc hình khối với thiên nhiên xanh trong màu lá của vùng đất được mệnh danh là “thủ phủ của hoa trái”.

Hơn thế nữa, nhà thờ Cái Mơn còn là nơi ghi nhận về ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898) – 1 trong số 18 nhà bác học của thế giới (thế giới thập bát văn hào) với tư cách người học trò nghèo từng vào đây ăn học và thành tài.

Vài hình ảnh về nhà thờ độc đáo này. 

Nhà thờ Cái Mơn tọa lạc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre Ảnh: Lục Tùng. 

1 thg 2, 2018

Rộn ràng mùa thu hoạch cúc tiến vua

Thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, Hưng Yên nổi tiếng với nghề trồng và chế biến dược liệu, đặc biệt là từ loài hoa kim cúc. Những ngày cuối năm, kim cúc hay còn gọi là cúc chi (cúc tiến vua) đang vào chính vụ, nở rộ, vàng rực cả cánh đồng tạo nên vẻ đẹp nên thơ, mộc mạc và hấp dẫn. 

Cánh đồng thôn Nghĩa Trai phủ một màu vàng rực rỡ của các luống hoa cúc chi đang vào mùa thu hoạch. Đây là làng nghề chuyên trồng cây dược liệu có truyền thống từ lâu đời.

Người dân thôn Nghĩa Trai trồng cúc "tiến vua" để làm dược liệu nên cây được chăm bón rất cẩn thận. Cánh đồng hoa được chia làm nhiều luống thẳng hàng lối, nên nhìn từ xa như một thảm vàng rực trải dài hút mắt.

Cách Hà Nội khoảng 20km, dọc theo quốc lộ 5 đến thị trấn Như Quỳnh (Hưng Yên) đi vào khoảng 500m, bạn sẽ bắt gặp những cánh đồng hoa cúc chi vàng rực, bung nở tuyệt đẹp ở thôn Nghĩa Trại, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm.

Đắm đuối vẻ đẹp hoa anh đào giữa núi rừng Tây Bắc

Mỗi dịp xuân về, hoa anh đào trên núi rừng Tây Bắc lại làm say lòng biết bao du khách…

Không quá rực rỡ như những cây anh đào tại Nhật Bản, hoa anh đào ở núi rừng Tây Bắc đậm nét hoang sơ và đẹp một cách dung dị.

Ăn gì khi về Thanh Hóa?

Không chỉ có nem chua, chả tôm, Thanh Hóa có những món ăn khác cũng đầy lôi cuốn.

Nem chua: Là đặc sản nổi tiếng gợi nhớ đến vùng đất miền Trung, nem chua được kết hợp từ thịt sống, bì lợn cùng các gia vị như tiêu, tỏi, ớt cho lên men đến chín. Người Thanh Hóa sáng tạo ra nhiều loại mang những hương vị đặc trưng, đậm đà vị nem cổ truyền. (Ảnh KT)

Thăm phiến đá “thi hài không đầu” của nàng Mỵ Châu

Dân làng Cổ Loa còn lưu truyền câu chuyện phiến đá nàng Mỵ Châu ban đầu nhỏ hơn bây giờ rất nhiều nhưng sau một thời gian cứ lớn dần lên... 

Nằm trong khuôn viên đình Ngự Triều Di Quy ở khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội), am Mỵ Châu thờ nàng Mỵ Châu, vị công chúa bị vua An Dương Vương chém đầu vì tội phản bội trong truyền thuyết xa xưa

Ngôi đền thiêng nhất thành Cổ Loa

Tương truyền, đền thờ An Dương Vương ở thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) được xây trên nền nội cung của kinh đô Âu Lạc ngày trước. Trong khuôn viên đền có hai hố được cho là mắt rồng, có đặc điểm rất lạ lùng...

Nằm ở vị trí trung tâm thành Cổ Loa, đền Thượng, tức đền thờ An Dương Vương là một ngôi đền thờ có vị trí lịch sử và tâm linh đặc biệt gắn với kinh đô của nhà nước Âu Lạc xưa.

Dấu tích tòa thành cổ xưa nhất Việt Nam

Có niên đại từ thế kỷ III TCN, thành Cổ Loa được giới nghiên cứu đánh giá là tòa thành cổ nhất và có cấu trúc thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, dấu tích của tòa thành hơn 2.000 tuổi này còn lại khá mờ nhạt.

Dấu tích một đoạn tường thành đất của thành Cổ Loa xưa. Tương truyền, thành cổ này có 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên các vết tích, giới khoa học xác định thành có 3 vòng: Vòng ngoài chu vi 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km. Trong đó, vòng thành nội có thể đã được làm về sau, thời Ngô Quyền. 

Đình Ngự Triều Di Quy trong thành Cổ Loa

Đình Ngự Triều Di Quy được xây dựng năm 1907 trên nền điện thiết triều cũ của kinh thành Cổ Loa xưa. Chung khuôn viên với đình có một ngôi chùa và một ngôi đền, đó là chùa bảo Sơn và đền thờ Mỵ Châu.

Đình được xây vào năm 1907, dưới thời nhà Nguyễn, tại vị trí được cho là nền điện thiết triều cũ của kinh thành Cổ Loa xưa. Vì vậy mà ngôi đình mang tên gọi Ngự Triều Di Quy

Đắm mình thư giãn trong dòng suối khoáng nóng ở Sơn La

Suối khoáng nóng Ngọc Chiến ở bản Lướt (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) được xem như là đặc ân của tạo hóa, với nhiệt độ trung bình từ 35 độ C - 50 độ C, rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Nằm cách trung tâm thành phố Sơn La 80km về hướng Đông Bắc, suối nước nóng Ngọc Chiến chảy quanh năm, nước trong suốt. Đến nơi đây, du khách không chỉ được ngâm mình trong dòng suối khoáng nóng mà còn được chiêm ngưỡng những ngôi nhà sàn gỗ pơ mu cổ nhuốm màu thời gian, được thưởng thức những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con đồng bào các dân tộc Thái, Dao, Mông…

Theo lời kể của người dân nơi đây, suối khoáng nóng ở đây có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, có thể chữa được một số bệnh ngoài da, bệnh thấp khớp, tim mạch... Đặc biệt là sau mỗi ngày làm việc, chiều chiều được ngâm mình trong làn nước ấm này có thế xua tan hết mệt mỏi, căng thẳng trong giây lát; lấy lại được cảm giác thoải mái, thư thái, khỏe khoắn như ban đầu.

Lấp Vò - Những điểm đến

Từ khi có Khu Du lịch văn hóa Phương Nam (KDLVHPN) (xã Long Hưng A), tiềm năng du lịch của huyện Lấp Vò dần được “đánh thức”, ngày càng có nhiều du khách biết những điểm đến của địa phương. Đây là cơ sở để huyện tập trung đầu tư bài bản cho du lịch, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm những điều thú vị của vùng đất có sông Tiền và sông Hậu đi qua.

Khu Du lịch văn hóa Phương Nam