20 thg 11, 2014

Gặp thầy cúng miền Tây Bắc

Cuối tháng 9, tôi theo hai người bạn đi thăm vài làng bản ở Tuyên Quang theo chương trình nghiên cứu những thầy then, thầy tào (*) và tranh thờ miền núi của họ.

Tác giả cùng thầy Thạch Đức Điện (phải), người Cao Lan 

Say nồng với "mỹ tửu" của người Mông

Từ lâu, dưới thung lũng Ngã ba Kim (Mù Cang Chải, Yên Bái), người Mông đã chưng cất được thứ rượu quý làm ngất ngây bất kỳ ai thưởng thức, dù chỉ một lần.

Đồ chưng cất rượu thóc hết sức thủ công - Ảnh: N.T.Lượng 

Rượu ở đâu chẳng có, nhiều nơi cũng nổi tiếng bởi rượu ngon, rượu quý nhưng ở Ngã ba Kim, loại “mỹ tửu” của đồng bào Mông không chỉ ngon, quý mà còn có “niên đại” từ bao đời nay.

Ở đây, trên núi cao, hầu như gia đình người Mông nào cũng nấu rượu thóc để thưởng thức và còn mang xuống chợ phiên bán. Rượu ở đây không lẫn với các loại rượu đặc sản ở các vùng khác như rượu ngô Quản Bạ, rượu San Lùng Bắc Hà, rượu làng Vân…

10 món ăn hấp dẫn ở quê hương công tử Bạc Liêu

Bạc Liêu không chỉ nổi tiếng với chàng công tử đốt tiền để "tán" gái, sân chim rộng lớn hay nhà cổ Tòa tham biện, vùng đất thuộc Đồng bằng sông Cửu Long này còn sở hữu nền ẩm thực phong phú và tươi ngon, bổ dưỡng. Nhiều du khách khi đến đây đều say mê khám phá. Dưới đây là một số món ăn nổi tiếng gắn liền với quê hương công tử Bạc Liêu. 


1. Lẩu Mắm

Nơi đây, người dân thường chế biến món lẩu này từ mắm cá sặc cùng nước dừa tươi, sả và tỏi phi thơm ngào ngạt. Lẩu mắm ăn kèm thịt ba chỉ, các loại cá lóc, cá ba sa... và rau cần, rau muống, mồng tơi, cải tím, ngó sen, bông so đũa, lục bình... (Ảnh: Lê Hà Ngọc Trâm). 

Chùa Chuông Phố Hiến

Chùa Chuông phố Hiến được mệnh danh là “phố Hiến đệ nhất danh lam”. Nơi đây từ lâu đã trở thành một trong những địa điểm du khách không nên bỏ qua khi tới Hưng Yên.

Chùa Chuông còn có tên gọi khác là Kim Chung Tự, nằm ở thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Chùa được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ 15) và trải qua cuộc trùng tu lớn vào năm 1707 tạo nên ngôi chùa hoàn chỉnh như ngày nay. Du khách đến thăm có thể thấy nét cổ kính và những hoa văn, kiến trúc thời Hậu Lê rõ rệt trên cánh cổng và mái cổng Tam Quan. 

Ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây

Đến xứ Tây Đô, ngoài trải nghiệm chợ nổi Cái Răng, dạo bộ bến Ninh Kiều... du khách không thể bỏ qua chuyến thăm ngôi nhà cổ Bình Thủy đã có trên 100 năm tuổi, được dùng làm bối cảnh của nhiều phim nổi tiếng.

Nhà cổ Bình Thủy hiện thờ họ Dương, được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1870 và tôn tạo lại vào giai đoạn đầu thế kỷ 20. Ngôi nhà bề thế nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy, Cần Thơ. Bước qua rào cổng kiên cố bằng bê tông và sắt theo kiểu dinh thự Pháp, bạn sẽ thấy một cổng phụ xây theo kiến trúc Á Đông với 4 cột tròn, mặt trước gắn bảng "Phước An Hiệu". 

16 thg 11, 2014

Bún mắm cua Gia Lai

Gia Lai có 2 món ăn nổi tiếng là phở khô và bún mắm cua. Phở khô Gia Lai đã được vinh danh là món ăn đặc sắc của châu Á, và hiện nay ở Sài Gòn bạn cũng có thể thưởng thức món ăn này. Thế nhưng món bún mắm cua thì bạn phải ra tận Pleiku mới được ăn, không thể kiếm ở đâu khác được.

Bún mắm cua nổi tiếng là... thúi, ở xa đã nghe mùi chịu không nổi rồi, nhiều người không ngửi được, làm sao mà ăn?

Quả là danh bất hư truyền, chưa ăn mà mùi bún mắm đã làm xao xuyến lòng người rồi. Theo tui, mùi bún mắm cua không những thúi mà còn... khai nữa. Nhưng bình tĩnh đi nè, có người chê sầu riêng thúi hoắc, ăn không được nhưng mà nó ngon bá phát luôn mà. Bún mắm cua cũng vậy, sẽ có những người ăn không được, ta hãy tiếc dùm cho họ vì món này ăn thiệt là quá đã!

Tô bún mắm cua chỉ thế này thôi:

Bún mắm cua. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Lạ miệng với món trùng trục đồng quê



Vào mỗi buổi chiều thu, những bà mẹ quê vùng trung du Bắc bộ lại trổ tài khéo tay chế biến món trùng trục dân dã, riêng có ở nơi này. 

Món trùng trục hấp lá bưởi đậm đà dư vị - Ảnh: N.T.Lượng 

Những ngày này, muốn đổi khẩu vị, người dân thôn quê miền trung du Bắc bộ chỉ cần xắn quần lội xuống ao ngòi hì hụp mò trùng trục về chế biến món ăn. Loài trùng trục dân dã, sống dưới ao bùn vốn quen thuộc nhưng khi chịu khó "biến tấu" sẽ thành những món ăn ngon, vô cùng lạ miệng.

4 quán cà phê ngắm Đà Nẵng từ trên cao

Chiêm ngưỡng Đà Nẵng trong không gian ngập tràn hoa lá của cafe Núi Đá hay hòa mình vào gu hiện đại ở cafe Green Plaza là gợi ý khi bạn muốn ngắm thành phố xinh đẹp này từ trên cao.

Vốn là thành phố được rất nhiều du khách yêu thích, Đà Nẵng quyến rũ và hấp dẫn không chỉ bởi ẩm thực, phong cảnh đẹp mà còn cả sự dễ chịu của con người. Đến thành phố này, bạn cũng đừng quên tìm tới một số quán cà phê trên cao, nơi có thể ngắm trọn vẹn Đà Nẵng. Dưới đây là một số gợi ý.

Cafe Green Plaza 

Góc Đà Nẵng nhìn từ Green Plaza. Ảnh: Green Plaza Hotel 

Rẽ suối Yến lạc cõi thiên thai Hương Sơn

Không ồn ào, tấp nập du khách thập phương vãn cảnh chùa, xuôi dòng suối Yến những ngày cuối thu, bạn sẽ mãn nhãn với bức tranh phong cảnh non nước hữu tình nơi đất Phật thiêng liêng.

Quần thể văn hóa - tôn giáo chùa Hương thuộc xã Hương Đức, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Nội 65 km. Trước khi vào khu di tích Hương Sơn, bạn phải chèo đò xuôi theo dòng suối Yến hay còn gọi là suối Yến Vĩ. 

Chuyến hành trình xuôi dòng suối Yến bắt đầu khi bạn đặt chân đến bến Yến (bến đò Yên Vĩ). Ngồi thư thả trên chiếc đò nhỏ được chèo bằng tay, bạn sẽ ngây ngất bởi hương hoa sữa dọc theo bến đò, trải dài đến tận đền Trình. Từng từng chùm bông trĩu nặng, tỏa hương thơm nồng nàn. 

15 thg 11, 2014

5 món điểm tâm sáng hấp dẫn tại Nha Trang

Đối với mỗi khách du lịch, ăn sáng ở Nha Trang thật thú vị bởi bước chân ra ngõ là có thể thỏa sức lựa chọn món ngon với thực đơn phong phú, lạ miệng.

Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn để khởi đầu ngày mới khám phá thành phố biển năng động và xinh đẹp.

Bún cá dầm, bún sứa

Đến Nha Trang mà bỏ qua bún cá, bún sứa sẽ thật là thiếu sót bởi những món ăn này được ví như khẩu vị của người dân miền biển. Nếu bún cá có nước dùng đậm đà, thoảng hương thơm nhẹ của cá dầm thì bún sứa lại mang vị đặc trưng từ sứa.

Bún cá dầm chế biến không quá khó. Cá tươi được làm sạch, luộc chín, bỏ da và xương, sau đó xắt thành khúc vừa ăn. Ngoài cá dầm, còn có thêm chả cá. Nước dùng lấy từ chính xương của loại cá này để tạo độ ngọt thanh tự nhiên. Ăn kèm với bún cá là đĩa rau sống được thái nhỏ. 

Bún sứa có nước dùng thanh ngọt, hấp dẫn thực khách. Ảnh: Quế Lan. 

Từ lạp xưởng đến tung lò mò

Dọc theo quốc lộ 1A từ Cần Thơ xuôi về Bạc Liêu, vừa qua địa danh Cái Tắc vào địa phận tỉnh Sóc Trăng, hai bên đường có rất nhiều đại lý bán lạp xưởng, đặc sản đặc biệt của người Hoa xứ này.

Lạp xưởng biến âm của lạp xường – một món ăn của người Trung Hoa từ ngàn xưa. Thật ra âm Hán Việt đọc chính xác là “lạp trường” với “lạp” nghĩa là cuối năm, “trường” nghĩa là ruột; lạp trường là ruột heo nhồi thịt heo xay trộn với rượu, đường cho lên men tự nhiên, món ăn dịp Tết Nguyên đán.

Lạp xưởng Sóc Trăng 


'Rẽ nước' Hòn Mun khám phá đại dương

Nha Trang không chỉ nổi tiếng với những bãi tắm dài nước xanh cát trắng mà còn rất ấn tượng với những chuyến du lịch ra đảo, đặc biệt là lặn biển ở Hòn Mun, một hòn đảo nhỏ cách đất liền khoảng 45 phút ca nô.


Từ cảng Cầu Đá, chiếc tàu du lịch lướt sóng đưa khách ra Hòn Mun. Cảnh quan trên biển là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với những hòn đảo lô nhô đủ kiểu dáng: Hòn Miễu, Hòn Tre, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc..., xa xa là những bãi cát vàng óng, hoang sơ nép mình bên những khối đá trầm tư, ngày đêm ầm ào sóng vỗ. 

14 thg 11, 2014

Tản mạn cà phê Hà Nội

Tôi nhớ năm 1986 lần đầu tiên ra Hà Nội, thèm cà phê đi tìm hoài mà không thấy. Đến khi tìm được quán rồi thì lại ngơ ngẩn khi chủ quán hỏi: Đen hay nâu?, bởi từ cha sanh mẹ đẻ tới giờ ở trong Nam chỉ biết tới cà phê đen chớ làm gì có cà phê nâu? Còn đến khi uống cà phê thì than ôi, nó nhạt thếch chán phèo. Chưa hết, khi uống ly cà phê đen xong thì không có nước trà uống. Muốn uống trà thì phải kêu thêm và phải trả thêm tiền (và nhớ phải gọi là chè chứ không phải là trà nhé!). Về Nam, tôi khẳng định với mọi người: Hà Nội không biết uống cà phê, chỉ biết uống chè thôi!

Khoảng năm 1999, tôi nhớ rằng khi ra Hà Nội uống cà phê xong muốn uống trà vẫn phải gọi thêm một ly trà và tính thêm tiền.

Không biết thói quen ấy thay đổi từ bao giờ, nhưng từ năm 2000 trở về sau uống cà phê ở Hà Nội cũng giống như ở Sài Gòn. Chất lượng cà phê, phong cách phục vụ, không gian quán, mặt bằng giá đều tương tự. Tương tự thôi, chứ Hà Nội vẫn là... Hà Nội, không phải Sài Gòn. Thí dụ, có lần uống cà phê Wifi ở Hà Nội, tôi mở tablet ra và hỏi người phục vụ hotspot nào và password. Hắn chỉ một hotspot và bảo: Cái này khỏe hơn ạ! Ơ, tôi mất mấy giây để hiểu rằng câu này tương tự như câu: Cái này mạnh hơn! ở Sài Gòn.

Quán cà phê ở Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Lê Hồng Phong, Hà Nội

Biến hóa thực đơn cùng lợn “cắp nách” Tây Bắc

Nói đến ẩm thực Tây Bắc xa xôi là nhiều người nghĩ ngay đến lợn “cắp nách”, một đặc sản được ưa chuộng và đậm đà dư vị.

Lợn cắp nách nướng lá móc mật, món ngon của đồng bào Tây Bắc - Ảnh: N.T.Lượng 

Theo đồng bào các dân tộc Tây Bắc, để có một con lợn cắp nách đúng nguồn gốc và đạt chất lượng, trước hết phải tìm hiểu giống lợn. Lợn cắp nách phải là giống lợn địa phương, do chính lợn mẹ của gia đình nuôi đẻ ra, gen thuần chủng không bị lai tạp.

Hơn nữa, yếu tố quan trọng để trở thành lợn cắp nách là cần sự hoang dã khi nuôi. Lợn không nuôi nhốt chuồng như lợn thường mà sáng ra, người ta chỉ cho lợn ăn cám nấu từ cây chuối rừng và sắn, sau đó xua đàn lợn lên rừng cả ngày.

Chợ Sừng trên 12 tầng dốc

Đến được chợ phiên của huyện Phong Thổ, Lai Châu, du khách phải ngửa mặt vượt qua 12 tầng dốc đứng. Thế nên chợ được gọi là Sì Lờ Lầu theo tiếng người dân bản địa có nghĩa là 12 tầng dốc.

Chợ nằm ở xã chót cùng trong vòng cung 8 xã biên giới của huyện Phong Thổ (Lai Châu) chỉ cách biên giới một km. Gọi là chợ Sừng bởi chợ họp vào ngày hai con vật có sừng trong 12 con giáp là con dê (ngày Mùi) và con trâu (ngày Sửu). Vậy là cứ sáu ngày chợ họp một lần. Nếu tính theo tuần, thì chợ họp lùi ngày, thí dụ tuần trước họp chủ nhật, thì tuần sau họp vào thứ bảy, rồi lại thứ sáu tuần sau nữa cứ lùi vòng quanh như thế. 

Ngày lạnh nhớ vị bánh áp chao Cao Bằng

Đến với Cao Bằng ngày lạnh và thưởng thức món bánh áp chao nóng hổi, hương thơm quyến rũ cùng vị đậm đà, béo bùi của thịt vịt lẫn trong vị nếp dẻo quạnh là cả một sự khám phá thú vị.

Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, được bày bán nhiều trong các quán nhỏ hoặc vỉa hè. Bánh có vẻ bề ngoài khá giống bánh rán nhưng phần nhân được làm từ thịt vịt chứ không phải thịt lợn băm, mộc nhĩ hay đỗ xanh như bánh rán bình thường. Người Cao Bằng gọi đó là bánh áp chao, hay còn gọi là bánh vịt chao. 

Món bánh tuy đơn giản nhưng không chỉ được nhiều người Cao Bằng yêu thích mà còn làm cho những vị khách đường xa cũng phải xuýt xoa khen ngợi. Ảnh: Anh Tú. 

3 món ngon từ hến của đất cố đô

Cháo hến ấm lòng những ngày lạnh hay bún hến lạ miệng sẽ góp thêm cho du khách những ấn tượng về đất Huế mộng mơ.

Xứ Huế vốn nổi tiếng với những món ngon đầy sự tinh tế mà đặc biệt nhất phải kể đến các món ăn từ hến. Dưới đây là 3 món ngon bạn nên thưởng thức khi tới nơi này.

Cơm hến

Cơm hến là cái tên khá nổi danh trên đất cố đô. Đây là món ăn dân dã nhưng có cách chế biến cầu kỳ và tinh tế.

Thành phần của cơm hến gồm cơm trắng để nguội, các loại rau ăn kèm như xà lách, rau mùi, húng thơm, cải xanh... đậu phộng rang, vừng, mắm ruốc và hến là nguyên liệu quan trọng nhất. Cồn Hến là nơi có những con hến ngon nhất. Hến ở đây không to như nhiều nơi nhưng chắc thịt và cho vị ngọt thanh ngon miệng. 

Ngày nay, cơm hến đã có nhiều biến tấu nhưng vẫn giữ được hương vị thơm ngon vốn có. Ảnh: Hương Chi. 

Ngây ngất trước vẻ hoang sơ biển đảo Phú Quý

Những bãi cát trắng, rạn san hô sặc sỡ ẩn hiện dưới làn nước trong veo, dải thực vật xanh mướt, bầu khí trong lành, cùng những món ngon đặc trưng miền biển từ lâu đã lấy lòng biết bao du khách đến với Phú Quý, huyện đảo xinh đẹp cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 4-5 giờ tàu.

Tuy biệt lập với những thú vui xa xỉ của phố thị nhưng đổi lại Phú Quý khiến bao du khách ngây ngất và cảm mến bởi những nét đẹp hoang sơ còn lưu giữ.

Biển trời xanh mát 

13 thg 11, 2014

Bất ngờ ở Gò Công

“Một màu xanh xanh, chấm thêm vàng vàng...”. Nhưng đây không phải là những sắc màu của nhạc sĩ Trần Tiến, mà là những sắc màu của lúa trên con đường chúng tôi đi. 

Dạo trên đường làng là một trải nghiệm khám phá thú vị - Ảnh: Trần Thùy Linh 

Điểm đến là một nơi hiếm thấy trên bản đồ du lịch thông thường, dù không xa Sài Gòn là bao nhiêu.

Những ngôi mộ đá của người dân tộc Chăm

Người Chăm Bàni chôn người chết trong tư thế nằm nghiêng, cơ thể được quấn vải chứ không dùng quan tài hay đắp mộ như người Kinh.

Phan Rang có một ngôi làng rất đặc biệt mang tên Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam. Nơi đây tập trung rất nhiều ngôi mộ đá xếp dài trên bãi cát, bao bọc xung quanh là những cây xương rồng gai. Rất ít người biết đến làng Văn Lâm này dù nó nằm cách thành phố Phan Rang không xa, chỉ khoảng 8 km. Nét văn hóa người Chăm thể hiện rõ trên những ngôi mộ đá mộc mạc xù xì theo năm tháng ở đây. 

Những ngôi mộ đá kéo dài trong bãi cát trắng. Ảnh: Đoàn Mạnh 

Nơi dừng chân của người yêu xê dịch ở Đà Lạt

'Vài cái bàn, vài góc nhà đơn giản tự làm, cưa, vẽ… là thành nơi những người mê du lịch, nhiếp ảnh dừng chân mỗi khi đến thành phố sương mù”- chủ quán chia sẻ.

Đà Lạt bốn mùa hấp dẫn dân xê dịch. Vô tình gặp nhau trên những cung đường, vẫy tay chào rồi lại hẹn gặp nhau ở Phượt Café, điểm dừng chân và cũng là điểm hội ngộ quen thuộc. 

Những quán cà phê hấp dẫn tại Nha Trang

Boulevard, Tepi hay Paramount là những quán cà phê đẹp và nhận được nhiều cảm tình từ du khách mỗi lần đến với Nha Trang.

Nha Trang là một thành phố biển xinh đẹp, đầy năng động và sức sống. Tới thăm nơi này, bạn không chỉ được hòa mình vào bầu không khí thoáng mát mà còn có thể nghỉ chân tới tại những quán cà phê hấp dẫn.

Paramount Cafe

Tọa lạc trên con đường biển Trần Phú, Paramount Cafe là quán cà phê có phong cách nhẹ nhàng, sang trọng và thoáng đãng. Không chỉ vậy, nơi đây còn có "view" hướng biển, đón gió và nằm trong khu vực du lịch. Do đó mà quán cà phê này khá hấp dẫn khách du lịch. 

Không gian mát mẻ tại Paramount Cafe. Ảnh:foursquare. 

3 quán ăn mang phong cách gia đình xưa tại Sài Gòn

Cơm nhà, Cục gạch hay Cơm niêu Sài Gòn là những quán mang lại cho bạn cảm giác được sống trong một gia đình xưa.

Nhịp sống ngày càng hiện đại khiến việc tìm kiếm một bữa cơm đơn giản, mang đậm chất truyền thống trở nên khó khăn. Một ngày nào đó, nếu bạn muốn được ăn những món như trứng chiên, rau muống luộc, canh bầu... văng vẳng bên tai là tiếng nhạc réo rắc từ cái thuở sum vầy với mẹ cha, hãy thử đến những quán dưới đây.

1. Cơm nhà

Nằm ở tầng 2 khu chung cư cũ Đồng Khởi, Cơm nhà là một quán nước mát có phục vụ món ăn giống với "bữa cơm mẹ nấu", bao gồm: một chén cơm trắng, một món mặn, một món rau và chén canh đặt trên cái mẹt. Không khí quán yên tĩnh và thực đơn thay đổi mỗi ngày trong tuần. Một phần cơm nhà có giá 59.000 đồng, ngoài ra còn có các món lạ mà quen như cơm nếp muối mè, bánh mì chà bông hay xôi mít... 

Mẹt cơm một người ăn ở quán Cơm nhà. Ăn như vầy thôi đã đủ no. Ảnh: Thảo Nghi 

Sò mai Cù Lao Chàm

Từ bến đò Cửa Đại, thuyền sẽ rẽ sóng đưa bạn vượt qua hơn 20 km để đến với vùng đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, Hội An, Quảng Nam). 

Sò mai chế biến được nhiều món rất ngon - Ảnh: Thanh Ly 

Giữa mênh mông trời nước, đến Cù Lao Chàm bạn sẽ cảm nhận được vị mặn nồng của biển, hòa mình vào giữa không gian mênh mông của trời mây, sông nước với những người dân chài chân chất và đặc biệt được thưởng thức những món ngon chế biến từ các loại hải sản. Một trong các món đó là sò mai.

7 thg 11, 2014

Đi Hà Nội cũng không tốn nhiều tiền lắm đâu bạn!

Trong vòng một tháng tôi có 2 chuyến ra Hà Nội. Một lần là đi công tác, lần còn lại là... đi chơi.

Chuyến đi công tác cùng các bạn doanh nhân đồng nghiệp được thực hiện như bao nhiêu lần đi công tác khác. Mua vé máy bay từ Vietnam Airlines trước 2 ngày, giá vé là 2.250.000 đ/người/lượt, cộng thêm tiền thuế và phí là 2.580.000 đ. Từ sân bay Nội Bài đi taxi vào Hà Nội 380.000 đ. Ở khách sạn 3 sao, 1.000.000 đ/đêm. Đến đâu cũng đều lên taxi, giá bình quân 100.000 đ một cuốc. Ăn uống ở những nhà hàng sang trọng, như nhà hàng du thuyền Potomac trên Hồ Tây, Hot Rock ở Giảng Võ... Chuyến về cũng thế, taxi từ Hà Nội ra Nội Bài và vé máy bay tương tự.

Lần sau dắt cậu con trai đi cho biết Hà Nội, chi phí khác hẳn. Vé máy bay mua trước 10 ngày từ hãng máy bay giá rẻ VietJet Air là 699.000 đ/người/lượt, công thêm phí linh tinh khoảng 850.000 đ (đấy là mua vé bình thường chứ không phải săn giá rẻ nhé, nếu chịu khó săn giá rẻ thì còn rẻ hơn nhiều). Giá của VietJet Air thay đổi theo mùa trong năm, và vào mùa thu là mùa ra Hà Nội rất thú vị, trời mát mẻ, cảnh nên thơ thì... giá là rẻ nhất, nếu bây giờ bạn mua thì giá cũng rẻ nhưng là 900.000 đ/người/lượt. Chưa đến 1/3 so với giá nêu ở trên đó bạn!

Nồng nàn hoa sữa thơm trên đường phố Hà Nội

Mỗi độ thu về, Hà Nội lại nồng nàn mùi hương hoa sữa. Những ngõ phố ngập tràn màu hoa trắng tinh khôi gợi trong lòng mỗi người cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. 

Nhắc đến hoa sữa, người ta lại nghĩ ngay đến một Hà Nội nồng nàn mỗi độ thu sang. 

Đi hái bông súng mùa nước nổi

Mùa nước nổi về, bà con ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp có thêm nghề mưu sinh mới, đó là sang các cánh đồng giáp biên nước bạn Campuchia để hái bông súng đồng. 

Đưa bông súng lên xe đem đi tiêu thụ 

Theo ngư dân sống bằng nghề hái bông súng, hàng năm, vào mùa nước lũ kéo dài từ 4-5 tháng, bông súng đồng mới mọc và trổ bông trắng rất đẹp. Cả cánh đồng rộng bao la trắng màu hoa súng với mùi hương rất thơm.

Dạo vườn su su Tam Đảo

Trước khi lên Tam Đảo (Vĩnh Phúc), món đầu tiên tôi được giới thiệu là đặc sản vùng này: đọt su su.

Món đọt su su xào tỏi 

Quả thật, khi đặt chân đến Tam Đảo, mới hiểu vì sao su su lại là món ăn đặc sản. Dạo quanh Tam Đảo, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những vườn su su rộng bạt ngàn, tươi mơn mởn, thậm chí su su còn bò lên lòng đường, hiện diện khắp mọi nơi.

6 thg 11, 2014

Con phố ngắn nhất Hà Nội

À, xin nói thêm một chút: ở Hà Nội thì phố tức là đường ở miền Nam, nhỏ hơn phố là ngõ (trong Nam gọi là hẽm), nhỏ hơn ngõ là ngách (trong Nam hình như không có danh từ tương đương!). Như vậy được mang tên phố ắt phải là con đường khá rộng lớn.

Người ta nói rằng con phố ngắn nhất Hà Nội chỉ dài 45 met, thế nhưng khi đến đấy tôi có cảm giác nó chỉ dài 30 met là cùng, nếu tính từ vạch qua đường đầu này đến vạch qua đường đầu kia.

Con phố ngắn nhất ấy mang cái tên không hề khiêm tốn như độ dài của nó: phố Hồ Hoàn Kiếm!

Phố Hồ Hoàn Kiếm bắt đầu từ phố Cầu Gỗ và đâm thẳng ra Bờ Hồ (phố Đinh Tiên Hoàng) như trên bản đồ Google này:(chú ý rằng vì con phố quá ngắn nên khi xem phải phóng to bản đồ ra mới thấy)

Làng Cựu, nơi lưu giữ nét đẹp nông thôn Việt

Không có những ồn ào, náo nhiệt của nhịp sống hiện đại, làng Cựu chính là nơi dừng chân của bánh xe thời gian.

Nằm cách đường quốc lộ 1 chỉ khoảng hơn 2 km, làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là nơi còn lưu giữ được nhiều nét xưa cũ với cây đa, bến nước, mái đình... 

Hội An trầm mặc trên những bức tường

Những bức tường màu vàng nghệ hay phủ rong rêu màu thời gian đã đồng hành cùng nhịp sống người dân và du khách ở phố cổ.

Dạo quanh trong những con đường phố cổ Hội An (Quảng Nam), bạn dễ dàng nhận ra những bức tường đã nhuốm màu thời gian nằm len lỏi trong những kiến trúc cổ kính. Những bức tường vàng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đi xa. Anh Thái Thanh, sinh ra ở phố cổ, đang làm việc và sinh sống ở TP HCM nhưng những kí ức về tuổi thơ sống trong phố cổ, chơi đùa bên những bức tường vàng tươi luôn là ký ức đẹp anh kể cho hai con nhỏ. 

5 trải nghiệm thú vị ở Vườn quốc gia Cát Tiên

Với dịch vụ ngồi xe ô tô mui trần, du khách được chứng kiến những đàn nai nhởn nhơ gặm cỏ, các chú lợn rừng, đàn bò tót loay hoay kiếm thức ăn hay chồn hương chuyền cành tìm quả chín.

Đến Cát Tiên, bạn sẽ mất khoảng 4 giờ đồng hồ nếu đi bằng xe máy theo lối từ quốc lộ 20 hướng về Đà Lạt. Đến cây số 125, bạn rẽ trái theo đường Tà Lài, sau đó đi thêm 24 km nữa là tới. Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa phận ba tỉnh gồm Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước, cách TP HCM 165 km và Đà Lạt 170 km.

Nơi này còn là khu du lịch sinh thái lý tưởng ở miền Ðông Nam Bộ, vùng đất còn giữ nguyên vẹn tính tự nhiên. Ngoài ra, vườn cũng có nhiều loài sinh vật rất quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam, cảnh thiên nhiên hùng vĩ, và còn lưu lại những dấu tích văn hoá cổ xưa. Dưới đây là những trải nghiệm thú vị du khách không nên bỏ lỡ khi đến đây. 

Bàu Sấu thường là nơi hấp dẫn du khách nhiều nhất. Ảnh: Xuân Lộc 

4 thg 11, 2014

Nhà thờ lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của Tổng Giám mục, tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse

Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng năm 1884 - 1888 trên nền cũ của một ngôi chùa lớn có tên là chùa Báo Thiên. Ngôi nhà thờ tọa lạc tại 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Gần kề nhà thờ Lớn là tòa Tổng Giám mục, Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, Dòng Mến Thánh giá Hà Nội. Khu vực này có nhiều cơ sở công giáo như vậy nên chẳng lạ khi có một con đường mang tên Nhà Chung và một con đường mang tên Nhà Thờ.

Nhà thờ chính tòa Hà Nội xây dựng sau Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn 8 năm, nhưng trông cũ kỹ hơn nhiều. Dường như phần bên ngoài của nhà thờ không được tu bổ.

Độc đáo nghi lễ mừng lúa sinh trưởng của người Mạ, Đắk Nông

Lễ mừng lúa sinh trưởng là một trong những nghi lễ quan trọng trong nông nghiệp của đồng bào Mạ ở huyện Dak Glong (Đắk Nông), được tổ chức với mục đích chấm dứt những điều kiêng kị cho người giữ rừng, xua đuổi sâu bọ và thú dữ để mùa màng luôn tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc…

Lễ mừng lúa sinh trưởng của người Mạ

Lễ hội thường được tổ chức vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 dương lịch hàng năm. Theo quan niệm của người Mạ, muốn cho cây trồng trên rẫy sinh trưởng và phát triển tốt, người trong làng phải bầu ra một người giữ rừng là một chàng trai khỏe mạnh, chuyên đến thăm nương rẫy của bà con trong bon và cùng với già làng tổ chức các lễ hội nông nghiệp trong năm. Để làm được điều đó, người giữ rừng không ăn thịt mỡ, da các con vật, đầu cá... nếu vi phạm, nương rẫy sẽ bị cạn khô và cây lúa sẽ không có hạt.

Thu phục cọp trắng, khai sơn dựng chùa

Chùa Thắng Quang (ở thôn Hy Tường, xã Hoài Sơn, H.Hoài Nhơn, Bình Định) được người dân trong vùng truyền tụng, thêu dệt nhiều câu chuyện về sự linh thiêng.

Chùa Thắng Quang - Ảnh: Hoàng Trọng 

Tọa lạc trên một ngọn đồi ở lưng chừng núi Cây Xay, tách biệt với khu dân cư, dù đường lên là dốc núi cao nhưng vẫn có rất nhiều người tìm đến chùa vãn cảnh, lễ Phật. Người dân trong vùng kể rằng, từ đời xa xưa, có nhà phong thủy đến Hy Tường, trông thấy núi Cây Xay thì nói rằng đấy là núi Đầu Rồng và chùa Thắng Quang tọa lạc trên lưỡi rồng, cạnh một hồ nước có tên là Long Thiệt (hồ Lưỡi Rồng). Nhưng dân trong vùng vẫn quen gọi tên núi Cây Xay, vì ở đó mọc toàn cây xay và chùa Thắng Quang cũng được gọi là chùa Cây Xay.

Thái Nguyên và những điều chưa nhiều người biết

Ngoài danh thắng hồ Núi Cốc với câu chuyện tình huyền thoại về chàng cốc và nàng công, Thái Nguyên còn là mảnh đất thiêng liêng với nhiều điểm lịch sử văn hóa nổi tiếng.

Khu di tích ATK Định Hóa, bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam và địa điểm công bố ngày Thương binh liệt sỹ toàn quốc là 3 trong số rất nhiều điểm tham quan lịch sử văn hóa của tỉnh Thái Nguyên.

Khu di tích An toàn Khu Định Hóa

An toàn Khu (ATK) Định Hóa là một phần quan trọng của thủ đô trong thời kỳ Việt Nam chống thực dân Pháp. Nơi này hợp cùng các huyện Đại Từ, Phú Lương (Thái Nguyên), Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa (Tuyên Quang) và chợ Đồn (Bắc Cạn). Từ đây, du khách có thể tham quan rất nhiều địa điểm lịch sử nổi tiếng như đồi Khau Tý, di tích Nà Mòn, di tích Tỉnh Keo, lán Khuôn Tát... 

Du khách nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lán Tỉnh Keo. Ảnh: Hương Chi 

3 thg 11, 2014

Kính thưa đồng chí Thành hoàng làng

Tại số 13B phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là một cụm di tích đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1986.

Đây là di tích kiến trúc 3 trong 1: Đình, đền và chùa.
  • Đình Vũ Thạch là nơi thờ Khỏa Ba Sơn, tướng của Hai Bà Trưng. Theo các thần phả còn ghi lại, Khỏa Ba Sơn được Hai Bà cử tới ấp Hoa Động (nay thuộc xã Cự Khối, Gia Lâm) lập một đồn giả để lừa quân Hán, nhờ đó mà đánh bại được Tô Định. Sau khi lên ngôi, Hai Bà Trưng cho ông trở về đóng đồn tại ấp Hoa Động, song ông đã hoá ngay giữa tiệc khao thưởng dân làng (nơi thờ chính của ông hiện là làng Xuân Đỗ, xã Cự Khối, Gia Lâm). 
  • Đền Vũ Thạch thờ Mẫu Liễu Hạnh và các mẫu khác trong tín ngưỡng dân gian. Sự tích về các bà Mẫu đã được nhiều sách ghi chép. 
  • Chùa Vũ Thạch tương truyền được khởi dựng từ đời nhà Lý Theo văn bia trùng tu chùa vào năm Tự Đức thứ 10, chùa còn có tên Quang Minh Tự. Chùa chủ yếu thờ Phật, ngoài ra còn thờ Mẫu, thờ các sư tổ của chùa qua nhiều năm trụ trì đã viên tịch.
Đình Vũ Thạch (bên trái) và cổng chùa Vũ Thạch (bên phải)

“Cưới vợ trả của” - tập tục lâu đời của đồng bào Stiêng, Bình Phước

Người Stiêng lưu truyền những giá trị văn hóa, quan hệ ứng xử trong đời sống thường ngày mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có tục “cưới vợ trả của”.

Người STiêng có quan niệm, việc cưới không phải là việc riêng của gia chủ, mà cũng là niềm vui và trách nhiệm của cộng đồng, buôn, sóc. Ảnh minh họa

Trong số các dân tộc anh em cùng sinh sống tại tỉnh Bình Phước, người STiêng chiếm số đông và có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Người STiêng có ngôn ngữ, tiếng nói và chữ viết riêng; họ cũng lưu truyền những giá trị văn hóa, quan hệ ứng xử trong đời sống thường ngày mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có tục “cưới vợ trả của”.

Mộ Bà Vua trong rừng cấm

Nhiều tư liệu khẳng định người nằm dưới mộ Bà Vua ở Gò Thỏ (thôn Vĩnh Long, xã Cát Hanh, H.Phù Cát, Bình Định) là bà Nguyễn Thị Bích, vợ Hoàng đế Quang Trung.

Ông Thiển bên mộ Bà Vua - Ảnh: Hoàng Trọng 

Mộ bà Nguyễn Thị Bích ở Gò Thỏ nằm trong khu đất trồng mì xen lẫn bạch đàn của dòng họ Nguyễn ở thôn Vĩnh Long. Ngôi mộ này trông rất bình thường, thậm chí còn ít bề thế hơn những ngôi mộ xung quanh, trên bia mộ khắc hàng chữ “Phần mộ/Đời thứ 9/Nguyễn Thị Bích/giá vụ/Quang Trung /Nguyễn Huệ/Từ trần ngày 10.09/Các cháu đồng lập mộ 1997”. Gần mộ Bà Vua là mộ tiến sĩ Nguyễn Văn Hiển, tác giả Đồ Bàn thành ký được nhiều người biết đến.

Truyền thuyết Thiên Thai tự

Nhiều người tin rằng chùa Thiên Tôn (ở khối Hòa Lạc, thị trấn Phú Phong, H.Tây Sơn, Bình Định) ngày xưa có tên là Thiên Thai tự, do vị hoàng thân triều Lý có tên Lý Quốc Hoài dựng nên.

Chùa Thiên Tôn - Ảnh: Hoàng Trọng 

Bí ẩn núi Tam Tòa

Núi Tam Tòa (P.Hải Cảng, TP.Quy Nhơn, Bình Định) có nhiều di tích nhưng ít người biết đến như đền thờ Uy Minh vương, tường lũy cổ bằng đá và nhiều câu chuyện hoang đường về sự linh thiêng.

Tượng đài Trần Hưng Đạo trên núi Tam Tòa - Ảnh: Hoàng Trọng 

Tường lũy phòng thủ bờ biển

Tường lũy trên đỉnh núi Tam Tòa được xây dựng bằng những viên đá xếp chồng lên nhau, điểm bắt đầu từ tượng đài Trần Hưng Đạo (ở khu vực Hải Minh, P.Hải Cảng), dài khoảng 10 km. Qua thời gian, lũy đá này bị hư hỏng nhiều đoạn, nằm lẩn khuất trong bụi rậm, những đoạn lộ thiên còn nguyên vẹn có chiều cao từ 0,6 - 1,2 m, bề mặt rộng gần 1 m.

Kỳ thú Thung Nham



Nằm giữa những ngọn núi bên rìa cố đô Hoa Lư, Thung Nham mang vẻ đẹp hoang sơ, nhưng hội tụ hầu hết khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng đất Ninh Bình.

Cảnh sắc thơ mộng, trong lành tại khu nghỉ dưỡng cho du khách - Ảnh: H.Dương 

Đến Thung Nham (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) vào những ngày thu, du khách sẽ nhận ra rằng Ninh Bình đâu chỉ có Tràng An, Tam Cốc, Bích Động, Bái Đính... như lâu nay từng biết đến.

Xuôi ngược ghe lu

“Ai về chợ Thủ bán hũ, bán ve/Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu”. Câu ca dao ấy lưu truyền trong dân gian để nói về nghề gốm nổi tiếng của đất Bình Dương. 

Mỗi ngày có hàng ngàn chiếc lu được chở về bán tại các tỉnh miền Tây 

Nó khởi nguồn từ những người đi tìm vùng đất mới để khai khẩn, lập nên các xóm làng.

Hiện ở Bình Dương, lò lu Đại Hưng vẫn giữ cách sản xuất thủ công truyền thống với sản phẩm nghề đặc trưng. Lò nằm ở khu phố 1, phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một (Bình Dương). Không ai nhớ rõ thời gian hình thành lò gốm này, các cụ cao niên trong làng cho rằng nó đã có trên 150 năm.

2 thg 11, 2014

Ngôi nhà tâm linh của đồng bào Cơ Tu

Nhà mồ - một trong những công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất, vừa là văn hóa vật thể, vừa là văn hóa phi vật thể mang tín ngưỡng dân gian truyền thống hướng về tổ tiên, nguồn cội của đồng bào dân tộc Cơ Tu.

Hình tượng con trâu luôn xuất hiện ở những công trình kiến trúc như: gươl, quan tài, nhất là nhà mồ, rất rõ nét, sinh động. Trong ảnh là phác thảo hình đầu trâu để tạc tượng ở hai đầu quan tài và ở một phía đầu hồi nóc của nhà mồ

Sống chủ yếu ở ba huyện miền núi cao Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang (Quảng Nam), A Lưới (Thừa Thiên - Huế) và một bộ phận khác cư trú ở huyện Đắc Chưng và Kà Lùm (Seekoong, Lào), đồng bào dân tộc Cơ Tu, Huyện Tây Giang đã chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình cho mục tiêu phát triển.

Một trong những việc thực hiện là khôi phục nhà mồ - ngôi nhà tâm linh của đồng bào Cơ Tu - tại làng truyền thống của huyện là một việc làm hết sức có ý nghĩa.

Mèn mén, món ăn độc đáo của người Mông

Không phải món cao lương mỹ vị nhưng mèn mén lại khiến nhiều người khó quên khi nếm thử một lần.

Món ăn được làm từ những hạt ngô tẻ địa phương là thực phẩm hàng ngày của người Mông. Cứ sau mỗi mùa thu hoạch, ngô lại được đồng bào Mông phơi trên những hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới đem đi làm mèn mén. Tuy nhiên để có được bát thành phẩm ngon phải trải qua nhiều công đoạn và thời gian. 

Nguyên liệu duy nhất làm nên món mèn mén là bột ngô tẻ. Ảnh: Diệu Huyền. 

Đến 'Tiểu Vương cung Thánh đường' Phú Nhai

Đó là ngôi nhà thờ to nhất Đông Nam Á nằm ở xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km, nhà thờ Phú Nhai. 

Tôi để ý tới nhà thờ Phú Nhai không phải vì "nghe đồn" đó là ngôi nhà thờ to nhất Đông Nam Á mà ấn tượng vì một lý do hoàn toàn cảm tính khác, đó là người ta gọi nhà thờ Phú Nhai bằng một cái tên vô cùng đẹp đẽ: Tiểu Vương cung Thánh đường. 

Nhà thờ Phú Nhai nằm ở xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường. Nhà thờ gốc được xây dựng vào năm 1886 với phong cách kiến trúc Gothic mang đậm dấu ấn Tây Ban Nha, đến năm 1993, nhà thờ Phú Nhai được xây lại theo phong cách Gothic Pháp. 

Khám phá Đà Lạt thu nhỏ trong đường hầm đất sét

Nằm giữa khu rừng thông xanh ngắt cạnh Thiền Viện Trúc lâm, “Đường hầm đất sét” là điểm du lịch mới của Đà Lạt. Công trình điêu khắc này hấp dẫn du khách không chỉ bởi nghệ thuật tinh xảo mà còn hết sức độc đáo và khác lạ. 

Nhà thờ Con Gà bằng đất sét 

Trên một khu vực đồi núi rộng lớn, các tác phẩm điêu khắc giàu tính hiện thực được khoét tạo hình ngay vách núi. Với nguyên liệu chính là đất đỏ bazan, các tác giả đã tái hiện các giai đoạn phát triển của Đà Lạt, kể từ khi thành phố được phát hiện vào năm 1893 bởi bác sĩ người Pháp Alexandre Yersin cho đến sau năm 1975. Theo chủ nhân công trình, anh Trịnh Bá Dũng, dù làm bằng đất đỏ không nung, nhưng công trình “Đường hầm đất sét” hoàn toàn có thể chịu đựng được các tác động và biến đổi của thiên nhiên, khí hậu, thời tiết. 

Phượt cuối tuần đến làng chài Quy Nhơn

Khám phá làng chài Hải Minh (Bình Định) dịp cuối tuần là một trải nghiệm lý thú với những ai thích du lịch. Đến để ngắm biển, chinh phục núi cao, tìm dấu tích những di tích xưa...


Nằm trên bán đảo Phương Mai, làng chài Hải Minh (khu vực 9, phường Hải Cảng, Quy Nhơn, Bình Định) là một điểm đến thú vị cho những thích khám phá, trải nghiệm vùng đất mới.

Xuất phát từ bến đò Hàm Tử (Cảng cá Quy Nhơn), mất khoảng 20 phút bạn đặt chân đến Hải Minh, một làng chài trải dài bên mép sóng. Trên dãy núi Phương Mai sừng sững là tượng Đức Thành Trần Hưng Đạo uy nghiêm chỉ tay về hướng biển. 

Xanh xanh dừa nước Cẩm Thanh

Cây dừa nước gắn liền với mảnh đất Nam Bộ lắm sông nhiều, rạch nhưng ngay tại mảnh đất Quảng Nam thuộc miền Trung đầy nắng gió, cây dừa nước lại trở thành một đặc sản du lịch xanh gắn liền với tên đất Cẩm Thanh.

Được biết đến nay vẫn chưa có tài liệu khoa học nào cho biết cây dừa nước đến bén rẽ, bám đất ở xã Cẩm Thanh (Tp. Hội An) từ khi nào. Nhưng theo ông Võ Tấn Mười, một người dân địa phương cho biết, người Cẩm Thanh truyền miệng thì cây dừa nước được những thương lái buôn ghe bầu tại địa phương lấy ở phương Nam mang về trồng ở vùng ngập mặn này cách đây khoảng 200 năm. 

Theo thời gian, cây dừa nước đã sinh trưởng phát triển tốt thích nghi với môi trường nước nhiễm mặn của vùng đất Cẩm Thanh. Sau này, người dân tiếp tục nhân rộng và dừa nước phát triển thành rừng dừa quanh năm xanh tốt. Hiện nay cây dừa nước được trồng phổ biến trên các con sông, lạch tập trung chủ yếu ở các thôn: Thanh Tam Đông, Thanh Tam Tây, Thanh Nhứt, Vạn Lăng.

Lũng Vân – Nóc nhà xứ Mường

Là địa danh nổi tiếng trong bốn xứ Mường cổ đất Hòa Bình (Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động), Lũng Vân (huyện Tân Lạc, Hòa Bình) được ví như Nóc nhà xứ Mường bởi cảnh sắc đẹp và còn giữ được nhiều nét sinh hoạt truyền thống của người Mường.

Truyền thuyết “Đẻ đất Đẻ nước” của người Mường ở Hòa Bình kể rằng, xưa Lũng Vân là nơi có những bản làng đang sinh sống yên bình. Một cơn hồng thuỷ ập đến bất thần trong đêm tối đã cuốn trôi hết tất thảy nhà cửa, bản làng, người dân, trâu bò và nhấn chìm cả rừng núi. Có đôi vợ chồng nhà nọ bám được một chiếc bè luồng rồi vướng vào cây Bi – một cây cổ thụ khổng lồ, rễ cây ăn xuyên qua chín sông mười núi nên vẫn vững vàng trong cơn hồng thuỷ. Cơn hồng thuỷ rút cũng là lúc tất cả trở nên hoang xơ. Không còn đường về, họ dựng lều ở ngay dưới gốc cây Bi để ở và sinh con đẻ cái, phát rừng làm nương, cày cuốc thung lũng thành ruộng bậc thang, làm cọn (guồng) để lấy nước, thuần phục thú rừng thành vật nuôi, lập nên mường bản. Nhớ ơn cây cứu mạng, họ lấy tên cây đặt cho tên mường, hình thành nên vùng Mường Bi ngày nay, một vùng núi rừng rộng lớn bao gồm nhiều xã thuộc huyện Tân Lạc. Lũng Vân là vùng đất nơi cây Bi mọc trong truyền thuyết và cũng là nơi sinh sống cao nhất của Mường Bi.

Khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm, khi những cơn mưa rừng ập đến Lũng Vân, xuất hiện hàng trăm con suối, thác nước từ trên núi cao đổ xuống tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp ở đây.