Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa Dân tộc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa Dân tộc. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 4, 2016

Lễ hội cầu mùa – nét văn hóa đặc sắc của người Dao, Yên Bái

Lễ hội cầu mùa đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, làm phong phú đời sống tinh thần của đồng bào Dao (Yên Bái).

Thầy cúng làm lễ, lấy nước phun vào lúa ngô với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, ngô nặng hạt, lúa trĩu bông. Ảnh: baotintuc

Lễ cầu mùa được đồng bào Dao nơi đây duy trì từ nhiều đời nay và dần trở thành bản sắc văn hóa của dân tộc. Lễ cầu mùa được tổ chức hằng năm tại gia đình có uy tín, gia đình thu hoạch được nhiều thóc, nhiều ngô nhất trong năm và đã được lựa chọn từ trước. Lễ vật dâng cúng các vị thần trong lễ cầu mùa thường có lợn, gà, lúa, ngô...

8 thg 3, 2016

Phong tục đón Tết của người Sán Chay ở Phú Thọ

Người Sán Chay chuẩn bị đón Tết rất chu đáo bởi sau một năm lao động vất vả, cần mẫn, đây là dịp để họ nghỉ ngơi, vui chơi, thăm hỏi và chúc tụng nhau những điều tốt lành.

Điệu múa đón Tết của người Sán Chay, Phú Thọ. Ảnh: TTDL

Với trên 6.000 người, sinh sống quần tụ ở 6 làng thuộc các xã: Ngọc Quan, Hùng Long, Yên Kiện, Minh Phú, Tây Cốc và Vân Đồn, cũng như các dân tộc khác, dân tộc Sán Chay ở Đoan Hùng có nhiều phong tục truyền thống mang bản sắc riêng, trong đó có tục đón Tết Nguyên Đán, làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Lễ cúng rừng thiêng của người Thái, Yên Bái

Mỗi độ xuân về, người Thái ở Yên Bái lại rộn ràng tổ chức lễ hội Xên đông – lễ hội “Cúng rừng thiêng” với mong muốn một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu, đời sống sung túc, nòi giống sinh sôi.

Lễ cúng rừng thiêng của người Thái, Yên Bái. Ảnh: yenbai.gov.vn

Vùng lòng chảo Mường Lò (Yên Bái) là miền đất tổ của đồng bào Thái. Bà con nơi đây vẫn giữ tục xên đông - cúng rừng thiêng. Từ tập tục linh thiêng ấy đã xây dựng nên ý thức cộng đồng bảo vệ rừng.

11 thg 2, 2016

Trống – Báu vật của người Jrai ở Gia Lai

Với dân tộc Jrai (Gia Lai), trống không đơn thuần là một loại nhạc cụ truyền thống mà trống còn được xem là một vật chứa đựng giá trị về vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống, nó mang ý nghĩa thiêng liêng trong sinh hoạt tín ngưỡng, là biểu hiện những đặc trưng cơ bản truyền thống văn hóa người Jrai tồn tại từ bao đời nay.

Trống – Báu vật của người Jrai. Ảnh: Internet

Trống của người Jrai được phân loại theo kích thước thành 3 nhóm chính: trống nhỏ gồm 3 hiện vật có chiều dài tang trống từ 24 cm đến 40 cm và đường kính mặt trống từ 14 cm đến 20 cm; trống trung gồm 8 hiện vật, có chiều dài tang trống từ 40 cm đến 60 cm và đường kính mặt trống từ 30 cm đến 45 cm; trống lớn gồm 13 hiện vật, có chiều dài tang trống từ 85 cm đến 110 cm và đường kính mặt trống từ 60 cm đến 100 cm.

5 thg 2, 2016

Lễ cúng cây đu của dân tộc Hà Nhì ở Lai Châu

Lễ cúng cây đu trong Tết mùa mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình và bản làng ấm no, là một trong những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của người Hà Nhì, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Thầy cúng lấy thức ăn trên mâm cúng đặt lên ván đu. Ảnh vinaculto.vn

Tết mùa mưa của người Hà Nhì được tổ chức định kỳ vào tháng 6 Âm lịch hàng năm. Để chuẩn bị cho Tết mùa mưa, người ta phải dựng 2 cây đu là đu lăng, đu quay và 2 cái bập bênh là bập bênh lên xuống, bập bênh quay. Theo quan niệm của người Hà Nhì, cái đu lăng vươn cao hàng chục mét với ngọn lá xum xuê thể hiện khát vọng của con người về một sự phát triển tốt đẹp. Còn cái đu quay trông như cái guồng nước to tròn phản ánh mong muốn về sự no đủ.

8 thg 1, 2016

Lễ cầu may mắn, bình yên cho dân làng của người Ba na, Kon Tum

Người Ba na ở làng Đắc Vớt, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum tổ chức lễ cầu an để xua đuổi những điều xấu ra khỏi buôn làng, cầu may mắn, hạnh phúc cho người dân.

Lễ cầu may mắn, bình yên cho dân làng của người Ba na, Kon Tum. Ảnh: Baocongthuong

Là một trong những dân tộc bản địa ở Kon Tum, hiện nay người Ba Na còn lưu giữ khá nhiều phong tục truyền thống đặc biệt là những lễ hội văn hóa độc đáo. Người Ba Na quan niệm: con người từ khi sinh ra đến khi chết sẽ trải qua nhiều quá trình của mối quan hệ ứng xử; mối quan hệ Người - Người (cá nhân với cá nhân), mối quan hệ cá nhân với cộng đồng; mối quan hệ cá nhân, cộng đồng với đấng siêu nhiên - Yàng,…Trong những mối quan hệ ấy, đều tồn tại niềm tin tín ngưỡng mạnh mẽ và những Lễ hội để biểu trưng cho tín ngưỡng đấy. Trong đó có Lễ cầu may mắn, bình yên cho dân làng.

Tết hoa độc đáo của đồng bào Cống, Điện Biên

Theo tổ tiên người Cống lưu truyền, nếu Tết hoa chưa được tổ chức thì chưa ai được phép đi phát nương, đào củ mài và vui chơi, ca hát.

Tết hoa là lễ hội cổ truyền đặc sắc mà không phải tộc người nào cũng có. Ảnh: Baotintuc.vn

Dân tộc Cống hiện chỉ còn khoảng 1.000 người, sinh sống trong 4 bản rải rác tại các huyện Điện Biên, Mường Nhé và Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên). Theo quan niệm của người Cống, cứ trong tháng 9 âm lịch, sau khi thu hoạch mùa màng xong, mỗi nhà tự ăn tết theo điều kiện của gia đình mà không có ngày cụ thể. Trước đây, tết diễn ra từ (03 - 04) ngày, nay rút ngắn lại chỉ còn 01 ngày, 01 đêm.

22 thg 2, 2015

Dù Kê – loại hình nghệ thuật độc đáo của người Khmer Nam Bộ

Những tích truyện từ ca kịch dù kê, món ăn tinh thần của người Khmer Nam Bộ trong suốt mấy chục năm qua đã in sâu trong đời sống chân chất, mộc mạc, vun đắp nên tình làng nghĩa xóm để khẳng định, giữ gìn những nét đặc sắc riêng có của dân tộc mình.

Dù Kê – loại hình nghệ thuật độc đáo của người Khmer Nam Bộ. Ảnh: Internet

Người Khmer ở Nam bộ vốn có nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo, đa dạng đã phát triển khá lâu đời, trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội của bà con dân tộc và luôn được bảo tồn, phát huy.

22 thg 1, 2015

Về Đào Thục xem rối nước

Rối nước Đào Thục (Đông Anh, Hà Nội) đã để lại ấn tượng đối với bạn bè quốc tế trong những lần phường rối đi lưu diễn tại các nước Trung Quốc, Hà Lan, Thái Lan, Nhật Bản và hiện trở thành một sản phẩm du lịch mới lạ dành cho du khách nước ngoài trong tour khám phá văn hóa vùng Đồng bằng Bắc bộ.

Từ trung tâm thành phố Hà Nội chạy theo quốc lộ 3 đến trung tâm thị trấn Đông Anh, rẽ phải vào 10km, chúng tôi đến Thủy Đình, nơi được xem là sân khấu múa rối nước của làng Đào Thục.

Ông Ngô Minh Phong, trưởng phường rối nước Đào Thục kể cho chúng tôi nghe về lịch sử nghề rối nước truyền thống của làng. Văn bia ở đình làng Đào Thục có ghi rằng, ông tổ của nghề múa rối nước ở đây là ông Nguyễn Đăng Vinh làm chức Nội giám thời nhà Lê (1735 - 1940). Sau khi trở về làng, ông đã truyền dạy lại cho con cháu ba nghề: Dệt vải, làm mộc và múa rối nước. Đến nay, làng Đào Thục chỉ còn gìn giữ và phát triển được nghề múa rối nước. Hàng năm, vào ngày 24/2 âm lịch, dân làng vẫn làm lễ dâng hương tưởng nhớ công đức của ông tổ nghề. Vào Ngày hội văn hóa các dân tộc năm 1989, phường rối nước Đào Thục đã đoạt huy chương vàng và đoạt huy chương bạc cho những tích trò xuất sắc trong Liên hoan múa rối nước toàn quốc lần thứ nhất vào năm 1994.

Các con rối được làm bằng gỗ nhẹ, sơn những màu sắc sặc sỡ gắn lên đầu sào tre và điều khiển bằng ròng rọc.

3 thg 1, 2015

Ghế K’pan – niềm tự hào của người Êđê

Đối với cộng đồng dân tộc Êđê, Ghế K’pan không những là tài sản của gia chủ mà, là một vật thiêng thể hiện sự sung túc giàu có của mỗi gia đình… còn là niềm tự hào chung của cả Buôn làng.

Ghế K’pan – niềm tự hào của người Êđê

Ghế K’pan biểu tượng sung túc

K’pan là một chiếc ghế độc mộc, bằng gỗ nguyên khối dài khoảng 15m, rộng từ 65 đến 85cm, với độ dày 7-8cm kê cao 45-50cm, hơi cong ở hai đầu tạo nên dáng vẻ vững chắc, mạnh mẽ.

Không phải nhà nào cũng được làm K’pan, thường trong buôn chỉ có 1 đến 2 gia đình, còn buôn nào có nhiều người giàu thì cũng chỉ có thêm 3 đến 4 nhà mà thôi. Gia đình nào muốn được cộng đồng ủng hộ cho tổ chức lễ hội làm K’pan thì gia đình đó phải có kinh tế khá giả, có tấm lòng hào hiệp, hay giúp đỡ những người xung quanh.

Quan niệm về hôn nhân của người Mạ ở Đồng Nai

Người Mạ ở Đồng Nai có nhiều nét văn hóa độc đáo về phong tục, tập quán từ xa xưa. Trong đó, thú vị nhất chính là quan niệm của họ về hôn nhân.


Hôn nhân của người Mạ ở Đồng Nai theo chế độ phụ hệ, một vợ một chồng và tuyệt nhiên không có quan niệm trọng nam khinh nữ. Đặc biệt, khi con cái trong nhà đến tuổi trưởng thành, khoảng 15-17 tuổi được thoải mái tự do tìm hiểu. Ngoại trừ những trường hợp bố mẹ có hôn ước cho con từ thuở nhỏ, đứa trẻ lớn lên sẽ phải tuân theo và không được tự do lựa chọn bạn đời.

4 thg 11, 2014

Độc đáo nghi lễ mừng lúa sinh trưởng của người Mạ, Đắk Nông

Lễ mừng lúa sinh trưởng là một trong những nghi lễ quan trọng trong nông nghiệp của đồng bào Mạ ở huyện Dak Glong (Đắk Nông), được tổ chức với mục đích chấm dứt những điều kiêng kị cho người giữ rừng, xua đuổi sâu bọ và thú dữ để mùa màng luôn tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc…

Lễ mừng lúa sinh trưởng của người Mạ

Lễ hội thường được tổ chức vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 dương lịch hàng năm. Theo quan niệm của người Mạ, muốn cho cây trồng trên rẫy sinh trưởng và phát triển tốt, người trong làng phải bầu ra một người giữ rừng là một chàng trai khỏe mạnh, chuyên đến thăm nương rẫy của bà con trong bon và cùng với già làng tổ chức các lễ hội nông nghiệp trong năm. Để làm được điều đó, người giữ rừng không ăn thịt mỡ, da các con vật, đầu cá... nếu vi phạm, nương rẫy sẽ bị cạn khô và cây lúa sẽ không có hạt.

3 thg 11, 2014

“Cưới vợ trả của” - tập tục lâu đời của đồng bào Stiêng, Bình Phước

Người Stiêng lưu truyền những giá trị văn hóa, quan hệ ứng xử trong đời sống thường ngày mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có tục “cưới vợ trả của”.

Người STiêng có quan niệm, việc cưới không phải là việc riêng của gia chủ, mà cũng là niềm vui và trách nhiệm của cộng đồng, buôn, sóc. Ảnh minh họa

Trong số các dân tộc anh em cùng sinh sống tại tỉnh Bình Phước, người STiêng chiếm số đông và có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Người STiêng có ngôn ngữ, tiếng nói và chữ viết riêng; họ cũng lưu truyền những giá trị văn hóa, quan hệ ứng xử trong đời sống thường ngày mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có tục “cưới vợ trả của”.

2 thg 11, 2014

Ngôi nhà tâm linh của đồng bào Cơ Tu

Nhà mồ - một trong những công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất, vừa là văn hóa vật thể, vừa là văn hóa phi vật thể mang tín ngưỡng dân gian truyền thống hướng về tổ tiên, nguồn cội của đồng bào dân tộc Cơ Tu.

Hình tượng con trâu luôn xuất hiện ở những công trình kiến trúc như: gươl, quan tài, nhất là nhà mồ, rất rõ nét, sinh động. Trong ảnh là phác thảo hình đầu trâu để tạc tượng ở hai đầu quan tài và ở một phía đầu hồi nóc của nhà mồ

Sống chủ yếu ở ba huyện miền núi cao Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang (Quảng Nam), A Lưới (Thừa Thiên - Huế) và một bộ phận khác cư trú ở huyện Đắc Chưng và Kà Lùm (Seekoong, Lào), đồng bào dân tộc Cơ Tu, Huyện Tây Giang đã chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình cho mục tiêu phát triển.

Một trong những việc thực hiện là khôi phục nhà mồ - ngôi nhà tâm linh của đồng bào Cơ Tu - tại làng truyền thống của huyện là một việc làm hết sức có ý nghĩa.

1 thg 11, 2014

Nhà mồ cổ Gia rai - Kiến trúc nghệ thuật độc đáo

Lời cúng hồn hòa trong ánh lửa bập bùng soi tỏ những bức tượng nhà mồ độc đáo tạo nên không gian huyền bí cho ngôi nhà mồ của người Gia rai trong ngày lễ bỏ mã. Để rồi, những ngôi nhà ấy trở thành niềm tự hào của người sống và là nơi trú ẩn vĩnh viễn của người chết.


Theo phong tục từ ngàn đời nay, trước lễ bỏ mả vài chục ngày, người Gia-rai vào rừng chọn cây gỗ tốt để dựng nhà mồ. Nhà mồ là sản phẩm kiến trúc độc đáo được xây dưng từ những bàn tay tài hoa, khéo léo của cả cộng đồng. Những người già có nhiều kinh nghiệm thì chịu trách nhiệm trang trí mỹ thuật, còn thanh niên trai tráng thì dựng cột và làm những việc nặng nhọc hơn.