Đình Bình Mỹ được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XVIII; ban đầu có tên là đình thần Long Mỹ tọa lạc bên vàm rạch Trà Vơ (cách vị trí hiện nay 2,5 km về hướng Tây Bắc).
Đình Bình Mỹ đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử với hai lần bị hỏa hoạn thiêu rụi. Lần thứ nhất vào năm 1815; ngôi đình khi ấy còn mang tên đình Long Mỹ đã bị cháy rụi hoàn toàn. Sau đó; nhân dân đã góp sức xây dựng lại và đổi tên thành đình Bình Mỹ theo tên của thôn Bình Mỹ, nơi tọa lạc của đình. Lần thứ hai vào năm 1890; đình Bình Mỹ lại tiếp tục bị thiêu rụi bởi hỏa hoạn. Một lần nữa; tinh thần đoàn kết và ý thức giữ gìn văn hóa của người dân địa phương đã giúp họ dựng lại ngôi đình.
Đến năm 1928 Ông Phạm Tứ Quý (tức thầy Phó Quý) vận động nhân dân trùng tu đình Bình Mỹ dựa theo kiểu mẫu đình Châu Phú (TP. Châu Đốc). Kể từ đó, đình Bình Mỹ đã sừng sững tồn tại cho đến ngày nay. Trở thành một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; một biểu tượng cho truyền thống tốt đẹp của người dân An Giang.
Kiến trúc truyền thống Nam Bộ
Trải qua bao thăng trầm, ngôi đình đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính. Thể hiện tài hoa của các nghệ nhân xưa và là niềm tự hào của người dân địa phương.
Cổng tam quan
Ngôi đình nằm trong khuôn viên rộng rãi gồm nhiều hạng mục như: cổng tam quan, bình phong, võ ca, nhà tiền điện, nhà trung điện, nhà hậu điện,… Mái đình cong cong, lợp ngói âm dương, tạo nên nét uy nghi, thanh thoát. Nền đình cao ráo là điểm tựa cho 40 cột tròn căm xe được sắp xếp thành 4 hàng dọc. Hai mảng vách hông tạo thành 3 gian, 2 chái, chia không gian đình thành các khu vực riêng biệt.
Đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính
Ngôi đình gồm 4 bộ nóc chính và 6 bộ nóc phụ, tất cả được trang trí bằng các bộ tượng hình khối, phù điêu hoa văn tinh xảo. Các chi tiết trang trí thể hiện nhiều chủ đề đa dạng như: hình tượng bát tiên, linh thú, hoa văn, họa tiết,… tạo nên một bức tranh tổng thể đẹp mắt và mang đậm dấu ấn văn hóa dân gian Nam Bộ.
Việc bố trí và sắp xếp các nghi thờ trong đình Bình Mỹ luôn tuân theo trật tự thứ bậc của chức sắc xã hội phong kiến thời Nguyễn. Vị trí trung tâm; nơi được trang trí đẹp nhất và trang nghiêm nhất là ngôi thờ Thành hoàng Bổn cảnh. Nơi đây thờ vị thần được vua Khải Định ban sắc phong vào ngày 25 tháng 7 năm 1924; đồng thời cũng là nơi thờ vọng Nguyễn Hữu Cảnh – người có công khai khẩn và phát triển vùng đất Nam Bộ. Nằm hai bên tả hữu của đình; thờ những người có công lao to lớn trong việc xây dựng và phát triển làng xã.
Bên trong điện thờ
Năm 2014, đình Bình Mỹ được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích quốc gia; góp phần khẳng định giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo của công trình kiến trúc này.
Điểm du lịch văn hóa độc đáo
Đình Bình Mỹ không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân địa phương mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử; văn hóa quý báu. Ngôi đình là điểm đến thu hút du khách thập phương; giúp mọi người tìm hiểu về truyền thống văn hóa của vùng đất An Giang.
Du lịch An Giang đến với Đình Bình Mỹ; bạn không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính mà còn cảm nhận được bầu không khí thanh bình; yên ả của vùng đất địa linh nhân kiệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét