Vị trí Chùa La Hán
Vĩnh Thiền tự mọi người hay gọi chùa La Hán; tọa lạc tại số 131 Đường Điện Biên Phủ, Xóm Cầu Đen, phường 8, thành phố Sóc Trăng. Từ trung tâm thành phố nhộn nhịp; đông đúc sang cầu C247 (cầu Quay) quẹo phải theo con đường nhỏ khoảng vài trăm mét là tới.
Vĩnh Thiền tự mọi người hay gọi chùa La Hán; tọa lạc tại số 131 Đường Điện Biên Phủ, Xóm Cầu Đen, phường 8, thành phố Sóc Trăng. Từ trung tâm thành phố nhộn nhịp; đông đúc sang cầu C247 (cầu Quay) quẹo phải theo con đường nhỏ khoảng vài trăm mét là tới.
Chùa La Hán do người Hoa Triều Châu xây dựng từ năm 1952. Ban đầu chỉ là một ngôi nhà nhỏ bằng tranh đơn sơ với vách ván để thờ phụng các chư Phật. Trong đó đáng chú ý là hình ảnh của 18 vị La Hán. Cũng vì vậy chùa thường được người dân địa phương gọi theo các tượng Phật nên mới có tên chùa La Hán.
Đến năm 1956 chùa bị một cơn bão lớn tàn phá gây thiệt hại lớn. Người dân địa phương sau đó đã cùng nhau quyên góp công sức để dựng lại ngôi chùa bằng gỗ và gạch ngói khiên cố hơn. Từ đó cho đến năm 1990; chùa được trùng tu; xây dựng thêm chánh điện thờ Phật Thích Ca và đền thờ Bà Thiên Hậu với diện tích mở rộng là 2.000 m². Năm 2012, Ban Trị sự chùa đã vận động mở rộng khuôn viên chùa lên đến 7.000 m² như hiện nay.
Kiến trúc ấn tượng
Chùa La Hán sở hữu lối kiến trúc độc đáo đẹp mắt hài hòa với cảnh sắc tao nhã, yên tĩnh giữa không gian rộng rãi thoáng mát.
Ngôi chùa được xây cất hoành tráng với hai tầng riêng biệt gồm bốn hệ thống mái xếp chồng lên nhau. Mái ngói màu xanh ngọc lưu ly cách điệu hình rồng hoa lá, cong vút hai đầu tựa như con thuyền đang lướt sóng, mang đậm phong cách nghệ thuật truyền thống của người Trung Hoa, vừa thâm trầm hoài cổ vừa phảng phất nét hiện đại tươi mới.
Chùa La Hán sở hữu lối kiến trúc độc đáo đẹp mắt hài hòa với cảnh sắc tao nhã, yên tĩnh giữa không gian rộng rãi thoáng mát.
Ngôi chùa được xây cất hoành tráng với hai tầng riêng biệt gồm bốn hệ thống mái xếp chồng lên nhau. Mái ngói màu xanh ngọc lưu ly cách điệu hình rồng hoa lá, cong vút hai đầu tựa như con thuyền đang lướt sóng, mang đậm phong cách nghệ thuật truyền thống của người Trung Hoa, vừa thâm trầm hoài cổ vừa phảng phất nét hiện đại tươi mới.
Chánh điện
Tầng trên thờ phụng Phật Thích Ca, Thập Bát La Hán, Thái Thượng Lão Quân và chư Bồ Tát. Những bức tượng Phật tại đây đều được tạc đúc công phu tỉ mỉ và bài trí cẩn thận, thể hiện sự trang nghiêm của chốn tu tập, thiền tịnh. Tầng dưới thờ phụng Thiên Hậu Nương Nương, Bạch hầu Công, Ôn Thần và chư Tiên Cô, Tiên Hữu hết sức trang trọng, khiến bất cứ ai khi thăm viếng cũng cảm nhận được sự linh thiêng.
Bên trong được trang trí công phu tinh xảo
Chùa La Hán khiến du khách ngỡ ngàng bởi nhiều công trình có tính nghệ thuật cao rất khác biệt so với các ngôi chùa khác. Phía sân trước của chùa thờ Phước Đức Lão Ông, tượng Phật Bà Quan Âm cùng nhiều cảnh vật thiên nhiên thêm phần thơ mộng như: ao sen, núi Phổ Đà, đèn bát bửu, các tượng tạc rồng bay phượng múa, đôi ngọc kỳ lân và còn có hồ rùa với ngôi đình . Ấn tượng nhất là bức tượng lớn Phật Thích Ca trong tư thế ngồi uy nghi.
Khuôn viên rộng lớn nhiều tiểu cảnh
Phía bên trái là một con chim phượng hoàng (phụng) rất sinh động được tạo hình bằng cách ghép những tảng đá tự nhiên và đá màu, phần đuôi được ghép bởi đá màu xòe ra tạo thành một hốc đá thờ Bồ tát Quán Thế Âm đứng trên đài sen dịu dàng, phúc hậu và nhân từ. Bên trên khắc 3 chữ “Phổ Đà sơn” tức là một trong bốn ngọn núi linh thiêng của Phật giáo Trung Hoa.
Chim phượng hoàng và Tượng Bồ tát Quán Thế Âm đứng trên đài sen
Bên phải là một con rồng (long) lớn thần thái oai phong được tạo hình bằng xi măng cốt thép nhưng được cẩn đá miểng rất độc đáo và tinh xảo. Kế bên là Bát Tiên đình có màu sắc rực rỡ nổi bật. Đây là một nhà hóng mát có tám cạnh trông như những “thập lý đình” mà người Trung Hoa xưa dựng nên để du khách nghỉ chân ngắm cảnh…
Hình tượng con rồng thần thái oai phong
Ngoài ra còn có một công trình kiến trúc mô phỏng Vạn Lý Trường Thành đã tô điểm cho khuôn viên thêm phần đồ sộ và hoành tráng; cùng với những hồ nước trồng nhiều hoa sen tươi thắm tỏa hương thơm dễ chịu…
Tượng Phật Thích Ca uy nghi
Tất cả được sắp xếp, bày trí theo từng nhóm tiểu cảnh rất hợp lý cùng với hàng chục pho tượng, pháp khí, thú, nhân thần, thánh… chứa đựng những triết lý Phật Giáo sâu sắc.
Không chỉ có vậy, chùa La Hán còn mang điểm nhấn cực kỳ đặc biệt ở cách thiết kế các bức tường. Hầu hết những bức tường bao quanh chùa không làm bằng gỗ, bê tông và sơn màu vàng truyền thống mà lại xây nên từ đá tạo ấn tượng về sự vững chắc, bề thế. Thế nên nếu ngắm nhìn từ xa, ngôi chùa này trông giống hệt như một tòa lâu đài trong cổ tích nằm giữa vùng đất miền Tây sông nước thanh bình và trù phú.
Điểm du lịch văn hóa tâm linh Sóc Trăng đặc sắc
Chùa La Hán lưu giữ những giá trị đời sống tinh thần của người Hoa. Có dịp du lịch Miền Tây đến chùa La Hán Sóc Trăng vào các dịp rằm, mồng một và các ngày lễ, tiết của người Hoa, bạn sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến các nghi lễ Phật giáo tại đây.
Chùa La Hán lưu giữ những giá trị đời sống tinh thần của người Hoa. Có dịp du lịch Miền Tây đến chùa La Hán Sóc Trăng vào các dịp rằm, mồng một và các ngày lễ, tiết của người Hoa, bạn sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến các nghi lễ Phật giáo tại đây.
Chùa La Hán lung linh về đêm
Chùa La Hán không có tăng ni xuất gia nên những nghi lễ Phật giáo đều được cử hành bởi các cư sĩ tại gia. Các bài kinh kệ đều được tụng đọc bằng tiếng Triều Châu với những giai điệu rất riêng cùng sự hòa tấu của dàn pháp khí Phật giáo đặc trưng của người Hoa. Chắc hẳn đó sẽ là những khám phá và trải nghiệm văn hóa thú vị đối với du khách phương xa.
Lưu ý:
- Vào chùa không mất vé.
- Đường vào chùa nhỏ chỉ xe ô tô 7 chỗ trở xuống mới vào bên trong được. Có chỗ để xe miễn phí.
- Khi đến vãn cảnh chùa, du khách nên ăn mặc lịch sự, trang nhã, đi nhẹ nói khẽ.
- Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét