Năm 2024, Hà Nội kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Để đánh dấu sự kiện mang tính lịch sử này, ngay trong tháng 10 Thành phố tổ chức hàng loạt sự kiện văn hóa đặc biệt gắn liền với các địa danh, di sản nổi tiếng của Hà Nội như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, khu phố cổ, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Di tích Nhà tù Hỏa Lò… Đi cùng với đó là hàng chục tour du lịch khám phá di sản đầy hấp dẫn dành cho du khách trong và ngoài nước.
Trình diễn áo dài tại Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Khánh Long/VNP
Bia tiến sĩ Văn miếu gồm 82 bia đá các khoa tiến sĩ triều Hậu Lê và Mạc ở Văn miếu - Quốc tử giám Hà Nội là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO. Ảnh: Tư liệu VNP
Bà Stella Ciorra, Chủ tịch Hội Những người bạn của di sản Việt Nam (Friends of Vietnam Heritage - FVH), người đã sống ở Hà Nội hơn 25 năm, cho biết bà rất yêu Hà Nội, yêu những con người Thủ đô thân thiện mến khách, yêu những con đường rợp bóng cây xanh và đặc biệt là những di sản mang đậm tính nhân văn, là lịch sử của người Hà Nội. Vì vậy, để lan tỏa hình ảnh “Hà Nội - điểm đến di sản của Việt Nam” đến bạn bè quốc tế, mỗi năm FVH tổ chức khoảng 40 tour đi bộ khám phá di sản Hà Nội để du khách nước ngoài có cơ hội được khám phá vẻ đẹp các di sản của Thủ đô.
Du khách khám phá giếng nước từ thời Trần thế kỷ XIII - XIV tại hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam
Du khách tham dự lễ dâng văn và dâng hương tưởng nhớ 52 vị tiên đế tại điện Kinh Thiên - thuộc Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Ảnh: Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam
Năm 2009, Ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần
bảo vệ khẩn cấp và cho đến nay, những buổi trình diễn ca trù vẫn được
trình diễn vào các ngày cuối tuần ở khu phố cổ Hà Nội. Ảnh: Tất Sơn/Báo
ảnh Việt Nam
Hà Nội cũng là nơi có “những thực hành liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”. Đây cũng là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận. Ảnh: Trịnh Bộ/VNP
Lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng thuộc huyện Gia Lâm và đền Sóc thuộc huyện
Sóc Sơn (Hà Nội) là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
được UNESCO công nhận vào năm 2010. Ảnh: Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam
Lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng thuộc huyện Gia Lâm và đền Sóc thuộc huyện Sóc Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận vào năm 2010. Ảnh: Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam
Năm 2015, "Nghi lễ và trò chơi kéo co" ở Việt Nam được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Hà Nội được mệnh danh là “thành phố di sản” với những di sản có giá trị lịch sử lâu đời chứa đựng cả những tinh hoa văn hóa của người Tràng An. Trong đó có những di sản mang tầm nhân loại đã được UNESCO vinh danh như: di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, di sản Hội Gióng, di sản Ca trù, di sản bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám…
Ngoài ra, nhắc đến Hà Nội không thể không nói đến các di tích, di sản cấp Quốc gia nổi tiếng như: Hồ Gươm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ, đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Quán Thánh, Tháp Rùa - đền Ngọc Sơn, chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy, Khu Di tích thành Cổ Loa, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đền Cổ Loa vẫn giữ nguyên được kiến trúc cổ kính và là điểm du lịch tâm linh thu hút khách thập phương. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam
Cột cờ Hà Nội được khởi công xây dựng từ năm 1805 và được coi là biểu tượng của Hà Nội. Ảnh: Tất Sơn/Báo ảnh Việt Nam
Ngoài những di sản đã được UNESCO công nhận, Hà Nội còn có nhiều di sản có giá trị khác trong đó phải kể đến Nhà tù Hỏa Lò. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam
Nhằm phát huy những tiềm năng, thế mạnh sẵn có để tạo sức bật cho phát triển du lịch, năm 2024 Sở Du lịch Hà Nội tập trung quy hoạch, đầu tư, bảo tồn, trùng tu di tích gắn với phát huy các giá trị di sản, trong đó tập trung vào các công trình trọng điểm như: khu vực Thành Cổ Loa, Hoàng thành Thăng Long, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch… để vừa tạo sinh kế bền vững cho người dân vừa lan tỏa các giá trị văn hóa nổi bật của Hà Nội.
Những tiết mục nghệ thuật đường phố tại phố đi bộ Hồ Gươm. Ảnh: Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam
Hiện nay nghệ thuật hát Xẩm phía Bắc, trong đó có Hà Nội đang trong quá trình đề nghị UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Tất Sơn/Báo ảnh Việt Nam.
Nhiều chương trình tái hiện Tết của người Việt diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam
Điệu múa "Con đĩ đánh bồng" là điệu múa cổ đất Thăng Long. Ảnh: Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam
Đặc biệt, việc phát huy thế mạnh của khu phố cổ, nơi được ví như “bảo tàng sống” về quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội được xem là ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế, du lịch của Thủ đô. Vì thế nhiều hoạt động quảng bá, du lịch đã được đầu tư mạnh mẽ tại khu vực này như: phố đi bộ Hồ Gươm, chợ đêm phố cổ, du lịch khám phá nghề thuốc Đông Nam dược ở phố Lãn Ông, các hoạt động nghệ thuật dân gian tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm... Các hoạt động này không chỉ giúp di sản phố cổ có điều kiện bảo tồn, phát huy được thế mạnh không gian kiến trúc khu phố cổ mà còn gìn giữ, phát huy được các giá trị văn hóa, đời sống, nếp sinh hoạt truyền thống có từ lâu đời của người Hà Nội.
Với những bước quy hoạch, đầu tư mang tính bền vững và có tầm nhìn sâu rộng về hệ thống di sản, Hà Nội sẽ tiếp tục là trung tâm du lịch văn hóa hàng đầu của cả nước và khu vực, thu hút được lượng lớn du khách quốc tế. Ngay trong năm 2024 này, năm Hà Nội kỉ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô, 25 năm được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, ngành du lịch Thủ đô dự kiến sẽ đón được 27 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 5,5 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 109 nghìn tỉ đồng.
Du khách khám phá nghề làm bạc trên phố cổ Hàng Bạc. Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam
Nghệ thuật chèo đang được Việt Nam nghiên cứu xây dựng hồ sơ để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam
Nghề ướp sen Quảng An (Tây Hồ) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Tư liệu báo ảnh Việt Nam
Bài: Bích Vân - Ảnh: Tất Sơn, Thanh Giang, Công Đạt, Trịnh Bộ, Khánh Long/Báo ảnh Việt Nam, Giang Huy & Tư liệu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét