Phối cảnh trong ý tưởng quy hoạch xây dựng xung quanh đầm Thị Nại có chủ đề “Sức sống quanh đầm” - Ảnh: Sở Xây dựng Bình Định
Trong ánh nắng sớm ngày đầu xuân lấp lánh mặt đầm Thị Nại, gương mặt lão ngư Nguyễn Văn Dũng (78 tuổi, ở thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) rạng rỡ, nụ cười "thiếu mấy cái răng" của ông dường như làm cho không gian thêm tươi vui.
Ông Dũng vừa kéo tấm lưới từ đầm lên, gỡ các loài cá, cua dính lưới bỏ vào khoang thuyền, vừa nói: "Đầm Thị Nại là nơi cưu mang cuộc sống của tụi tui bao nhiêu đời nay. Giờ nghe quy hoạch quanh đầm thành đô thị hiện đại, phát triển thì đương nhiên là mừng vui lắm".
Những rặng đước xanh mướt tươi tốt trên đầm Thị Nại - Ảnh: DŨNG NHÂN
Ông Hồ Quốc Dũng (bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định)
Nằm cách TP Quy Nhơn 8km về phía đông bắc, đầm Thị Nại là đầm rộng nhất tỉnh Bình Định, có hệ sinh thái phong phú.
Điểm nổi bật của đầm Thị Nại là những cánh rừng ngập mặn xanh bạt ngàn cùng những con rạch kéo dài tỏa đi khắp nơi.
Cuối đầm, phía nam là cảng Quy Nhơn, phía bắc là bán đảo Phương Mai.
Trong lịch sử, đầm Thị Nại là căn cứ thủy quân của nhà Tây Sơn, nơi diễn ra những trận thủy chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân Nguyễn Ánh vào những năm cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19.
Cuối năm 2006, Bình Định khánh thành cầu Thị Nại, khi đó là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, nối TP Quy Nhơn với phía đông bắc TP, mở ra không gian rộng lớn để phát triển.
Với nhiều lợi thế hiếm có đó, đầm Thị Nại trở thành một trong những "trung tâm chú ý" cho quy hoạch phát triển đô thị của Bình Định trong những năm qua và được cụ thể hóa trong quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối tháng 12-2023.
Buổi chiều, hàng ngàn chim, cò nối đuôi nhau bay lượn trên đầm Thị Nại tạo nên khung cảnh vô cùng ấn tượng - Ảnh: DŨNG NHÂN
Theo quy hoạch, Bình Định phát triển đô thị nhanh, bền vững và đô thị hóa sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Xây dựng đô thị thông minh, phát triển đô thị gắn với hình thành, phát triển đô thị khoa học, thung lũng sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo và trí tuệ nhân tạo (AI), các trường đại học.
Phát triển, mở rộng TP Quy Nhơn về phía đông bắc, lấy đầm Thị Nại là trung tâm; xây dựng trung tâm hành chính mới của tỉnh tại Khu kinh tế Nhơn Hội trên cơ sở chuyển đổi đất công nghiệp sang đất đô thị, dịch vụ. Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông xung quanh đầm Thị Nại để phát triển hạ tầng đô thị, dịch vụ và các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Trên thực tế, từ năm 2017, tỉnh Bình Định đã chủ động tổ chức cuộc thi ý tưởng quy hoạch xây dựng quanh đầm Thị Nại. Phương án quy hoạch "Sức sống ven đầm" của một liên danh Việt Nam - Pháp đã được chấm giải nhất cuộc thi này. Những ý tưởng từ quy hoạch nêu trên sau đó đã được nghiên cứu, chọn lọc, bổ sung để đưa vào quy hoạch chung tỉnh Bình Định vừa được Thủ tướng phê duyệt.
Ông Trần Viết Bảo - giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định - cho hay tỉnh quy hoạch xây dựng khu đô thị dịch vụ du lịch trên cơ sở phục hồi, bảo tồn và khai thác giá trị cảnh quan tự nhiên đặc thù khu vực phía Đông đầm Thị Nại. Ngoài ra, tỉnh sẽ xây dựng các khu đô thị du lịch - dịch vụ, góp phần xây dựng thương hiệu "Du lịch Quy Nhơn - Bình Định".
Theo ông Bảo, khu vực không gian mặt nước ven đầm là mặt tiền của không gian đô thị. Tổ chức chuỗi quảng trường và không gian mở công cộng ven đầm, làm không gian sinh hoạt cộng đồng, phát triển các dịch vụ thương mại, các hoạt động, dịch vụ du lịch phục vụ cộng đồng dân cư tại khu vực quy hoạch và du khách.
Tăng cường khả năng kết nối khu vực ven đầm với các khu đô thị ở phía Đông, trong phạm vi quy hoạch cũng như trên bán đảo Phương Mai thông qua các tuyến đường giao thông.
"Các khu đô thị ven đầm được tổ chức với cấu trúc và tỉ lệ thân thiện với con người, tạo sự ấm cúng, dễ chịu cũng như mang tới những trải nghiệm cho người sử dụng, nhờ đó làm tăng sức hấp dẫn của khu vực này", ông Bảo nói.
"Phương án này nghiên cứu sâu, rộng, khoa học và không áp đặt thô bạo vào môi trường cảnh quan tự nhiên. Từ đó bảo tồn, giữ gìn môi trường cảnh quan tự nhiên của khu vực, tạo lập vị thế tầm vóc về giá trị cảnh quan đặc biệt hiếm có trên thế giới của đầm Thị Nại", ông Bảo thông tin.
...Đến "trái tim" của TP Quy Nhơn mới
Gặp chúng tôi đầu năm mới 2024, ông Hồ Quốc Dũng - bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định - hồ hởi nói rằng cán bộ, nhân dân Bình Định từ lâu mong muốn có một quy hoạch xứng tầm để thực hiện khát vọng vươn lên trở thành tỉnh phát triển ở Việt Nam.
"Muốn vậy thì "trái tim" - động lực chính để phát triển của tỉnh là TP Quy Nhơn phải phát triển thành đô thị văn minh, hiện đại. Để hiện thực hóa điều đó, quy hoạch phát triển Quy Nhơn về phía đông bắc, lấy đầm Thị Nại làm trung tâm được đánh giá là hướng đi đúng. Nếu Quy Nhơn là trái tim của tỉnh Bình Định thì đầm Thị Nại sẽ là trái tim của TP Quy Nhơn mới", ông Dũng cho hay.
Theo bí thư Tỉnh ủy Bình Định, TP Quy Nhơn hiện hữu vốn một bên núi, một bên biển, diện tích chưa đến 285 km², do đó không đủ không gian cho một đô thị văn minh, hiện đại để phát triển. Trong khi đó, Quy Nhơn có đầm Thị Nại rộng 5.000 ha ngay trong TP, là món quà thiên nhiên độc đáo mà hiếm đô thị nào ở Việt Nam có được nhưng từ lâu chưa được khai thác.
"Chúng ta hình dung, sắp tới TP Quy Nhơn mở rộng về phía đông bắc, đầm Thị Nại là trung tâm của TP Quy Nhơn mới, đô thị sẽ phát triển xung quanh đầm. Ở phía đông bắc là bán đảo Phương Mai sẽ xây dựng đô thị hiện đại, sầm uất, còn phía tây bắc là các xã của huyện Tuy Phước sẽ phát triển đô thị sinh thái yên bình.
Tỉnh Bình Định giữ lại ga Quy Nhơn, phát triển đường sắt đô thị phục vụ chủ yếu cho du lịch, nối từ sân bay Phù Cát đi qua khu kinh tế Nhơn Hội, vòng một phần khu đô thị ven đầm này để về Quy Nhơn. Khu trung tâm hành chính tỉnh Bình Định sẽ dời về khu kinh tế Nhơn Hội...
Như vậy, khu đô thị ven đầm Thị Nại sẽ thành vùng lõi, thành đô thị trung tâm của Quy Nhơn, kết nối với các khu đô thị logistics ở sân bay Phù Cát, ở thị xã An Nhơn, các khu đô thị ven biển... hình thành nên một bộ mặt văn minh, hiện đại, phát triển của Bình Định", ông Dũng tin tưởng.
Không chỉ lãnh đạo tỉnh, người dân cũng rất vui khi biết khu vực đầm Thị Nại được quy hoạch để phát triển đột phá. Ông Trần Văn Khánh (ở TP Quy Nhơn) cho rằng việc quy hoạch trung tâm TP Quy Nhơn dời về khu vực đầm Thị Nại là một ý tưởng hay, nhưng cũng nói rằng tỉnh cần cẩn trọng trong đầu tư xây dựng để giữ được sự độc đáo tự nhiên của đầm.
"Muốn phát triển thế nào thì tôi nghĩ điều tiên quyết phải nghĩ đến là phải giữ bằng được các khu rừng ngập mặn quanh đầm Thị Nại. Đó là lá phổi xanh, là sự sống an lành của TP Quy Nhơn, của tỉnh Bình Định", ông Khánh nói.
Còn lão ngư Nguyễn Văn Dũng bày tỏ: "Nhiều người cũng băn khoăn là phát triển đô thị thì sẽ "hại" đầm từ khung cảnh đến sự sống tự nhiên, tui cũng có chung băn khoăn ấy. Nhưng tui nghĩ khi tỉnh đã xem đầm Thị Nại có giá trị để phát triển thì không bao giờ để những điều đó xảy ra".
Gặp chúng tôi đầu năm mới 2024, ông Hồ Quốc Dũng - bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định - hồ hởi nói rằng cán bộ, nhân dân Bình Định từ lâu mong muốn có một quy hoạch xứng tầm để thực hiện khát vọng vươn lên trở thành tỉnh phát triển ở Việt Nam.
"Muốn vậy thì "trái tim" - động lực chính để phát triển của tỉnh là TP Quy Nhơn phải phát triển thành đô thị văn minh, hiện đại. Để hiện thực hóa điều đó, quy hoạch phát triển Quy Nhơn về phía đông bắc, lấy đầm Thị Nại làm trung tâm được đánh giá là hướng đi đúng. Nếu Quy Nhơn là trái tim của tỉnh Bình Định thì đầm Thị Nại sẽ là trái tim của TP Quy Nhơn mới", ông Dũng cho hay.
Theo bí thư Tỉnh ủy Bình Định, TP Quy Nhơn hiện hữu vốn một bên núi, một bên biển, diện tích chưa đến 285 km², do đó không đủ không gian cho một đô thị văn minh, hiện đại để phát triển. Trong khi đó, Quy Nhơn có đầm Thị Nại rộng 5.000 ha ngay trong TP, là món quà thiên nhiên độc đáo mà hiếm đô thị nào ở Việt Nam có được nhưng từ lâu chưa được khai thác.
"Chúng ta hình dung, sắp tới TP Quy Nhơn mở rộng về phía đông bắc, đầm Thị Nại là trung tâm của TP Quy Nhơn mới, đô thị sẽ phát triển xung quanh đầm. Ở phía đông bắc là bán đảo Phương Mai sẽ xây dựng đô thị hiện đại, sầm uất, còn phía tây bắc là các xã của huyện Tuy Phước sẽ phát triển đô thị sinh thái yên bình.
Tỉnh Bình Định giữ lại ga Quy Nhơn, phát triển đường sắt đô thị phục vụ chủ yếu cho du lịch, nối từ sân bay Phù Cát đi qua khu kinh tế Nhơn Hội, vòng một phần khu đô thị ven đầm này để về Quy Nhơn. Khu trung tâm hành chính tỉnh Bình Định sẽ dời về khu kinh tế Nhơn Hội...
Như vậy, khu đô thị ven đầm Thị Nại sẽ thành vùng lõi, thành đô thị trung tâm của Quy Nhơn, kết nối với các khu đô thị logistics ở sân bay Phù Cát, ở thị xã An Nhơn, các khu đô thị ven biển... hình thành nên một bộ mặt văn minh, hiện đại, phát triển của Bình Định", ông Dũng tin tưởng.
Không chỉ lãnh đạo tỉnh, người dân cũng rất vui khi biết khu vực đầm Thị Nại được quy hoạch để phát triển đột phá. Ông Trần Văn Khánh (ở TP Quy Nhơn) cho rằng việc quy hoạch trung tâm TP Quy Nhơn dời về khu vực đầm Thị Nại là một ý tưởng hay, nhưng cũng nói rằng tỉnh cần cẩn trọng trong đầu tư xây dựng để giữ được sự độc đáo tự nhiên của đầm.
"Muốn phát triển thế nào thì tôi nghĩ điều tiên quyết phải nghĩ đến là phải giữ bằng được các khu rừng ngập mặn quanh đầm Thị Nại. Đó là lá phổi xanh, là sự sống an lành của TP Quy Nhơn, của tỉnh Bình Định", ông Khánh nói.
Còn lão ngư Nguyễn Văn Dũng bày tỏ: "Nhiều người cũng băn khoăn là phát triển đô thị thì sẽ "hại" đầm từ khung cảnh đến sự sống tự nhiên, tui cũng có chung băn khoăn ấy. Nhưng tui nghĩ khi tỉnh đã xem đầm Thị Nại có giá trị để phát triển thì không bao giờ để những điều đó xảy ra".
Theo kết quả điều tra năm 2020, đầm Thị Nại có khoảng 573 loài. Cụ thể 141 loài thực vật, 98 loài động vật có xương sống trên cạn, 111 loài cá, 187 loài động vật không xương sống; thuộc 10 ngành, 20 lớp, 89 bộ và 218 họ với 12 loài quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam, 8 loài quý hiếm thuộc danh mục IUCN: cá bống bớp, mèo cá, sam ba gai đuôi, cá mòi cờ chấm, cá chình bông, cò ốc... và đặc biệt là loài cò trắng Trung Quốc - loài thuộc danh mục IB loài nguy cấp, quý, hiếm nằm trong nghị định 84/2021/NĐ-CP.Các loài có sự phân bố khác nhau trong những sinh cảnh của hệ sinh thái trong đầm. Quan trọng nhất là các hệ sinh thái rừng ngập mặn nằm phân bố rải rác quanh đầm. Các loài quý hiếm và các loài có giá trị kinh tế cao thường phân bố trong rừng ngập mặn trồng hoặc tự nhiên.(Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định)
* ÔNG PHẠM ANH TUẤN (chủ tịch UBND tỉnh Bình Định):
Phát triển thành điểm sáng nổi bật, độc đáo
Hiện cả nước không có nhiều đầm vịnh có diện tích lớn và đẹp như đầm Thị Nại của Bình Định. "Đầm Thị Nại là một vùng có cảnh quan đa dạng, đặc biệt hấp dẫn với đầy đủ các yếu tố núi, biển, đảo, đầm, sông suối, cảnh quan nhân văn, lịch sử, có tiềm năng trở thành một vùng danh thắng, du lịch quan trọng tầm cỡ quốc gia. Đã có quy hoạch, Bình Định sẽ khai thác và phát triển nơi này trở thành điểm sáng nổi bật, độc đáo mà không đâu có được trên tinh thần vừa phát huy những giá trị sẵn có vừa bảo tồn những điều tốt đẹp của nơi này một cách bền vững".
Lâm Thiên - Ngọc Quyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét