Hồ Na Hang là nơi hợp lưu giữa sông Gâm với sông Năng tạo thành hồ Na Hang là một vùng sông nước, núi non hùng vĩ với diện tích bề mặt nổi khoảng 8000ha. Hồ Na Hang vẫn còn rất nguyên sơ, nước trong xanh như ngọc, ven hồ là những cánh rừng nguyên sinh trải dài.
Trong bốn tháng đầu năm 2019, huyện miền núi Lâm Bình của Tuyên Quang đã thu hút 23 nghìn lượt khách tham quan du lịch. |
Vẻ đẹp mang tính biểu tượng của du lịch hồ Na Hang là hòn núi “ Cọc Vài Phạ” nằm giữa hồ. Trong tiếng của dân tộc Tày, “Cọc Vài Phạ” nghĩa là Cọc buộc trâu trời. Hồ Na Hang còn được biết đến như một khu sinh thái tự nhiên với cảnh quan độc đáo với những rặng nghiến cổ thụ nằm vững chãi giữa rừng nguyên sinh, soi bóng xuống mặt hồ.
Bến thuyền hồ Na Hang đón khách du lịch tham quan.
Hòn núi “ Cọc Vài Phạ” nằm giữa hồ phía thượng nguồn hồ Na Hang trên địa phận huyện Lâm Bình.
Ảnh: Trọng Đạt
Ngọn núi đá vôi tạo vẻ đẹp như một Hạ Long thu nhỏ ở Na Hang.
Đến với Na Hang, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi một vùng sông nước với núi non trùng điệp thơ mộng của tạo hóa. Ảnh: Trịnh Bộ
Vẻ đẹp thơ mộng hồ Na Hang.
Mặt nước xanh như ngọc hồ Na Hang.
Thác nước tự nhiên quanh lòng hồ.
Vẻ đẹp thơ mộng của Thác Mơ – một biểu tượng du lịch của huyện Na Hang. Ảnh: Trọng Đạt
Du khách hòa mình trong dòng nước mát lành của hồ Na Hang. Ảnh: Trịnh Bộ
Món ăn bản địa đặc trưng của Na Hang.
“Đến với Lâm Bình, khách du lịch sẽ được an toàn để trải nghiệm sự đa dạng màu sắc văn hóa cũng như cuộc sống gắn bó của dân tộc anh em cùng rất nhiều danh thắng lịch sử, chùa chiền nơi đây”. (Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình Nguyễn Văn Dưng) |
Bên cạnh đó còn có khu du lịch sinh thái lâm viên Phiêng Bung tạo thành một hệ thống du lịch hoàn chỉnh, bền vững, liên hoàn, có liên quan chặt chẽ với rừng nguyên sinh.
Ở Na Hang du khách còn bắt gặp một thị trấn nhỏ xinh và cũng không khó để có thể tìm một nhà nghỉ hay quán ăn bình dân. Du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản thơm ngon của xứ Tuyên như cá lăng, cá nheo, xôi ngũ sắc và gà đồi cùng ngất ngây với men rượu ngô men lá rừng nồng nàn, bình dị như chính người dân Tuyên Quang chất phác và hiếu khách.
Bài và ảnh: Trịnh Bộ - Trọng Đạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét