10 thg 9, 2019

Lễ cúng cây nêu cầu an của đồng bào Êđê

Lễ cúng cây nêu cầu an là một trong những sinh hoạt văn hoá, phản ánh đậm nét đời sống, tinh thần của đồng bào dân tộc Êđê sinh sống tại tỉnh Đăk Lăk. 

Trong đời sống của cộng đồng người Tây Nguyên nói chung và người Êđê nói riêng, cây nêu là biểu tượng của tâm linh, mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống.

Trước buổi lễ, mọi người trong gia đình chuẩn bị cây nêu, trang trí rồi dựng lên giữa bãi đất trống phía trước nhà rông. Lễ vật dâng cúng gồm 3 chén cơm trắng, 3 món thịt lợn và 3 ché rượu cần, bày bên dưới cây nêu.

Sau tiếng chiêng báo các vị thần và tổ tiên về chứng giám, tiếng chiêng chào mời, đón khách đến dự lễ cũng đã dừng hẳn, lễ cúng được bắt đầu với nghi thức “cúng sức khỏe”.

Cây nêu dựng giữa bãi đất trống trước nhà rông và được trang trí sặc sỡ.

Ngắm cao tốc La Sơn - Túy Loan xuyên vườn quốc gia Bạch Mã

Cao tốc La Sơn - Túy Loan xuyên giữa những tán rừng xanh ngắt của vườn quốc gia Bạch Mã rồi men theo dòng chảy sông Cu Đê từ thượng nguồn về biển nối liền một dải Thừa Thiên - Huế với Đà Nẵng.

Tại địa phận Đà Nẵng, con đường uốn lượn men theo dòng chảy của dòng sông Cu Đê từ thượng nguồn Bạch Mã - Ảnh: TẤN LỰC

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan nối tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng giai đoạn 1 dài 77,6 km. Con đường bắt đầu từ ngã ba La Sơn và kết thúc tại ngã tư Túy Loan, được thiết kế để nối vào quy hoạch cao tốc Bắc - Nam.

Nhà tù Hỏa Lò – Nơi lưu giữ những dấu tích Lịch sử

Nhà tù Hỏa Lò (nay là di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò) là địa danh lịch sử nổi tiếng không thể bỏ qua khi đến Hà Nội, ở địa chỉ số 1 phố Hỏa Lò, Hà Nội. Xưa, nơi đây chứa đựng một phần nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ.

Khách thăm quan Di tích (Ảnh Nguyễn Đức Trung) 

Vùng đất này xưa thuộc thôn Phụ Khánh là một thôn chuyên làm các loại ấm đất, siêu đất và các loại hoả lò bằng đất (nung và để mộc), đem bán khắp kinh kỳ, nên địa danh này có tên là làng Hỏa Lò. Khi Pháp chiếm Hà Nội, chúng chuyển dân làng đi nơi khác, dỡ bỏ chùa Lưu Ly, chùa Bích Thư và chùa Bích Hoạ để lấy đất xây toà án và nhà tù. Do ở trên đất thôn Hỏa Lò nên nhà tù được người dân gọi là “Nhà tù Hỏa Lò”. 

Trống đất, nhạc cụ cổ xưa độc đáo

Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, cùng với trống đồng Đồng Sơn ở Bắc Bộ và đàn đá Tây Nguyên, trống đất có lẽ là một trong những nhạc cụ cổ xưa và độc đáo nhất. Nếu như trống đồng, trống bịt da có mặt sớm và còn được diễn tấu trong hiện tại thì trống đất chỉ còn được sử dụng hiếm hoi ở một số dân tộc như Mường, Sán Chay, Cor ở Việt Nam.

Nguồn gốc cổ xưa
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, trống đất được coi là “thủy tổ” của các loại trống vì xuất hiện từ rất sớm, có thể trước cả trống đồng. Đó là sản phẩm được sáng tạo của những người lao động và được bồi đắp, bổ sung, trao truyền qua nhiều thế hệ.

Nghi thức cầu mưa của người Cor ở Quảng Ngãi với trống đất. 

Non nước Na Hang

Hồ Na Hang nằm trên diện tích hai huyện Lâm Bình và Na Hang (Tuyên Quang) xuất hiện trong truyền thuyết là nơi chim phượng hoàng bay về, tạo thành 99 ngọn núi. Đến đây du khách được thư giãn, đắm chìm trong không gian êm đềm, yên bình và lắng nghe những câu chuyện, truyền thuyết về thủa hồng hoang. 

Hồ Na Hang là nơi hợp lưu giữa sông Gâm với sông Năng tạo thành hồ Na Hang là một vùng sông nước, núi non hùng vĩ với diện tích bề mặt nổi khoảng 8000ha. Hồ Na Hang vẫn còn rất nguyên sơ, nước trong xanh như ngọc, ven hồ là những cánh rừng nguyên sinh trải dài.

Trong bốn tháng đầu năm 2019, huyện miền núi Lâm Bình của Tuyên Quang đã thu hút 23 nghìn lượt khách tham quan du lịch.
Vẻ đẹp mang tính biểu tượng của du lịch hồ Na Hang là hòn núi “ Cọc Vài Phạ” nằm giữa hồ. Trong tiếng của dân tộc Tày, “Cọc Vài Phạ” nghĩa là Cọc buộc trâu trời. Hồ Na Hang còn được biết đến như một khu sinh thái tự nhiên với cảnh quan độc đáo với những rặng nghiến cổ thụ nằm vững chãi giữa rừng nguyên sinh, soi bóng xuống mặt hồ.

Bến thuyền hồ Na Hang đón khách du lịch tham quan.

8 thg 9, 2019

Bún tôm, sam biển lạ miệng khi đến vùng biển Cát Bà

Hòn đảo xinh đẹp không chỉ sở hữu bờ biển đẹp, cảnh quan thiên nhiên đa dạng mà còn là thiên đường ẩm thực với nhiều món ăn ngon như bún tôm, sam biển. 

Bún tôm 


Nếu du khách từng quen thuộc với hương vị của những món hải sản đắt tiền thì cũng không khỏi ngỡ ngàng khi thưởng thức món ăn ngon mà không kém phần nổi tiếng ở đây: Bún tôm Cát Bà.

Nguyên liệu chính cho món ăn này là những con tôm biển còn tươi nguyên, được bóc bỏ vỏ, xào cùng hành khô cho tới khi phần thịt tôm thật săn, vàng quánh. Thêm vào hương vị ngọt thơm của tôm là những miếng chả cá vàng ươm, vài miếng chả lá lốt và thêm ít dọc mùng thái lát, bóp qua chút muối cho thêm đậm đà.

Bún được trần qua nước sôi, người đầu bếp khéo léo bày lên trên mấy con tôm, chả cá, chả lá lốt, rắc thêm một chút hành răm, thì là thái nhỏ và mấy lát cà chua, rồi nhẹ nhàng chan nước dùng lên trên sao cho ngập đều nhân và bún. Nước dùng phải là nước cốt ninh xương ống, thêm gia vị vừa ăn. Vị ngọt của tôm, cá quyện lẫn cùng nước ngọt của xương lợn, tạo cho món ăn thêm phần thi vị.


Làng có 8 ngôi nhà cổ hơn 100 năm được công nhận di tích quốc gia

Làng cổ Lộc Yên (Quảng Nam) hình thành từ thế kỷ XV-XVI, là một trong bốn làng cổ của cả nước được xếp hạng di tích cấp quốc gia. 

Tối 6/9, UBND huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích Quốc gia “Làng cổ Lộc Yên”. Đây là làng cổ đầu tiên ở Quảng Nam hình thành từ thế kỷ thế kỷ XV-XVI.

Lộc Yên có 8 ngôi nhà cổ từ 100 đến 150 năm 


Ông Hường Văn Minh - Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết: Vùng đất Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước có quá trình hình thành gắn với công cuộc khai hoang lập làng vào thế kỷ XV-XVI.

Đến thời Tây Sơn (1771-1802) làng Lộc Yên mới chính thức được khai sinh với tên gọi ban đầu là Lộc An thôn, do ông Nguyễn Công Tuyết người làng Tân Phước (Tam Kỳ) khai phá. Năm 1947, thực hiện chủ trương liên hiệp xã của chính phủ cách mạng, Lộc Yên thôn được đổi tên thành làng Tiên Lộc. Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên “huyện” thành “quận” và các thôn được đổi tên theo thứ tự dãy số, làng Lộc Yên được đổi tên thành thôn 4, tên gọi này được giữ cho đến ngày nay. 

Làng cổ Lộc Yên đã được công nhận là Di tích Quốc gia 

Xôi trắng, bánh cuốn chả mực lạ miệng ở Hạ Long

Nếu đã một lần được thưởng thức món này tại vùng biển Hạ Long rồi, bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị đặc trưng ấy. 

Xôi trắng chả mực 


Đĩa xôi trắng bốc khói với những lát chả mực vàng ruộm trông thật bắt mắt. Xôi được đồ từ nếp mới, vừa thơm vừa dẻo; chả mực vừa dai vừa giòn sừn sựt, vị vừa ăn. Những người bán chả mực ở Hạ Long nói rằng mực thì biển nào cũng có nhưng để làm chả mực ngon thì nhất định phải là mực tươi, mới được đánh bắt trong khu vực biển của Hạ Long, thịt mới thơm và dậy mùi. 

Trời thu lành lạnh này, nhìn phần xôi trắng nghi ngút khói, những chiếc chả còn bóng loáng dầu chiên, một ngày mới Hạ Long bình yên quá… Ảnh: I.T 

7 thg 9, 2019

Chư Đăng Ya: ngọn núi lửa hùng vĩ giữa đại ngàn

Nếu như hồ T’nưng được nhiều du khách biết đến như một tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng cho người dân phố núi Pleiku, thì ngọn núi lửa Chư Đăng Ya sừng sững trên vùng đất hoang sơ lại thu hút du khách tham quan, khám phá bởi nét đẹp hoang sơ nhưng đầy quyến rũ. 

Chư Đăng Ya thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, cách trung tâm phố núi Gia Lai khoảng 30 km về hướng đông bắc, cách điểm du lịch Biển Hồ nổi tiếng 20 km.

Theo tiếng đồng bào J’rai, Chư Đăng Ya có nghĩa là củ gừng dại. Đây là một trong những ngọn núi lửa đã từng hoạt động dữ dội ở vùng đất Tây Nguyên cách đây hàng triệu năm, nằm ẩn mình giữa đại ngàn hoang sơ. Từ trên cao nhìn xuống, ngọn núi tựa như một cái phễu khổng lồ, miệng núi tròn rỗng mang sắc đỏ màu mỡ đã được những lớp nham thạch tạo nên qua hàng triệu năm lịch sử.

Vẻ đẹp hùng vĩ của núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ trên cao. Ảnh: Phan Nguyên

Đi giẫy măng rừng

Thoáng nghe nói tới măng rừng, tôi cứ nghĩ đó giống măng Mạnh Tông được trồng rất nhiều trên núi Cấm. Tuy nhiên, măng rừng ở đây thực chất là măng le, giống tre rừng thuần chủng của vùng Bảy Núi.

Núi Phú Cường (xã An Nông, Tịnh Biên) mùa mưa bạt ngàn màu xanh của lá. Lẫn khuất giữa màu xanh ấy là sức sống mãnh liệt của một loại tre rừng mà dân địa phương gọi là cây le. Dù chỉ là cây hoang dại nhưng chúng lại mang đến cho đời vị ngon đặc trưng bằng những chồi măng nhú lên từ mặt đất Phú Cường. Nhờ đó, cây le đã mang đến nguồn sống cho những hộ dân không có việc làm ổn định tại địa phương, bởi măng của nó được xếp vào hàng ngon nhất so với các giống tre xuất hiện ở vùng Bảy Núi.

Đã có hơn 15 năm rong ruổi khắp các vạt rừng của núi Phú Cường để giẫy măng le, anh Nguyễn Văn Mừng hiểu rất rõ về giống tre rừng này. Với anh Mừng, cây le gắn bó từ thuở nằm nôi. Khi anh là đứa trẻ, cây le còn mọc sát hè nhà. Người lớn muốn ăn măng chỉ cần xách mác đi một lát là có rổ măng đầy. Hồi ấy, cây le nhiều đến mức người ta cảm thấy thừa mứa và những mụt măng của nó cũng chẳng thể bán cho ai. “Thời tôi còn nhỏ, cứ ăn cơm với măng le suốt. Má tôi bữa thì xào mỡ, bữa luộc chấm muối ớt. Mà ngon lắm! Măng le hay ở chỗ không có độc tính, không đắng nên rất dễ ăn. Đến tận bây giờ, tôi vẫn thấy ngon mỗi khi ăn măng le. Ngặt nỗi, cuộc sống khó nghèo nên giẫy được bao nhiêu măng đều đem bán hết, không dám để lại ăn. Nhờ phẩm chất ngon nên măng le dễ bán, giúp gia đình tôi cải thiện thu nhập mấy tháng mùa mưa, lúc chẳng có ai thuê tôi làm”- anh Mừng tâm sự. 

Niềm vui của anh Mừng khi có được “lộc” của núi rừng