Hiển thị các bài đăng có nhãn người Cor. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Cor. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 3, 2022

Bánh lá đót của đồng bào Cor

Trong các dịp lễ hội hay các ngày trọng đại của gia đình, làng xóm của đồng bào Cor ở huyện Trà Bồng, loại bánh trên mâm cỗ không thể thiếu là bánh lá đót (bánh a cót). Đây là một loại bánh truyền thống của đồng bào Cor, thể hiện sự no đủ, đầm ấm.

Già làng Hồ Văn Nghĩa, ở xã Trà Thủy (Trà Bồng) cho biết, từ xa xưa với đồng bào Cor, lễ cúng nào cũng đều gói bánh lá đót. Những lễ hội lớn như đâm trâu, tết Ngã rạ, người dân trong làng gói cả nghìn chiếc bánh lá đót, vừa để cúng, vừa phục vụ phần hội với rất đông người dân đến dự.

Bánh lá đót.

23 thg 9, 2019

Cần bảo tồn nhà sàn truyền thống của đồng bào Cor

Không gian văn hóa nhà sàn truyền thống của đồng bào Cor không chỉ là chỗ ở, sinh hoạt của nhiều gia đình, mà còn là nơi giao lưu, văn hóa tín ngưỡng, cố kết cộng đồng. Thế nhưng, hiện nay nhà sàn của đồng bào Cor không còn nữa, nét văn hóa sinh hoạt cộng đồng vì thế cũng dần bị mất đi.

Độc đáo nhà sàn của người Cor 


Theo nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư, nhà sàn truyền thống của đồng bào Cor thường dựng trên một sườn đồi thay thế cho một xóm nhà (gọi là p’lay), có khoảng 10 - 15 hộ gia đình sinh sống. Trong ngôi nhà dài được thiết kế theo lối nhà sau, sân trước và lối đi chung chính giữa. Ngôi nhà chung được chia thành nhiều ngăn cho từng hộ gia đình ăn, ở và sinh hoạt.

Trong mỗi ngăn đều có bếp, có cầu thang đi xuống sân sau, phía trước mặt cửa của mỗi ngăn nhà đều có lối đi chung dẫn ra sân trước của nhà hay qua lại các gia đình với nhau. Sân trước thường có đặt một cây nêu, bếp lửa. Xung quanh nhà sàn đều rào kín, có chừa cánh cửa, đóng mở theo quy định của già làng. 

Nhà văn hóa thôn Bắc xã Trà Sơn (Trà Bồng) được xây dựng theo kiến trúc mô phỏng nhà sàn truyền thống người Cor. 

16 thg 1, 2019

Vẻ đẹp trang phục dân tộc Cor

Cũng giống như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, trang phục của đồng bào Cor (Quảng Ngãi) không chỉ mang vẻ đẹp độc đáo, mà còn thể hiện nét văn hoá, bản sắc riêng của toàn thể cộng đồng.

Dân tộc Cor cư trú chủ yếu ở hai huyện Trà Bồng, Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi- đây là chiếc nôi, là quê hương ruột thịt của họ. Ngoài ra còn có một bộ phận nhỏ di cư từ Trà Bồng sang sinh sống ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Người Cor mang nhiều tên gọi phiếm xưng khác nhau như Cùa, Khùa, Của, “Mọi Thanh Bồng”, “Mọi Trà Bồng”, “Mọi Trầu”, “Ta- Kua” hay “Mọi Quế. Tuy dân số không đông, địa bàn cư trú không rộng nhưng đồng bào Cor vẫn còn lưu giữ nhiều vốn văn hóa cổ truyền mang đậm bản sắc tộc người, nhất là lễ hội dân gian, trong đó bộ trang phục truyền thống mang nhiều dấu ấn văn hóa tộc người đặc sắc.

10 thg 1, 2019

Nghệ thuật tạo hình của người Cor

Cây nêu và bộ gu là hai đồ vật linh thiêng không thể thiếu trong lễ hội ăn trâu của đồng bào dân tộc Cor. Nghệ thuật tạo hình cây nêu và bộ gu của dân tộc Cor khá độc đáo, khác lạ so với các dân tộc khác, thể hiện sự tinh túy trong nghệ thuật tạo hình dân gian ở khu vực Trường Sơn và vùng Tây Nguyên rộng lớn.

Nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư (hiện là Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL) bảo rằng: “Càng đi sâu nghiên cứu càng bị cuốn hút bởi di sản văn hóa của dân tộc Cor, có rất nhiều điểm độc đáo, thú vị mà các dân tộc khác không hề có, tiêu biểu là cây nêu và bộ gu”.

Nét độc đáo từ cây nêu

Tạo hình ở gốc cây nêu phướn. Bên cạnh là cây nêu phụ. Ảnh: Cao Văn 

27 thg 9, 2018

Lễ cầu mưa của người Cor

Trong đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Cor, lễ cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng, có từ rất lâu. Đây là một nghi lễ truyền thống, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cây cối sinh chồi nảy lộc, đâm hoa kết trái. Bên cạnh đó, nghi lễ cầu mưa còn thể hiện khát vọng sống của người Cor về ước mong xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp, ấm no, gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc.

Người Cor cầu mưa, cầu no ấm


Già làng Hồ Văn Nghĩa (76 tuổi), thôn 3, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), cho biết: “Lễ cầu mưa, là một lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực, được diễn ra trong thời gian hạn hán kéo dài nhiều tháng. Từ bao đời nay, cuộc sống của người Cor còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, họ tin thần linh phù hộ sẽ đáp ứng mong muốn nếu họ thực tâm nguyện cầu”. Hằng năm, vào khoảng tháng 6 (âm lịch), sau khi dọn sạch rẫy cũ, việc gieo trồng lúa rẫy và hoa màu của mùa vụ đã xong, người Cor tổ chức lễ cầu mưa, để hạt giống nảy mầm, cây cối xanh tươi và phát triển tốt. 

Những người già dân tộc Cor am hiểu phong tục tập quán thực hiện trang trí và dựng cây nêu chuẩn bị lễ cầu mưa của làng. 

18 thg 7, 2018

Bếp lửa trong đời sống của người Cor

Đối với người Cor ở huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), bếp lửa có vai trò, vị trí quan trọng, vừa là chỗ đun nấu, bảo quản lương thực, vừa đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, ấm no, hạnh phúc. Chính vì lẽ đó, các gia đình người Cor luôn quây quần sinh hoạt bên không gian bếp lửa.

Khởi nguồn sự sống


Khi tìm hiểu về bếp lửa, chúng tôi được ông Trần Văn Thái (74 tuổi), dân tộc Cor hiện đang sinh sống tại thôn 2A, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) chia sẻ: Bếp lửa với người Cor luôn chiếm một vị trí trong không gian sinh hoạt của gia đình. Bếp lửa tuy nhỏ bé, nhưng mang trong mình cả hơi thở cuộc sống sinh hoạt và nét đẹp văn hóa truyền thống của người Cor vùng cao, cho nên bếp lửa cũng có lúc vui, lúc buồn. Đối với đồng bào dân tộc Cor, ngọn lửa trong căn bếp không chỉ là biểu tượng của sự sống mà còn thể hiện sự chống chọi mãnh liệt của con người với thiên nhiên khắc nghiệt.

24 thg 9, 2017

Chuyện phục hồi chiêng đôi của dân tộc Cor

Trong các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, tiết mục đấu chiêng đôi là một trong những tiết mục đặc sắc nhất. Tuy nhiên, tại vùng đồng bào Cor ở Bắc Trà My, Quảng Nam, từ lâu, nghệ thuật đấu chiêng đôi đã bị thất truyền. 

Và chính các nghệ nhân ở Trà Bồng, Quảng Ngãi đã truyền dạy cho những người đồng tộc ở xã Trà Kót, Bắc Trà My, để hôm nay, nghệ thuật diễn tấu này sống lại ở cộng đồng người Cor.

Đấu chiêng - Nghệ thuật đặc sắc của người Cor
Với người Cor, hầu như gia đình nào cũng có người biết nhạc và múa. Thế giới của âm thanh chừng như hiện diện ở nhiều nơi trong cộng đồng Cor. Nhạc, múa, trò diễn của người Cor có khi là sinh hoạt thường ngày, có khi gắn với mục đích thực dụng như xua đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng, có khi lại gắn với nghi lễ thiêng liêng. Trong nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng, người Cor đã sáng tạo ra một cách diễn tấu đặc sắc, mang đậm dấu ấn tộc người. Mỗi dịp lễ hội thì tiết mục đấu chiêng luôn được đồng bào chờ đợi, người chơi luôn hào hứng, thể hiện tài năng của mình.

Các nghệ nhân dân tộc Cor huyện Trà Bồng thi tài đấu chiêng đôi trong Lễ hội văn hóa dân tộc Cor tại bắc Trà My.