Hiển thị các bài đăng có nhãn VTC News. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VTC News. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 7, 2023

Độc đáo đặc sản gỏi cá nghéo của Quảng Bình không phải mùa nào cũng có

Gỏi cá nghéo được cho là một món đặc sản độc đáo của Quảng Bình mà không phải lúc nào đến cũng có thể thưởng thức.

Đến Quảng Bình vào mùa hè, du khách nếu may mắn sẽ có cơ hội thưởng thức món đặc sản gỏi cá nghéo độc đáo nơi đây. Cá nghéo thuộc họ cá xương sụn như cá mập, nhiều nơi gọi là cá mập sữa. Lớp da của cá nghéo có màu xám và sần sùi nên còn được gọi là cá nhám. Loài cá này thường xuất hiện ở vùng biển Quảng Bình. Tuy nhiên, trên thực tế, muốn đánh bắt được loại cá này cũng khá khó, vậy nên mới tạo ra độ hiếm có nhất định cho món gỏi cá nghéo đặc sản nơi đây.

Ảnh: Internet

Cả tuổi thơ ùa về với món bột sắn chấm nước mắm của người Bình Định

Ở xứ Nẫu Bình Định, người ta còn có món bột mì nhứt quấy đơn giản mà rất dễ gây nghiện.

Ngày xưa, khi điều kiện sống còn khó khăn, các món ăn cũng khá đơn giản, nhiều khi chỉ là củ khoai nướng, hạt mít luộc thôi đã đủ thành bữa rồi. Và ở xứ Nẫu Bình Định, người ta còn có món bột mì nhứt quấy đơn giản mà rất dễ gây nghiện.

Ảnh: Internet

Bột mì nhứt quấy là cái tên khác của món bột sắn chấm mắm của người dân xứ Nẫu. Bột mì nhứt quấy (bột sắn chấm nước mắm) tuy còn lạ lẫm với rất nhiều người, nhưng lại là món ăn quen thuộc và lâu đời tại Bình Định.

Bánh bao chỉ - tưởng xa lạ nhưng lại là tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x khi xưa

Bánh bao chỉ từng là món quà vặt rất được ưa chuộng của thế hệ 8x, 9x và trước đó nữa.

Thời gian sau này, cái tên bánh bao chỉ đã trở nên xa lạ, dần mất hút trong danh sách các món quà vặt của các bạn trẻ. Thế nhưng, trước kia, cứ nhắc về bánh bao chỉ, rất nhiều người sẽ nhớ ngay đến món bánh ngọt với lớp vỏ mềm mềm dai dai, bên trong là lớp nhân dừa, đậu phộng mè rang ăn rất thơm.

Ảnh: Alo Trà Vinh

Đèo Đá Trắng - cung đường 'tuyết phủ' huyền ảo giữa lòng Tây Bắc

Đi qua cung đèo này, bạn sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh Mai Châu hiền hòa, thanh bình như bức tranh thủy mặc.

Đèo Đá Trắng là một tên gọi khác của đèo Thung Khe, nối liền Mai Châu và Tân Lạc thuộc tỉnh Hòa Bình. Với cảnh quan như được tuyết trắng mây mù bao phủ quanh năm và đoạn đường quanh co, uốn lượn, đèo Thung Khe thu hút rất nhiều dân phượt. Đi qua cung đèo này, bạn sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh Mai Châu hiền hòa, thanh bình như bức tranh thủy mặc.

Ảnh: Trị Đức

16 thg 7, 2023

Đến Kon Tum phải thử xôi măng, món quà sáng độc đáo của vùng đất cao nguyên

Nhiều du khách đến với vùng núi rừng Kon Tum thường được người dân bản địa giới thiệu cho món xôi măng, đây là món ăn vừa lạ vừa quen với nhiều người từ xa đến.

Món ăn được chế biến từ những vị rất quen thuộc như xôi, măng, cá… nhưng khi kết hợp với nhau lại mang đến một hương vị lạ, gây tò mò cho người thưởng thức.

Ảnh: Internet

7 thg 9, 2022

Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa cổ đầu tiên ở Đà Lạt

Chùa Linh Quang được biết đến là ngôi chùa cổ đầu tiên ở Đà Lạt, nơi đây mang phong cách kiến trúc đậm chất Á Đông cầu kì và nổi bật thu hút du khách thập phương.

Toạ lạc tại số 133 đường Hai Bà Trưng, phường 6, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, chùa Linh Quang (Linh Quang Tổ đình) được xem là ngôi chùa đầu tiên đặt nền móng khơi nguồn đạo pháp tại tỉnh Lâm Đồng và là ngôi chùa cổ đầu tiên ở TP Đà Lạt mộng mơ.

29 thg 9, 2021

Cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam ở Phú Yên

Cây cầu gỗ hiện lên mộc mạc, nên thơ giữa khung cảnh ráng chiều rực rỡ của vùng đất Phú Yên.

Việt Nam có rất nhiều cây cầu gỗ bắc qua sông nhưng nổi tiếng nhất vẫn là cầu gỗ Ông Cọp - Phú Yên. Cầu gỗ Ông Cọp hay còn gọi là cầu Miếu Ông Cọp, cầu Bình Thạnh, nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây (huyện Tuy An) với thị xã Sông Cầu. Cây cầu là lối đi tắt dẫn đến các thắng cảnh nổi tiếng ở Phú Yên như Gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, nhà thờ Mằng Lăng, đập Tam Giang…

(Ảnh: Trịnh Nam Thái)

10 thg 7, 2018

Sự thật về thân phụ Trần Thủ Độ, được thờ trong ngôi đền khổng lồ ở Thái Bình

Ngày 14/9 tới đây, Ban chấp hành họ Trần Việt Nam tổ chức đại lễ giỗ Đức Hoằng Nghị Đại Vương, phụ thân Trần Thủ Độ, đón nhận Bằng của Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới tôn vinh các giá trị di sản lịch sử văn hóa thời Trần thế kỷ thứ 13.

Tại làng Phương La, họ Trần đã xây dựng một ngôi đền cực lớn, uy nghi, thờ phụng thân phụ Trần Thủ Độ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu sử Đặng Hùng (Hội viên hội Khoa học lịch sử Việt Nam) lại phản đối quyết liệt chuyện này. Theo ông, Hoằng Nghị Đại Vương là một nhân vật không có thật, không phải bố của vị tướng kiệt xuất Trần Thủ Độ, nên việc tôn vinh của Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới là thiếu cẩn trọng.

Ông Hùng đã gửi đến Báo điện tử VTC News rất nhiều tài liệu khẳng định Hoằng Nghị Đại Vương là nhân vật không có thật. Báo đăng tải bài viết của ông Hùng để rộng đường dư luận.

Hai ngôi chùa kỳ lạ ở Hải Phòng: Cứ bất hòa đến cửa chùa là hết giận

Hai ngôi chùa ở vùng quê yên bình ấy đã góp phần hóa giải biết bao vụ cãi vã nghiêm trọng tưởng chừng như phải ra tòa án phân xử. 

Người dân nơi đây truyền tai nhau câu ca “Đức Ông chùa Ta, Đức Bà chùa Cồn” ý nói về sự linh thiêng của hai ngôi chùa ở xã Đoàn Xá và xã Đại Hợp thuộc huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Hai ngôi chùa ở vùng quê yên bình ấy đã góp phần hóa giải biết bao vụ cãi vã nghiêm trọng tưởng chừng như phải ra tòa án phân xử.

Hai ngôi chùa “hòa giải” 


Từ bao đời nay, cái làng chài ấy yên bình lắm, người dân nơi đây sống chan hòa, thân ái. Sở dĩ như vậy bởi đã từ lâu lắm, mỗi khi ai trong làng có chuyện cãi nhau lớn nhỏ gì mà không thể giảng hòa được thì đều kéo nhau lên chùa để thề chứng minh cho sự trong sạch, ngay thằng của mình. Thế nhưng, mới bước đến cổng chùa thôi thì sự cãi cọ đã được hóa giải, cả hai bên đều làm hòa và ai về nhà nấy.

28 thg 5, 2018

Ám ảnh những vết máu loang trong chùa Phi Lai

Ông Nguyễn Văn Tiệm dẫn tôi vào ngôi chùa Phi Lai, nằm ngay dưới chân núi Tượng, quả núi nằm trọn trong xã Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang). Ngôi chùa nằm cách chân núi chỉ 300m, ngay phía sau Nhà trưng bày chứng tích tội ác của bọn Pol Pot, nơi chồng chất xương người.

Ông Tiệm bảo, ngôi chùa này có quá nhiều âm khí, nên không phải ai cũng dám bước chân vào. Có lẽ, do ám ảnh quá kinh hoàng, hoặc từ những lời thuyết minh của ông, mà không ít người yếu bóng vía đã đánh mất cả lý trí khi bước chân vào ngôi chùa này.

Chùa Phi Lai do ông Ngô Lợi, cùng với các tín đồ xây dựng vào đầu năm 1887. Ngôi chùa này mới chỉ tồn tại hơn thế kỷ, nhưng đã có vố số lần bị thực dân Pháp đốt phá, hoặc nã pháo tan tành.


Chùa Phi Lai, nơi từng diễn ra cuộc thảm sát người dân vô tội 

4 thg 4, 2018

Bí ẩn bức tượng 'ông Phật đen' ở Quan Âm tu viện Biên Hòa

Người ta gọi bức tượng Địa tạng vương bồ tát đặt trong khuôn viên Quan Âm tu viện (tọa lạc tại đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 3, phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai) là “ông Phật đen”. Xung quanh “ông Phật đen” có nhiều thắc mắc: Tại sao tượng lại được sơn phết toàn màu đen từ đầu đến chân? Lý do sao phải di dời bức tượng từ nghĩa trang Đô Thành Sài Gòn (cũ) về Quan Âm tu viện Biên Hòa?

Dựng tượng Địa tạng vương để trấn yểm ma quỷ?


Công viên Lê Thị Riêng (đường CMT8, Q.10, TP.HCM) là trung tâm vui chơi, giải trí quen thuộc của người dân TP.HCM. Tiền thân công viên là nghĩa địa Đô Thành (sau đổi tên thành nghĩa trang Chí Hòa) từ lâu đã “nổi tiếng” với những lời đồn đại đầy ám ảnh về ma quỷ.

Nghĩa trang Đô Thành trước năm 1975 có diện tích rộng gần 30 hec-ta. Theo các cụ lớn tuổi cư trú gần nghĩa trang, tại đây sau trận chiến khốc liệt tết Mậu Thân 1968, xác lính của cả hai bên (quân giải phóng và Việt Nam Cộng hòa) nằm la liệt mà hầu như không có thân nhân đến nhận. Chính quyền Sài Gòn không biết xử lý làm sao với hàng ngàn xác người sắp phân hủy, lo ngại ảnh hưởng môi trường sống nên cho đào một cái hố lớn trong nghĩa trang Đô Thành để chôn tập thể. 


Quan Âm tu viện tọa lạc ở đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 3, phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) 

11 thg 3, 2016

Cáp treo Fansipan Sapa: Khát vọng chinh phục đỉnh cao

Chỉ tay về phía những sợi dây cáp mảnh mai như những sợi chỉ mang theo các cabin đầy màu sắc đang cần mẫn chuyển động, ông Sigrist Reto (Trưởng nhóm kéo cáp chính của hãng Doppelmayr Garaventa) thốt lên: “Từng tham gia hàng trăm công trình nhưng với chúng tôi cáp treo Fansipan là một công trình khổng lồ.

Quá khó khăn, vất vả! Nhiều đồng nghiệp sau khi kéo cáp đã phải thú nhận rằng họ sẽ không nhận thêm bất cứ công trình nào như vậy nữa!”



Dù vậy, gương mặt vị chuyên gia kỳ cựu của hãng cáp treo lừng danh Doppelmayr Garaventa trông vẫn rất mãn nguyện. Hình hài công trình kỷ lục thế giới mới “chinh phục nóc nhà Đông Dương” mà ông cùng các cộng sự tâm huyết người Việt đã dành toàn tâm ý trong hai năm qua, sắp hoàn thành.

9 thg 3, 2016

Cáp treo Fan và câu chuyện 'kho báu' trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn

Những người gắn bó với Fan, hiểu dãy Hoàng Liên từng ngóc ngách, hầu như không phản đối hệ thống cáp treo.

Có lẽ, trong giới nhà báo, tôi là người gắn bó với đại ngàn Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) nhiều nhất. Gần như không còn khu rừng rộng lớn nào, mỏm núi đặc biệt nào của dãy Hoàng Liên Sơn mà tôi không đặt chân đến.

Nhớ lại cách nay hơn chục năm, gặp "người rừng" Trần Ngọc Lâm, khi ông cởi trần ngồi thiền trong hang đá trên độ cao 2.900m, cách đỉnh Fansipan không xa. Ông Lâm trú ngụ ở đó để hái thuốc tự chữa bệnh ung thư phổi cho mình, ông thiền theo phương pháp của các nhà sư Tây Tạng, trong cái lạnh đóng băng, để khối u không phát triển.

Rỗi rãi, ông kiếm sống bằng công việc gùi hàng, dẫn đường cho khách du lịch chinh phục đỉnh Fan. Ông kể chuyện về Fan thì đầy ma mị, huyền bí. Hồi đó, để chinh phục đỉnh Fan, phải đi từ bản Cát Cát và phải mất ngót 5 ngày cả đi lẫn về, vô cùng gian khổ. Theo lời ông Lâm, chả tháng nào không có tai nạn, chết chóc, lạc rừng. Thậm chí, ông còn phát hiện cả bộ xương ông Tây nằm bên chiếc balo to vật vã. 

Tác giả và ông Trần Ngọc Lâm bên một cây chè cổ thụ 

15 thg 12, 2013

Kỳ lạ ông vua có hàng ngàn ngôi mộ ở Tây Côn Lĩnh

Chưa ai thử đếm dọc sườn Tây Côn Lĩnh có bao nhiêu ngôi mộ như vậy, chỉ ước chừng vài ngàn cái.

Chui ra khỏi lối đi dốc và rậm rạp, dừng lại giữa con đường đất đỏ, ven sườn đồi thoáng rộng, chị Tuyết Nhung, cán bộ văn hóa xã Bản Phùng (huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang) khoát vòng tay rộng giới thiệu: “Đây là khu mộ cổ bí ẩn của người La Chí”.

Mặc dù đã chuẩn bị hình dung về một khu rừng mộ kỳ lạ, đầy huyền tích, nhưng hồi lâu tôi mới xác định được rằng, những gò đống hình bát úp to lớn kia chính là thứ tôi vượt hàng trăm cây số đến đây để tìm hiểu.

Thoạt nhìn, những gò đống ấy như lẫn vào sự nhấp nhô của những sườn đồi đầy cỏ dại. Nhưng không hiểu sao chúng đều có hình tròn, cao tầm hơn 1,5m và rộng như một gian nhà, nằm cách nhau vài mươi bước chân một cách đều đặn.

Đám trẻ vô tư nô đùa bên những ngôi mộ cổ