4 thg 9, 2017

Đi Tây Bắc thăm “nàng công chúa ngủ trong rừng” Thu Cúc

Mang một cái tên đẹp, dịu dàng như người con gái nơi miền sơn cước - Thu Cúc cứ lặng lẽ, khiêm nhường cuốn hút chúng tôi. 

Đập Ú, con đập làm bằng gỗ độc đáo của người Mường- Ảnh: Hải Dương 

Cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, kỳ diệu cùng những nét văn hóa bản sắc đậm đà của cư dân bản địa đã biến Thu Cúc thành một nàng công chúa ngủ trong rừng với tiềm năng du lịch rộng mở.

Dọc đường khám phá vẻ đẹp núi rừng Tánh Linh

Du khách mãn nhãn với những cánh rừng xanh bạt ngàn của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, phiêu lưu trên những đoạn dốc xẻ núi đầy mạo hiểm.

Quốc lộ 55 là con đường băng rừng nối từ huyện Hàm Tân lên miền núi Tánh Linh, Bình Thuận

Kpan - Chiếc ghế quyền lực của người Ê đê

Khi cùng ngồi trên ghế Kpan, mọi hận thù, khoảng cách về giai cấp địa vị sẽ được xóa đi, chỉ có tình cảm chân thành đọng lại.

Kpan là tên gọi một loại ghế dài của người Ê đê làm bằng thân cây gỗ, được đặt trong nhà dài, thường dùng làm chỗ ngồi của đội cồng chiêng trống trong các dịp lễ hội, các lễ cúng quan trọng.

Người Ê Đê coi Kpan là chiếc ghế quyền lực, vì chỉ người giàu có ngôi nhà rất dài mới sở hữu được ghế Kpan. Và khi cùng ngồi trên ghế Kpan, mọi hận thù, khoảng cách về giai cấp địa vị sẽ được xóa đi, chỉ có tình cảm chân thành đọng lại. Do vậy, rước ghế K’pan là một nghi lễ không thể thiếu để đảm bảo sự linh thiêng của Kpan.

Kpan là chiếc ghế độc lập được đẽo từ nguyên một cây gỗ, dài từ 5m đến 15m, rộng khoảng 70-90cm, với độ dày chừng 8cm, hơi cong ở hai đầu tạo dáng vẻ vừa mềm mại vừa vững chắc mạnh mẽ. Làm được Kpan, đòi hỏi sức mạnh tập thể rất lớn, làm trong 7 ngày, 11 ngày hoặc 13 ngày. 

Ghế Kpan của người Ê đê - Ảnh: KT 

Nghệ nhân đam mê truyền lại văn hóa dân tộc H’rê

Ở tuổi 78, nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Sự (thôn Nước Lui, xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) vẫn là một trong những người nhiệt tình giữ gìn và truyền dạy lại cách chế tác, cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống của người H’rê như đàn B’rooc, sáo Ta lía, đàn Rơ đong, đàn G’râu cho thế hệ trẻ.

Âm nhạc là vũ khí chiến đấu
Từ năm 13 - 14 tuổi, nghệ nhân Phạm Văn Sự đã theo người lớn đi vào rừng lấy ống tre, ống nứa về để làm các loại nhạc cụ. Theo ông Sự, văn hóa của người H’rê phong phú và đa dạng lắm, ngoài các làn điệu dân ca Ca Chôi, Ta Lêu mượt mà, thắm tình, còn có rất nhiều nhạc cụ.

Gần 80 tuổi, nhưng ông Sự còn khỏe và minh mẫn lắm. Ông vẫn còn nghe rõ âm thanh của từng nhạc cụ, chỉnh chiêng vẫn còn điêu luyện. Ngày trước đi bộ đội, ông mang theo cây sáo, cây đàn của mình để vừa chiến đấu, vừa khích lệ anh em trong thời gian khó. Với ông, những bài ca, tiếng hát, điệu nhạc cũng là một vũ khí chiến đấu. 

Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Sự với cây đàn B'rooc của dân tộc H'rê. Ảnh: Phạm Tiệp 

3 thg 9, 2017

Ngắm Vân Long 'non xanh nước biếc như tranh họa đồ'

Từ quốc lộ 1, qua cầu Gián Khuất - hết đất Hà Nam là sang đất Ninh Bình, rẽ phải theo hướng đi Địch Lộng, là thấy đê Vân Long. Con đê có chiều dài hơn 30km, đi xuyên qua làng mạc và những cánh đồng, tới tận Nho Quan. 

Thung Nắng - Ảnh: Trần Thùy Linh

Nhờ tuyến đê dài phía tả ngạn sông Đáy hình thành từ năm 1965 này, vùng Vân Long thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đã trở thành một vùng ngập nước rộng mênh mông, là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ với hàng ngàn động, thực vật, thủy sinh, trong đó có loài linh trưởng voọc mông trắng đang có nguy cơ tuyệt chủng và những đảo đá cùng hang động tuyệt đẹp.

Bất ngờ ở thành cổ nghìn năm tuổi Luy Lâu

Dù biết Luy Lâu là vùng văn hóa cổ thuộc hàng bậc nhất trên đất nước Việt Nam, song chúng tôi cứ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác trong một ngày khám phá... 

Cổng di tích đền và lăng Nam Giao học tổ Sĩ Nhiếp. -Ảnh: THÁI LỘC 

Chúng tôi may mắn được anh Nguyễn Thế Trung, một thanh niên địa phương chuyên ngành điêu khắc, khá am tường và rất yêu văn hóa cổ dẫn đi. Những dấu ấn vật chất cổ xưa còn lại ở nơi đây, ngay cả “hướng dẫn viên” Thế Trung cũng tiếp tục bất ngờ.

Kagor - Con thuyền linh thiêng của người Raglai

Người Raglai sống ở vùng đất cao, chuyên làm nương rẫy nhưng khi một ai đó qua đời, họ nhất định lại có một chuyến đi trên chiếc thuyền gỗ Kagor linh thiêng để cập bến với tổ tiên và mãi mãi chia tay với những người còn sống. 

Lễ Bỏ mả là nghi lễ quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người Raglai. Họ quan niệm có hai thế giới cùng tồn tại là thế giới của người sống và thế giới của người chết. Lễ Bỏ mả là buổi lễ người sống nhất định phải tổ chức để dứt quan hệ và đưa tiễn người đã mất về với thế giới của tổ tiên. Trong cuộc chia tay vĩnh viễn kéo dài ba ngày này, Kagor là vật linh thiêng, là trung tâm và được người Raglai hướng về với tất cả lòng thành kính.

Trước ngày làm Lễ Bỏ mả, người thân của người đã khuất phải xem ngày lành, chuẩn bị những lễ vật ...và đặc biệt là làm thuyền Kagor. Kagor được làm bằng gỗ trên đó người ta dựng nhà, làm hàng rào, vẽ hoạ tiết hình mặt trời, mặt trăng, cây cối, chim chóc, hình con rồng.... Người Raglai giờ sống ở trên cao làm nương làm rẫy nhưng trong tâm niệm mỗi người cuộc sống của tổ tiên xa xưa gắn liền với biển. Họ tin rằng chiếc thuyền Kagor sẽ đưa người chết đến được nơi trú ngụ của ông bà tổ tiên.

Chiếc thuyền gỗ linh thiêng dùng trong Lễ Bỏ mả. Được làm bằng gỗ với những trang trí cầu kỳ, thuyền Kagor là vật rất linh thiêng với người Raglai. Theo tín ngưỡng của họ, Đây nơi trú, là cầu nối đưa linh hồn người chết về với thế giới của tổ tiên.

Nam Du: quần đảo đẹp nơi cực Nam Tổ quốc

Nằm ở phía đông nam đảo Phú Quốc, quần đảo Nam Du (tỉnh Kiên Giang) với hơn 21 đảo hòn lớn nhỏ hiện là điểm đến còn khá nguyên sơ và được ví như một vịnh Hạ Long thu nhỏ giữa lòng biển khơi phương Nam.

Vài năm trở lại đây, Nam Du là cái tên được các bạn trẻ nhắc đến rất nhiều khi muốn tìm cho mình một điểm đến mới. Những cái tên như Hòn Ngang, Hòn Mấu, Hai Bờ Đập, Bãi Cây Mến… đã trở thành địa danh nổi tiếng vì vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng cho.

Hòn Lớn là đảo lớn nhất trong quần đảo Nam Du, nơi có nhiều bãi biển đẹp như: Đất Đỏ, Cây Mến, bãi Ngự, bãi Giếng… cùng những hàng dừa xanh mà tuổi đời lên đến 70 - 80 năm. Dọc theo con đường ven biển ở hòn Lớn là những điểm dừng chân tuyệt đẹp để ngắm nhìn toàn cảnh Nam Du. Đặc biệt, từ ngọn hải đăng ở độ cao hơn 300m so với mực nước biển, phóng tầm mắt ra xa, quần đảo Nam Du kỳ vĩ như một bức tranh hòa hợp với biển trời. Đón bình minh và ngắm hoàng hôn trên đảo là một trong những trải nghiệm khó quên của bạn khi lưu trú nơi đây.

Quanh các đảo ở Nam Du là những rặng dừa xanh ngút ngàn, cảnh sắc êm đềm, thơ mộng. Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Sớm mai bình dị trên bãi biển Hải Hòa

Biển Hải Hòa (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) không chỉ có bãi cát dài, nước trong mà còn quyến rũ bởi vẻ đẹp bình dị, hoang sơ và sự thân thiện của người dân.

Phiên chợ hải sản họp ngay trên bãi biển từ mờ sáng

Lạ lùng cơm âm phủ xứ Huế

Cơm âm phủ Huế - Món ăn vừa giản dị vừa phảng phất phong cách cung đình đã làm mê hoặc thực khách.

Ở Huế người ta vẫn lưu truyền câu:

Muốn ăn cơm dĩa trữ tình
Có quán Âm phủ ma rình phía sau

Món cơm này đã có từ lâu đời tại mảnh đất cố đô. Tương truyền xưa đức vua cải trang làm thường dân đi thăm thú cảnh đời, tối khuya tá túc tại nhà một bà góa già. Do hoàn cảnh cơ hàn, khó khăn nên bà góa chỉ có thể chọn ra một chén cơm trắng cùng một ít rau các loại xếp vào chiếc đĩa đặt bên chiếc đèn dầu cho vua dùng. Vua đói và mệt nên ăn ngon lành hết sạch chén cơm của bà, sau về cung cứ lưu luyến mãi mà sai đầu bếp thêm các nguyên liệu chế biến lại để dâng vua. Sau đó, ngài đặt cho món cơm đó cái tên Âm phủ.