12 thg 10, 2016

Làng nghề hương trầm xuất khẩu ở Nghệ An

Đó là làng nghề làm hương truyền thống Tây Lân ở xã Nghi Trường (huyện Nghi Lộc), hàng chục năm qua, hương làm ra tại làng này chủ yếu xuất bán tại thị trường nước bạn Lào

Làng nghề hương truyền thống thuộc xóm 5, xã Nghi Trường hình thành từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ban đầu,người dân ngôi làng này chủ yếu đi buôn hương từ Hà Nội về, sau nhận thấy nghề hương có thể giúp cuộc sống thay đổi, họ đã quyết tâm theo học nghề này và truyền dạy cho mọi người trong làng. 


Ngày 25/3/2010, Tây Lân được công nhận là làng nghề hương truyền thống. 


Ngày nay, hương ở đây đã được sản xuất bởi các máy móc hiện đại với các nguyên liệu chính là rễ hương, hoa hồi, bã mía, quế chi... Trong ảnh, một người thợ Tây Lân đang cho xay bột để cho ra những cây hương thảo mộc chất lượng. 

Việc sản xuất hương phải trải qua nhiều công đoạn. Lao động không quá vất vả nhưng đòi hỏi độ khéo léo, tỉ mỉ. 

Làng nghề hương Tây Lân sản xuất nhộn nhịp quanh năm, đặc biệt dịp gần cuối năm và lễ tết. Những cây hương sau khi được sản xuất sẽ được rải đều lên các khay gỗ để đem ra phơi nắng. 

Những cây hương này đang được đóng gói để xuất khẩu sang Lào. “Mỗi năm xuất khoảng 50 - 60 vạn thẻ hương sang Lào, cao điểm nhất là vào dịp từ tháng 10 đến cuối Tết Nguyên đán. Hương làm đến đâu, nhập qua Lào đến đó”, ông Lê Văn Nam trưởng làng nghề Tây Lân chia sẻ. 

Làng nghề hương xuất ngoại Tây Lân đã tạo việc làm cho hàng chục lao động với thu nhập khá ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho bà con trong vùng. 

Thiên Thiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét