Hiển thị các bài đăng có nhãn Tư liệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tư liệu. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 10, 2022

Cố nhân sĩ Lương văn Lựu

LƯƠNG VĂN LỰU
1916- 1992

Biên Hòa là vùng đất địa linh nhân kiệt, biết bao công trình tim óc của của những bậc tài danh đã làm giàu cho quê hương xứ Bưởi. Về lãnh vực văn chương chúng ta biết đến Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy, Bình Nguyên Lộc và Nguyễn Tất Nhiên. Là người Biên Hòa, chúng ta không thể không nhắc đến một nhân sĩ, một nhà văn đã dành hết phần đời của mình trong việc biên khảo và nghiên cứu cho nền văn học, lịch sử của Tỉnh Biên Hòa. Đặc biệt với tác phẩm giá trị được nhiểu người biết đến “Biên Hòa Sử Lược” của cố Nhân sĩ Lương Văn Lựu.

20 thg 11, 2021

Thiền viện Giác Tâm, TP. Hạ Long

Đến với tỉnh Quảng Ninh nơi mảnh đất huyền thoại miền Đông Bắc của Tổ quốc, với các điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, Quảng Ninh có nhiều công trình tâm linh nổi tiếng nhưng có thể nói vùng đất thiêng này là nơi cội nguồn của Thiền phái Trúc Lâm Tam tổ.

Quảng Ninh có 2 Thiền viện: Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nằm trong khu danh thắng quốc gia Yên Tử, và Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (hay còn gọi là chùa Cái Bầu) được tọa lạc tại xã Hạ Long, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Đây là một ngôi thiền viện nằm rất xa khu dân cư, địa thế tuyệt đẹp tọa sơn hướng thủy, tựa lưng vào núi, minh đường hướng mặt ra vịnh Bái Tử Long mênh mông sóng nước. Có thể nói, đây là một trong số ít những ngôi chùa có địa thế phong thủy, và kiến trúc tuyệt vời với tất cả sự ưu đãi của tạo hóa và con người.

6 thg 11, 2021

Nụ cười 'Xuân Di Lặc' qua từng tác phẩm điêu khắc của nghệ nhân Thụy Lam

Hàng chục, hàng trăm tượng Phật, tượng Bồ tát, các vị La hán, Hộ pháp… đã được đôi bàn tay tài hoa của Điêu khắc gia Thụy Lam tạo nắn nên, hiện đang được tôn trí tại các chùa ở cả ba miền đất nước Việt Nam và nước ngoài. Trong đó có nhiều Tượng đạt Kỷ lục Việt Nam, Kỷ lục châu Á về chiều cao, trọng lượng và thần thái của Tượng khiến người đời chiêm ngưỡng vô cùng ngưỡng mộ.

TÂM HƯỚNG PHẬT… NHIỆM MÀU TỪ ĐÔI BÀN TAY.


“Khi làm tượng, tôi đã cắt đứt hết mọi chướng duyên, chướng nghiệp, chỉ tập trung vào công việc. Tất cả mọi thứ phải để nó trôi đi nhẹ nhàng như gió thoảng. Tâm mình phải tịnh, không một mảy may vọng động. Bởi vì, vọng tâm thì mọi việc đều dễ dàng tan vỡ như bong bóng! Mình làm tượng Phật, tượng Bồ tát mà lòng không thanh thản, nhiều tạp niệm thì sẽ mất niềm tin trong từng nét vẽ... Tự mình làm mình không xứng đáng với sự thanh khiết, cao siêu của Chư Phật… Làm tượng Phật cũng như tu thiền… Và, người xây chùa thì có Pháp môn xây chùa,còn người làm tượng thì cũng phải có Pháp môn tạo tượng!”. Câu nói này tỏ rõ tâm sự bất biến của Điêu khắc gia Thụy Lam khi bắt tay vào việc tạc tượng!

Điêu khắc gia Thụy Lam, tên thật là Phạm Dân Chủ. Ông sinh năm 1945, trong một gia đình Nho giáo trung lưu tại tỉnh An Giang.

11 thg 10, 2021

Đồi núi ở An Giang

Đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km; khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê, thị trấn Óc Eo và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn.

Núi Cấm. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

30 thg 11, 2017

Địa danh Rạch Ông - Quận 8

Vào những năm đầu thế kỷ 20, khu vực rạch Ong Lớn và rạch Ong Nhỏ là nơi ong thường về làm tổ, người dân vùng này đến đây lấy mật nên đã đặt cho nó tên rạch Ong Lớn và rạch Ong Nhỏ, sau khi lấy các mật ong ở rạch này, đem qua 1 vùng cạnh đó bán, nên có một chiếc cầu ở đây mang tên cầu Mật. (Trong Đại Nam quốc âm tự vị ghi rạch Ong Lớn, rạch Ong Nhỏ). Các địa phương chí xưa dịch hai địa danh này ra chữ Hán: Đại Phong Giang và Tiểu Phong Giang. (Phong: con ong). Người Khơ-me gọi rạch Ong Lớn là Prê KimPon Khmum Thom, trong địa danh này có từ Khmum nghĩ là “con ong”.

Chợ Rạch Ông. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Ngày nay, nhiều người gọi lầm viết sai thành rạch Ong Lớn, rạch Ong Nhỏ. Sau đó, người địa phương tạo hai địa danh mới và cũng đã viết sai: Cầu Rạch Ông, Chợ Rạch Ông thay vì cầu Rạch Ong (P1), chợ Rạch Ong (P2).

6 thg 8, 2016

Ði chợ Gò - Tà Mau (An Giang)

Từ đồn biên phòng của cửa khẩu Tà Mau, xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Ðốc đi bộ để đến chợ Gò bên kia biên giới Campuchia chỉ khoảng 800m. Thấp thoáng trên cánh đồng lúa là những đoàn người gùi hàng hoá từ chợ Gò về, gùi phân bón để đi làm đồng... và có cả những người rảnh rỗi, đi qua chợ Gò chơi để chọn mua một vài mặt hàng rồi xách tay mang về.

Chỉ cần bỏ ra 1.000 đồng tiền Việt, bước lên chiếc ghe để băng qua con kênh mà chiều rộng chỉ nhỉnh hơn chiều dài chiếc ghe một chút là vào chợ. Còn nếu đi qua cầu cách nơi ghe đậu chừng vài chục mét, trước mặt tháp canh có anh lính Campuchia đứng gác thì phải tốn 5.000 đồng mua vé.


Cầu qua chợ Gò, thu phí 2.000 đ/lượt/người qua

Chợ Âm Dương (Bắc Ninh) – nơi "mua may, bán rủi"

Chợ nằm ở địa phận Làng Ó (nay là làng Xuân Ổ), xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 Tết (tháng giêng âm lịch)...


Những huyền thoại về chợ Âm Dương

Theo tương truyền của người xưa, nơi họp chợ Âm Dương xưa là bãi chiến trường do đó có nhiều người chết. Chợ họp là để tạo cơ hội cho người chết và người sống gặp nhau. Chợ bắt đầu họp vào lúc lên đèn, trên một bãi đất trống cạnh ngôi miếu cổ có tiếng là linh thiêng của làng. Chợ không có lều, quán, không sử dụng đèn nến. Người đi chợ mang một con gà đen đã được chăm sóc cẩn thận làm vật tế Thành Hoàng làng. Trong chợ cũng có cả những dãy hàng mã, hương, nến, cau trầu. Ở đầu chợ, người ta đặt một chậu nước để thử tiền âm hay tiền dương. Có người sớm hôm sau xem trong túi đựng tiền toàn là vỏ hến, lá đa, thậm chí có cả mẩu yếm sồi. Mọi người đều rất vui vẻ vì coi đó là dịp làm điều phúc, điều thiện với người đã chết. Chợ tan khi còn đêm.

19 thg 4, 2015

Những hàng me Sài Gòn

Nhắc đến Hà Nội, người ta thường nghĩ đến cây hoa sữa, cây cơm nguội vàng... Còn nhắc đến Sài Gòn thì là cây gì nhỉ?

Tôi chắc là cây me. Đây là loài cây đã đi vào thơ, vào nhạc của rất nhiều văn nghệ sĩ Sài Gòn

Có từ bao giờ hàng me xanh ngát
Mà nay đứng đó cho em làm thơ

*

Chia tay trong đêm mùa hè
Gió nói gì với hàng me?

*

Con đường có lá me bay
Chiều chiều ta lại cầm tay nhau về...


Hàng me đường Nguyễn Du hiện nay. Ảnh: Tường Vi (ntuongvi.wordpress.com)

Tôi không phải dân Sài Gòn, cũng không phải văn nghệ sĩ nên không dám khẳng định. Chỉ xin mượn một bài viết của nhà văn Bình Nguyên Lộc viết cách đây hơn 60 năm (1952) ca ngợi những hàng me Sài Gòn. Mọi người góp ý thêm xem bây giờ hàng me Sài Gòn có còn như Bình Nguyên Lộc tả ngày xưa không, và cây me có xứng làm cây tiêu biểu của Sài Gòn không nhé!

30 thg 3, 2015

Phố của thành phố

Bài viết này của nhà văn Bình Nguyên Lộc đăng lần đầu trên báo Nhân Loại năm 1957, sau đó được in trong tập truyện Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, xuất bản năm 1966. Đây là một tản văn thú vị về tên đường phố Sài Gòn thời điểm đó, xin mạn phép đăng lại để mọi người cùng nhớ và góp chuyện cho vui. (Ảnh minh họa trong bài được sưu tập trên mạng)


PHN
______________


Đại lộ Hai Bà Trưng