Hiển thị các bài đăng có nhãn Người Lao động. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Người Lao động. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 6, 2018

Đìu hiu nhà cổ Trần Ngọc Du

Nhà cổ Trần Ngọc Du là công trình có giá trị về mặt lịch sử và nghệ thuật kiến trúc. Nếu không có biện pháp bảo tồn, quản lý một cách bài bản, di tích này có nguy cơ bị quên lãng

Chúng tôi đến thăm ngôi nhà cổ Trần Ngọc Du (phường Tân Vạn, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) vào một ngày đầu tháng 6. Ngôi nhà hơn trăm năm tuổi từng được UNESCO trao “Giải thưởng công trạng kiến trúc nhà Việt cổ” (năm 2004) và UBND tỉnh Đồng Nai xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh (năm 2005). Thế nhưng, di tích này đang rơi vào tình trạng “cửa đóng then cài” và có dấu hiệu xuống cấp.

Được kiến trúc sư Nhật trùng tu tỉ mỉ


Ngôi nhà do cụ Trần Ngọc Du (1862-1932), vốn là tri huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa (cũ) xây dựng từ năm 1900 trên mảnh đất hương hỏa của dòng tộc họ Trần, có tổng diện tích sử dụng khoảng 1.200 m2, mặt tiền hướng ra sông Đồng Nai, mặt hậu dựa lưng vào núi Sảnh, thuận theo thuyết bền vững của phong thủy. Nhà được xây dựng theo dạng nhà rọi, có 3 gian, 2 chái; mái lợp ngói âm dương, nền lót gạch tàu do cụ Trần Ngọc Du trực tiếp chỉ đạo toán thợ mộc Thủ Dầu Một và Biên Hòa vào rừng tuyển gần 200 cây gỗ quý các loại làm cột, xuyên, đòn tay, rui và xẻ ván để trang trí nội thất. Toàn bộ số gạch lát nền và ngói âm dương được đặt mua ở các lò gốm vùng Tân Vạn, đá tảng dùng kê chân cột được khai thác từ núi Sảnh. Riêng việc chạm trổ các họa tiết nơi cánh én, khuôn bông, đầu các vì kèo, cửa buồng, khánh thờ, bàn thờ theo các mô típ dân gian, như: tùng - lộc, cúc - bướm, trúc - mai... được làm rất cẩn trọng, tỉ mỉ trong suốt 2 năm.

Di tích nhà cổ Trần Ngọc Du

5 thg 4, 2018

Người Tiều chịu chơi

Doanh nhân Tiều rất giỏi làm giàu nên thành đạt và đóng góp tài lực dồi dào cho xã hội. Chịu chơi và chơi đẹp là lẽ sống của họ

Ngày trước, người Hoa đổ xô sang Việt Nam sinh sống. Người Hoa nhóm ngôn ngữ Triều Châu chiếm số đông trong cộng đồng di dân Trung Hoa. Người Hoa Triều Châu tập trung sinh sống đông đúc ở Chợ Lớn, ngoài ra còn tập trung sinh sống ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hà Tiên (Kiên Giang). “Tiều Chua nán” (người Hoa Triều Châu) chuyên cần làm ăn cho cuộc sống sinh ý hưng long - sống khỏe như rồng bay - mạnh mẽ trên đất mới.

“Vua” của nhiều lĩnh vực 


Dân Tiều thường mang họ Trần, Trương, Lý, Lâm, Mã, Quách, Tạ, Trầm, Nhiêu... Người Hoa Triều Châu không chịu làm công lệ thuộc người khác mà thích lập thân làm chủ sản nghiệp dù nhỏ hay lớn, kiếm được ít hoặc nhiều tiền. Ngày trước, dân Tiều nghèo thường sinh sống bằng nghề làm rẫy trên đất Chợ Lớn còn hoang vu. Ngày ngày, họ cần mẫn quảy đôi thùng thiếc tưới các liếp rau cải thẳng thớm không một ngọn cỏ dại. Rẫy Tiều cung ứng cải xà lách xon, cải xà lách, cải ná tươi ngon cho các chợ. Do vậy mới phát tích địa danh Xóm Cải, Chợ Rẫy ở Chợ Lớn. 

Vào những dịp lễ, Tết, người Tiều ở Chợ Lớn mở hội rất lớn 

6 thg 11, 2017

Chết lặng trên Mã Pí Lèng

Chiều dài chỉ khoảng 20 km, cao 2.000m so với mực nước biển nhưng Mã Pí Lèng (Hà Giang) làm bất cứ ai đặt chân đến cũng phải ngợp, nỗi choáng ngợp trước những điều kỳ vỹ, vượt quá sức tưởng tượng của con người. 

Các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của Hà Giang vào trước năm 1960 tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài bởi những dãy núi cao hùng vĩ áng ngữ. Ở đó, có hơn 8 vạn đồng bào chìm trong đói nghèo, lạc hậu và chưa từng biết đến một con đường đúng nghĩa.

Để đem ánh sáng văn minh đến với những con người phía sau cổng trời, Trung ương Đảng, Khu uỷ Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang, Đồng Văn, Mèo Vạc dài 200 km. 

Hơn 2 vạn người bao gồm TNXP và người dân thuộc 16 dân tộc ở 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam được huy động làm đường. Phải mất gần 6 năm con đường mới hoàn thành và được đặt tên là Hạnh Phúc.

Trong 6 năm đó, những người làm đường phải treo mình suốt 11 tháng trời bên vách đá để đục đẽo, để vắt một dải lụa đẹp như thơ trên dãy núi thẳng đứng như sóng mũi con ngựa, Mã Pí Lèng. 

Cao nguyên đá Đồng Văn nhìn từ Mã Pí Lèng chẳng khác nào thiên đường. Ảnh: H. Lân 

1 thg 3, 2016

"Thịt gà" leo cây

Ngon như thịt gà nhưng cái món mang tên thịt gà leo cây lại có nguyên liệu là... xơ mít. Chúng được nén chặt lại, 10 ngày sau mẹ mở ra, lấy dao cắt thành từng miếng mỏng, chiên lên rồi xé nhỏ trông thật giống thịt gà xé.

Từ nhỏ đến lớn, món thịt gà leo cây đã theo tôi trong những bữa cơm gia đình. Những hôm trời mưa không thể đi chợ, mẹ lại cắt thịt gà leo cây ra, chiên vàng sém, xé nhỏ chấm nước mắm thật nhiều ớt cay. Cả nhà vừa ăn vừa chảy cả nước mũi, vừa xuýt xoa: “thịt gà leo cây sao mà ngon thế”. Quả thật hương vị đậm đà của nó đã ăn một lần thì không thể quên được. Vừa có vị mặn và vị chua vừa phải, vừa thơm mùi của tỏi, lá chanh, lại vừa cay nồng thật thích hợp cho mùa se se lạnh. Đứa nào đứa nấy cũng ăn ba, bốn bát cơm rồi tu một cốc nước. Thật không gì ngon bằng. 

Xơ mít muối (nguồn internet) 

25 thg 2, 2016

Ting Dók - tạ ơn “ông khỉ”

Tháng 12, khi bản làng đã mang hết lúa trên nương về cất kín trong kho thì cũng là lúc người Ca Dong ở Tây Nguyên rộn ràng đón Ting Dók (Tết Khỉ). Ngoài các sườn núi, muôn hoa khoe sắc rực rỡ.

Trong nhà, người Ca Dong ở xã Ngọc Tem, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum tất bật giết heo, mổ gà, nấu rượu chuẩn bị Ting Dók.

Tờ mờ sáng, làng Điếk Nót, xã Ngọc Tem chìm trong sương sớm. Nghe tiếng chim Eo Ók hót vang khắp thung lũng Rờ Pai, già A Đao trở dậy cùng vợ và con trai ra kho lúa gần nhà lấy một gùi lúa nếp, một gùi lúa tẻ mới thu hoạch về giã gạo, chuẩn bị cho Ting Dók.

Đúng 6 giờ, bà Y Đẹp, vợ già A Đao, giã xong cối gạo đầu tiên thì ông cùng con trai liền bắt con heo làm thịt. Tay già A Đao mổ ngang xẻ dọc thoăn thoắt, miệng khoe: “Năm nay được mùa lúa nên mình làm con heo to hơn năm ngoái cúng tạ ơn ông khỉ. Anh em tận huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum cũng đã về đầy đủ ăn con heo to chung vui với nhà mình”.

24 thg 2, 2016

Hai dòng sông lạ ở xứ Quảng

Quảng Nam có 2 dòng sông lạ là sông Tiên nước chảy ngược dòng và sông Trường Giang chảy song song với biển, không hề có thượng nguồn hạ lưu.

Sông Trường Giang ở Quảng Nam chảy êm đềm, đẹp như tranh vẽ. 

Hẳn ai lên xứ bồng lai Tiên Phước đều đã nghe qua câu thơ “Sông Tiên nước chảy ngược dòng/ Ai về Tiên Phước cho lòng vấn vương". Câu thơ đã khắc họa được nét đẹp say đắm và sự kì diệu của dòng sông Tiên - con sông duy nhất ở Quảng Nam không xuôi dòng về biển.

23 thg 2, 2016

Qua miền di sản

Một chốn lên non, một nơi xuống biển nhưng hai di sản Mỹ Sơn và Hội An vẫn đồng điệu với nhau ở sự trường tồn của nền văn hóa Á Đông

Nằm cách nhau hơn 40 km, hai di sản văn hóa thế giới Hội An (TP Hội An) và Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cùng nằm bên dòng Thu Bồn thơ mộng. Nếu như ngày trước, từ Duy Xuyên sang Hội An phải lụy một chuyến đò thì giờ đây, những hình ảnh con đò đưa khách sang sông đã trở thành ký ức để nhường chỗ cho những con thuyền du lịch. Đứng trên cây cầu Cửa Đại vừa mới hoàn thành, hướng tầm mắt về phía Tây Bắc là những ngôi nhà cổ mái ngói rêu phong. Kể từ đây, mọi ưu phiền của cuộc sống xin gửi lại nơi rừng dừa 7 mẫu Cẩm Thanh để bắt đầu thả hồn vào miền di sản.

Trải qua nhiều thế kỷ với bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ..., khiến cho nhiều du khách đến phố Hội lưu luyến không muốn rời. Đô thị cổ này đẹp si mê đến từng góc phố, từng con hẻm nhỏ với mái ngói rêu phong. Đi đâu cũng thấy rêu xanh, từ những thành giếng, bậc thềm đến những bức tường loang chạy dài theo hẻm. Rêu như là một thứ trang sức rất bình dị tô điểm cho phố Hội.

30 thg 12, 2015

Ngắm chiều tà trên Động Cát Vàng

Không chỉ là bức tường thành ngăn nạn cát bay, Động Cát Vàng ở Gio Linh, Quảng Trị còn là điểm đến của những ai yêu cảnh thiên nhiên hoang sơ.

Cách Quốc lộ 1A khoảng 10 km về phía Đông trên đoạn đường 75B xuôi về Cửa Việt, Động Cát Vàng hay còn mệnh danh là “Tiểu sa mạc” giữa xứ đồng bằng nằm ở Thôn Nhĩ Hạ, xã Gio Thành, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là một trong những địa điểm dừng chân đẹp mắt cho những ai mê thiên nhiên hoang sơ.

Chiều xuống mênh mang ở Động Cát Vàng

25 thg 6, 2015

Ngỡ ngàng ngắm Eo Gió

Eo Gió là một vùng eo biển hoang sơ được bao bọc bởi dãy núi kỳ vĩ có hình cánh cung cực đẹp ở thôn Hưng Lương, xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Cầu Thị Nại - đường từ nội thành Quy Nhơn ra Eo Gió

Eo Gió nằm trên bán đảo Phương Mai, cách trung tâm TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 20 km về hướng Đông Bắc. Sở dĩ gọi Eo Gió vì nơi đây có hình dạng cái hõm như yên ngựa, nằm giữa hai mỏm núi cao kề bên biển. 

17 thg 5, 2015

Ngất ngây sông Gâm - Hạ Long trên sông

Xuôi dòng sông Gâm với hành trình dài hơn 80 km ngắm cảnh sắc đôi bờ với núi non trùng điệp, chìm trong làn sương vờn nhau quanh 99 ngọn núi đá vôi ở Na Hang hay qua hẻm Núi Đổ vách dựng đứng… chúng tôi tưởng như mình đang lạc vào chốn bồng lai

Cuối tháng 4, trên hành trình khám phá Đông Bắc, chúng tôi có dịp đi trên thủy lộ sông Gâm với hành trình hơn 80 km từ Bắc Mê - Hà Giang đến Na Hang - Tuyên Quang.

Hành trình bắt đầu vào một buổi sáng, trời nắng đẹp, mờ sương. Trên đầu, mây trắng lờn vờn quanh những đỉnh núi, dưới sông, dòng nước xanh biếc chảy chậm.

Cảm giác choáng ngợp đầu tiên là khi thuyền hướng vào khe Núi Đổ, hẻm núi gồm 2 vách núi đá thẳng đứng, cao chót vót khiến những đám mây trắng bồng bềnh sà xuống bủa vây… 

25 thg 3, 2015

Choáng ngợp với “kinh đô ánh sáng” ở ngoại thành Đà Lạt

Những nhà lồng lớn nhỏ tỏa ánh sáng đan xen vào nhau tạo nên một “kinh đô ánh sáng” nằm ven thành phố hoa khiến những ai lần đầu chứng kiến cũng phải kinh ngạc, ngất ngây.

Khi đến Đà Lạt, đêm xuống bạn sẽ đi đâu? Câu trả lời hầu hết sẽ là dạo chợ đêm Hòa Bình, tản bộ hồ Xuân Hương hoặc thư giãn ở một quán cà phê nào đó. Nhưng một lần, cô bạn dân Đà Lạt chính gốc rủ: “Loanh quanh hoài trong phố cũng chán, tối nay mình sẽ chở bạn ra ngoại thành ngắm cảnh”. “Trời, ngoại thành tối thui, có gì đâu mà ngắm” – tôi hồ nghi nhưng cũng gật đầu đồng ý.

Nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 5 km hướng về phía Bắc là những vùng hoa nổi tiếng của Đà Lạt như làng hoa Thái Phiên(phường 12), Trại Mát (phường 11). Ban ngày, khu vực này không có gì ngoài đồi núi chập chùng với những khu nhà lồng trồng hoa trắng xám.

Ban ngày, ngoại thành Đà Lạt đơn điệu một màu trắng xám của các khu nhà lồng trồng hoa

2 thg 3, 2015

Măng Đen - thị trấn ma giữa ngàn thông

Bạn có tin vào sự tồn tại của những thị trấn ma hay không? Chắc điều này chỉ có trên phim ảnh. Tôi cũng đã nghĩ vậy, cho tới khi đặt chân tới Măng Đen.

Măng Đen là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, nằm ở độ cao 1.000 mét so với mực nước biển. Ở đây có hàng chục biệt thự, tòa nhà được xây dựng hoành tráng, nguy nga… nhưng không có 1 bóng người ở.

1 thg 3, 2015

May mà có cỏ, Đà Nẵng còn dễ thương

Nghe nói tôi đi Đà Nẵng, nhỏ bạn trố mắt: "Mày điên hay sao mà đi Đà Nẵng tháng 11, mùa này là mùa bão bùng của miền Trung, không gặp bão cũng gặp mưa, không mưa thì cũng không có gì để ngắm vì biển đục ngầu hà".

Hơn 1 năm trước, một hãng hàng không giá rẻ khuyến mãi vé đi Đà Nẵng, khứ hồi chưa tới 300.000 đồng. Vậy là, không cần kế hoạch, không cần để ý ngày tháng, tôi cứ thế mà bấm chuột. Gần đến ngày đi, nhỏ bạn là dân Đà Nẵng gốc phán: “Mày điên hay sao mà đi Đà Nẵng tháng 11, mùa này mùa bão bùng của miền Trung, không gặp bão cũng gặp mưa, không mưa thì cũng không có gì để ngắm vì biển đục ngầu hà”. Nghe mà rầu nhưng thôi kệ, đã có vé rồi, cứ vác ba lô đi, biết đâu mình gặp may.

Nhưng may mắn đã không đến, 23 giờ tôi vừa xuống sân bay thì trời đã đổ ngay một cơn mưa tầm tã và đến tận sáng vẫn còn bay lất phất. Bầu trời sũng nước còn biển thì xám xịt một màu, có khi còn đục hơn cả biển Cần Giờ. Dù vậy, từ mờ mờ sáng, người dân Đà Nẵng đã kéo nhau đi ra biển vui như trẩy hội.

Lên Bảo Lộc, ngửi mùi "trinh nguyên"

Giấc mơ ngửi mùi "trinh nguyên” của tôi bắt đầu từ một lần đi Đà Lạt ngang qua TP Bảo Lộc, nghe mùi trà nồng nàng lan tỏa tôi bỗng muốn có một dịp nào đó được đến đây thưởng thức cái mùi trà trinh nguyên chứ không phải là mùi đã tẩm ướp đến sực nức kia.

Đi để biết rằng có ai khác ngoài tôi bị cái mùi trà kia quyến luyến đến mơ về nó và thẳm sâu đằng sau những hương vị kia có điều gì bí ẩn về hồn trà ở xứ B’lao này.

Nghe người bạn rỉ tai: “Nếu không liên hệ được chỗ homestay nhà anh H. thì đến chùa.... Chùa nằm trong đồi trà...” đã thấy sướng râm ran trong người.

Sáng hôm sau, khi chưa ra khỏi giường, mắt vẫn con nhắm con mở tôi đã nghe tiếng đàn guitar dịu dặt cất lên, lúc êm ái khi như sóng cuộn từ tay chơi là con của anh chủ nhà. Một cảm giác ngất ngây tuyệt vời! Chưa hết, người cha đãi khách phương xa bằng bữa “điểm tâm” trà cùng với đĩa nhạc hòa tấu và nhạc Trịnh.

Tôi lãng đãng, run rẩy không phải vì cái lạnh 18 độ C mà là vì những cảm xúc bừng dậy, với những bản nhạc này, với những người đang thuộc về miền nhớ nhưng lại có ở nơi trầm lặng, thanh tao này.

Thác Damri ngăn bước chân du khách với giá vé sang "chảnh": 150.000 đồng/người. Ảnh: Thu Hương

28 thg 2, 2015

Cuối tuần du ngoạn Quan Sơn

Trong khi mùa hè, Quan Sơn phủ một màu hồng rực rỡ của sen thì mùa đông, bỗng chốc nơi đây biến thành bức tranh thủy mặc.

Trong hai ngày nghỉ cuối tuần đầu của tháng 12 mới đây, nhóm bạn chúng tôi đã có chuyến ngao du dã ngoại thăm thú quần thể du lịch hồ Quan Sơn, rộng tới 850 ha, thuộc địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Xuất phát từ trung tâm TP, 6 người chúng tôi đi trên 3 chiếc xe máy. Trải qua quãng đường dài khoảng hơn 50 km, tất cả có mặt tại hồ Quan Sơn sau chỉ hơn 1 giờ đồng hồ.

Bến thuyền chính hồ Quan Sơn

Hoài Nhơn đẹp bất ngờ

Không nằm trên bản đồ du lịch nhưng biển, núi, rừng Hoài Nhơn (Bình Định) sẽ khiến bất cứ ai một lần đi qua cũng phải trầm trồ.

Huyện Hoài Nhơn nằm phía Bắc tỉnh Bình Định, giáp địa phận tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quy Nhơn hơn 100 km.

Hoài Nhơn không phải là một điểm đến du lịch hấp dẫn so với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, với địa hình bao gồm cả rừng, núi, ruộng, vườn, sông, suối, hồ, biển, Hoài Nhơn sở hữu trong mình một nét đẹp vừa mộc mạc, hiền hòa đặc trưng thôn quê lẫn hùng vĩ của tự nhiên hoang dã.

Hoài Nhơn có cửa biển Tam Quan ấn tượng với những ngọn đồi chạy dài ra biển, khi bình lặng cùng bãi cát trắng dài tít tấp, khi nhộn nhịp với cảng cá Thiện Chánh tấp nập tàu thuyền. Đến cửa Tam Quan, bạn hãy dành thời gian khám phá hang Yến qua chuyến leo núi tại mũi không tên chia cắt ranh Bình Định và Quãng Ngãi.

22 thg 9, 2014

Biệt thự 100 tuổi giữa Sài Gòn được rao bán 35 triệu USD

Ngôi biệt thự cổ có kiến trúc kiểu Pháp nằm giữa trung tâm TP HCM được giới chuyên môn nhận định đây căn nhà có giá trị kinh tế cao.

Ngôi biệt thự có tổng diện tích hơn 2.800 m2 (44,3x66,5 m) bao gồm 3 mặt tiền: Võ Văn Tần, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thị Diệu (Phường 6, Quận 3), ban đầu được rao bán với giá 47 triệu USD (gần 1.000 tỉ đồng). Tuy nhiên, hiện giá căn nhà đã giảm xuống còn 35 triệu USD (khoảng 753 tỉ đồng) 

Ngôi biệt thự hơn 100 năm, đang rao bán giá 35 triệu USD 

Khuôn viên ngôi nhà gồm một biệt thự chính 2 lầu, hướng mặt về phía đường Võ Văn Tần. Sau lưng là hai biệt thự nhỏ hơn mặt hướng về đường Nguyễn Thị Diệu 

18 thg 2, 2013

Chợ Lớn rong chơi

Sài Gòn hơn 300 năm vẫn giữ vị trí trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam. Nói về thương mại, không thể không kể đến những người Hoa ở Chợ Lớn.

Trong 5 chợ được người Sài Gòn và du khách cho là thú vị nhất TPHCM (theo cuộc bình chọn năm 2012 do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức), đã có 3 thuộc khu vực Chợ Lớn: Bình Tây, An Ðông và Soái Kình Lâm (thương xá Ðồng Khánh). Ðiều đó đủ thấy Chợ Lớn ghi dấu ấn thương mại đến đâu trong ý nghĩ của nhiều người.

Người Hoa vốn có khiếu kinh doanh. Một số người đến đất Sài Gòn lập nghiệp vào những thập niên đầu thế kỷ XX, khi dư dả bèn nghĩ đến chuyện lập chợ để có nơi tập trung buôn bán. Theo họ, nơi buôn bán càng náo nhiệt càng dễ thu hút khách, dễ phát triển kinh doanh.

Ông Quách Ðàm, người Triều Châu, sang Việt Nam làm ăn một thời gian đã mở hãng buôn Thông Hiệp. Năm 1928, chính quyền tỉnh Chợ Lớn dự định xây chợ Lớn mới. Hay tin, họ Quách mua miếng đất sình lầy rộng 2,5 mẫu ở thôn Bình Tây, cho san lấp và đề nghị xây tặng ngôi chợ bê tông lớn để người dân buôn bán với điều kiện ông được cất mấy dãy phố lầu xung quanh để cho thuê và được dựng tượng mình ở chợ. Chính quyền chấp thuận, thế là chợ Lớn mới ra đời năm 1930, sau này gọi là Bình Tây. Ông Quách được tiếng hào phóng, lại có lợi nhuận từ các dãy phố. Trong khi đó, tiểu thương mang ơn ông vì đã giúp họ có nơi buôn bán. 


Du khách tham quan, mua sắm ở chợ Bình Tây

19 thg 7, 2012

Ngang qua miền Tây

Một bữa nào đó, chợt thấy mình là người miền Tây, lại làm báo, mà rất ít hiểu biết về miền Tây, giống in như một người con cứ mãi rong chơi đâu đâu, lâu lắm không thèm về quê mẹ, hoặc nếu có cũng chỉ đáo qua. Vậy là cứ mỗi khi có dịp, tôi lại “kiếm cớ” một chuyến đi…



Đánh cá trên sông Cửu Long. 

Muốn “đi bụi” miền Tây, bạn không cần gì nhiều đâu. Vài bộ đồ nhẹ nhàng, giờ có thẻ ATM thì tốt rồi nhưng vẫn phải dằn túi chút đỉnh, bởi cái máy này chỉ khi vui nó mới chịu nhả tiền ra thôi. Và thể nào cũng phải có người thân, bạn bè chí cốt, đủ để chia sẻ những hoàng hôn lặng lẽ hoặc vài tia nắng đầu ngày…