2 thg 10, 2015

Thác Đăk G’lun - 'cô gái đẹp' vừa được đánh thức

Thác Đăk G’lun nằm trên dòng suối Đăk R’tih, thuộc thôn 5, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông, cách thị xã Gia Nghĩa của tỉnh này khoảng 60 km.

Thác Đăk G’lun hay còn gọi thác 72 

Để tới thác Đăk G’lun, từ thị xã Gia Nghĩa theo quốc lộ 14 đi đến thị trấn Kiến Đức, huyện Đắk G’rlấp rẽ phải đi thêm khoảng 35km. Bạn chạy theo tỉnh lộ 6 đi xã Đăk Bukso, đến ngã ba Bãi 2 rẽ trái khoảng 2km là đến đường nội bộ dẫn xuống thác.

Có nhiều đường đi tắt từ thị xã Gia Nghĩa đến thác nhưng lộ trình trên là con đường dễ đi, khỏi sợ lạc và được nhiều dân phượt thích khám phá bởi cảnh vật dọc đường khá đẹp.

Dân dã khô nhái ngày mưa

Cũng giống như các loại mực, cá cơm, cá chuồn khô..., nhái cơm khô là món ăn quý của nhà nông, thường làm món chính ăn với cơm mỗi khi không đi chợ được, hay có thể là món đặc sản đãi khách đến thăm nhà.

Nhái cơm khô chứa nhiều đạm, không chất béo, giàu canxi và còn là vị thuốc quý lưu truyền trong dân gian, điều trị các bệnh còi xương, biếng ăn cho trẻ, suy nhược, mất ngủ đối với người lớn. 

Lại một mùa nhái cơm nữa đã về. Nghe đâu đây trong làn gió thoảng, hương thơm ngào ngạt của món nhái cơm khô chiên giòn từ chái bếp nhà ai, chợt thấy yêu hơn vùng đất quê mình - Ảnh: Thanh Ly 

Đến điểm cực Đông của Tổ quốc

Mũi Đôi, thuộc bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa được xem là điểm cực Đông của Tổ quốc với cung đường vô cùng hấp dẫn.


Từ mũi Đại Lãnh, sau khi đón bình minh dân phượt sẽ lên đường đi Mũi Đôi. Bạn đi theo Quốc lộ 1A tới chân đèo Cổ Mã mất khoảng 20km. Từ chân đèo Cổ Mã đi đến Đầm Môn. Từ đây không thể đi xe được nữa, dân phượt phải đi bộ, bắt đầu hành trình gian khó.

1 thg 10, 2015

Có một nơi có đến 2 tòa giám mục!

Việt Nam có 26 giáo phận trên 63 tỉnh thành trong cả nước. Vì thế cho nên có một số giáo phận bao gồm nhiều tỉnh thành. Mỗi giáo phận như vậy có tòa giám mục, là nơi vị giám mục cai quản giáo phận ở và làm việc. Có 26 tòa giám mục (và tổng giám mục, tương ứng với tổng giáo phận)  tương ứng với 26 giáo phận trên cả nước. Như vậy chắc chắn sẽ có một số tỉnh thành không có tòa giám mục. Thế nhưng, có tỉnh thành nào có hơn một tòa giám mục không? Có đó!

Giáo phận Hưng Hóa (tiếng Latin: Dioecesis Hunghoaensis) là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Giáo phận nằm trên vùng Tây Bắc, Bắc Việt Nam, tương ứng địa bàn 10 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Ðiện Biên, Hòa Bình, Hà Tây, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang. Tổng diện tích 54.352 km2 .

Tòa giám mục giáo phận Hưng Hóa

Thăm Quảng Ngãi thử món ngon từ cá thửng

Với người dân Quảng Ngãi, cá thửng thường hiện diện trong bữa cơm ngày thường bởi giá mỗi ký chỉ 15.000 - 30.000 đồng. Có đến xứ Quảng một lần, bạn hãy tìm ăn loại cá lạ mà ngon này. 

Nguyên liệu chủ yếu chế biến món canh cá thửng nấu với lưỡi long - Ảnh: Minh Kỳ 

Cá thửng thân tròn, mình dài cỡ gang tay người lớn, thường sinh sống ở vùng biển ven bờ. Những ngày sóng yên, ngư phủ vùng biển bãi ngang thong thả chèo thúng hay dong ghe ra biển câu cá thửng trong nắng hanh vàng.

Vẻ đẹp dung dị của Hòn Yến ở Phú Yên

Thắng cảnh của tỉnh Phú Yên thu hút du khách bởi những gành đá hình thù kỳ thú cùng làng biển yên bình.

Hòn Yến, xã An Hòa, huyện Tuy An nằm cách thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên 15 km theo đường bê tông ven biển qua các làng quê thanh bình. Được gọi là Hòn Yến vì ngày xưa nơi đảo nhỏ này có rất nhiều chim yến về làm tổ. 

Hang dơi Tiên An - 'công viên kỷ Jura' bị lãng quên

Nằm cách thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) khoảng 35 km, hang dơi Tiên An có vẻ đẹp hoang sơ hệt như công viên kỷ Jura với trận đồ hóa thạch.

Từ Tam Kỳ ngược lên xứ Tiên tầm 20km đến ngã ba Tượng Đài (còn gọi là ngã ba Căm Thù), xã Tiên Thọ, đây là nơi có bia và tượng đài ghi dấu cuộc đấu tranh Cây Cốc của nhân dân địa phương. Bạn rẽ trái tầm 15 km là đến thôn 3 xã Tiên An của huyện Tiên Phước. Đến hố Ông Cai, qua con đập nhỏ, nơi có cộng đồng người Co đang sinh sống sẽ dễ dàng hỏi đường đến Hang Dơi. 

Trước đây, dân phượt phải gửi xe rồi leo dốc Eo Bò và cuốc bộ vài giờ, nay nhờ việc trồng và khai thác cây keo nên đã có đường đất chạy thẳng vào tận nơi này. Đường vào quanh co khúc khuỷu, núi đồi đèo dốc và cảnh sắc của non xanh suối mát rì rào hòa với tiếng chim líu lo càng thêm phấn khích. 

Cà na chấm muối ớt ở miền tây mùa nước nổi

Những trái cà na da căng bóng lưỡng, ngấm đường ngọt thanh, giòn và dai dần sật trong từng thớ thịt, chấm thêm chút muối ớt cay cay, nghĩ đến cũng đã dễ khiến thực khách phải tê đầu lưỡi.

Những ngày này, nếu có dịp về miền Tây nhất là vùng Châu Đốc và dạo quanh các khu chợ, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều trái cà na được bày bán ở nơi đây. Cà na trước đây là loại cây hoang dại, ít ai trồng vì có giá trị kinh tế không cao. Hiện nay loại trái cây này lại trở thành mặt hàng được giới trẻ ưa chuộng.

Hàng năm, vào khoảng tháng bảy, tháng tám âm lịch, khi mùa nước nổi về, ngoài bông điên điển nở vàng cũng là vào mùa thu hoạch cà na. Cà na cho trái giống như trái muỗm ở ngoài Bắc, có hình thuôn tròn, dài cỡ 2 lóng tay. Trái này khi sống vỏ có màu xanh đậm, vị chát; còn trái chín có màu vàng nhạt, vị chua.

Nhiều người hảo chua thường bẻ trực tiếp trái chín xuống là chấm ngay vào chén muối ớt cay xè. Còn một số cách chế biến thông dụng hơn và làm cho trái có vị đậm đà và bớt chua hơn đó là muối và làm mứt. 

Cà na muối chua ngọt hiện nay là món ăn đường phố dân dã quen thuộc của nhiều bạn học sinh. Ảnh: Phương Uyên 

Hồ nước nhân tạo cao nhất Việt Nam

Cách trung tâm thị trấn Sa Pa chừng 20 km, hồ Séo Mý Tỷ ở độ cao hơn 1.600 m là hồ nước nhân tạo nằm trong dãy Hoàng Liên quanh năm mây phủ.

Séo Mý Tỷ là thôn nhỏ trên núi thuộc xã Tả Van với diện tích 150 ha, trong đó là 60 ha mặt nước gồm đập thủy điện Séo Trung Hồ. Đây là nơi có khí hậu đặc trưng nhất của Sa Pa với nhiệt độ quanh năm mát mẻ. 

Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao tại Viễn Sơn

Tại lễ hội quế Văn Yên, người dân xã Viễn Sơn đã tái hiện nghi lễ cấp sắc 12 đèn của dân tộc Dao đỏ.

Ngày 25 - 26/9, người dân xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên (Yên Bái) tưng bừng trong không khí lễ hội quế Văn Yên. Tiêu điểm của lễ hội lần này là tái hiện nghi lễ cấp sắc 12 đèn của dân tộc Dao đỏ. Sự kiện được người Dao đỏ coi là đại lễ của dân tộc.