30 thg 10, 2023

Lên núi gặt lúa cùng dân bản

Bỏ điện thoại, quên mọi phiền lo, xắn tay, lên đồ y như một người nông dân thứ thiệt và gặt lúa cùng dân bản là trải nghiệm được du khách yêu thích khi đến với Nà Sàng (Sơn La).

Anh Samuel và chị Lò Thị Sen cùng lưu lại khoảnh khắc tuyệt vời ngày mùa vui - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Say đắm vẻ đẹp suối Tiên giữa núi rừng Phú Quốc

Ngoài suối Đá Bàn, suối Tranh… thì suối Tiên (xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc) thời gian gần đây hút khách du lịch trẻ đến trải nghiệm, khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu dàng của suối ở giữa núi rừng này.

Suối Tiên (thuộc xã Hàm Ninh) là một trong những con suối đẹp ở Phú Quốc - Ảnh: CHÍ CÔNG

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, cuối mùa mưa nên suối Đá Bàn, suối Tranh và suối Tiên ở TP Phú Quốc có nước chảy nhiều.

28 thg 10, 2023

Cá đồng, tôm đất kho rim

Cá đồng, tôm, tép là món ăn dân dã. Người dân quê tôi xong buổi làm đồng thường tranh thủ dạo trên những đám ruộng xâm xấp nước để bắt tôm, cá. Nhờ đó mà bữa cơm gia đình trở nên đậm đà với món cá đồng, tôm đất kho rim.

Món cá đồng, tôm đất kho rim.

Chiều nay, bất ngờ mẹ tới thăm. Mẹ nói có mớ cá tôm rột rẹt đây. Nghe từ “rột rẹt" là biết cá, tôm còn sống, quẫy rột rẹt trong thau. Cá, tôm tươi sống kho rim mới ngon. Nồi cá bống kho tiêu cùng với tôm, tép ngon phải biết!

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723 - 1804, xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) là học trò của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775) nhưng lại là anh em rể với Toản Quận công Nguyễn Khản (1734 - 1786).

Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm và Toản Quận công Nguyễn Khản là hai nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong lịch sử Việt Nam dưới thời Lê trung hưng. Tuy có mối quan hệ mật thiết, gần gũi nhưng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp lại có lối sống, cách hành xử và ứng xử với thời cuộc khác biệt.

Nhà thờ Nguyễn Nghiễm ở Tiên Điền (Nghi Xuân - Hà Tĩnh). Ảnh: tư liệu.

27 thg 10, 2023

Bánh xèo làng cổ Lộc Yên

Một bữa tiệc bánh xèo diễn ra trong khu vườn đầy cây trái của làng cổ Lộc Yên. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Quảng Nam là xứ có nhiều sản vật, người dân lại cần cù, khéo tay, chịu khó, nhờ đó mà cũng hình thành nên nhiều món ăn ngon nổi tiếng như mì Quảng, cao lầu, cơm gà Hội An, bê thui Cầu Mống, bánh tổ, phở sắn… và có một món không thể bỏ qua đó là bánh xèo làng cổ Lộc Yên.

Bánh xèo là món ăn chơi, có ở nhiều địa phương của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi nơi tùy vào điều kiện, sở thích, thói quen và văn hóa mà có cách chế biến khác nhau đôi chút nhưng tựu trung đó là thứ bánh làm bằng bột gạo tráng giòn trên chảo nóng. Bánh có vỏ bên ngoài mỏng, màu vàng, giòn giòn, bên trong là nhân tôm, thịt gà, thịt lợn, giá đỗ, hành... được gập lại thành hình bán nguyệt trước khi ăn.

Bánh xèo cũng là món ăn truyền thống của người dân xứ Quảng, nhất là ở làng Lộc Yên. Cách làm bánh xèo của phụ nữ làng Lộc Yên cơ bản cũng như ở các vùng khác. Đó là đều trải qua các công đoạn cơ bản như: ủ gạo, xay bột gạo, chọn rau, làm nước chấm, đổ bánh, trình bày… rồi thưởng thức. Tuy nhiên, bánh xèo làng cổ Lộc Yên cũng có đôi chút khác nên tạo ra hương vị cũng khá khác biệt.

Tên các phường ở Tam Kỳ

Tháng 9/2023, UBND TP.Tam Kỳ tiến hành lấy ý kiến từ nhiều phía về việc đặt tên phường mới khi hai phường An Xuân và Phước Hòa chuẩn bị sáp nhập. Bài viết này xin cung cấp một số tư liệu liên quan đến xuất xứ địa danh của các phường ở Tam Kỳ. 

Bản đồ vùng Tam Kỳ năm 1938. Ảnh: P.B

Khi tìm hiểu địa danh các làng xã xưa trước tháng 8/1945, chưa thấy xuất hiện các tên Hòa Hương, Phước Hòa, An Xuân, An Sơn và An Mỹ (và cả các tên Hòa Thuận, Tân Thạnh, An Phú được định danh sau này). Vậy các tên ấy được đặt ra từ đâu?

Dựa vào sách Phủ biên tạp lục (1776), Địa bạ lập thời Gia Long và Minh Mệnh (từ 1805 đến khoảng 1836), Đồng Khánh địa dư chí (1887, 1888) bản đồ người Pháp lập năm 1938 (mảnh 137 - khu vực phủ Tam Kỳ) và một số văn khế ruộng đất chữ Nho còn lưu, có thể tìm xuất xứ của các địa danh nói trên.

Món rau lang kho mắm của mẹ

Hôm nay trời mưa đi chợ, mua mớ rau lang về ngồi lặt, bỗng bần thần nhớ bát canh rau lang mắm cái mẹ nấu thuở nào. 

Rau lang kho mắm cái - món ngon của mẹ.

Ngày mưa lội chợ, rảo qua hàng đồ quê, thấy mấy gánh rau lang xanh mởn mà giá bán rẻ như cho, chỉ 5 nghìn đồng một bó to lại được mời chào đon đả nên tôi dừng lại mua. Vừa mua rau tôi vừa nghĩ tới mẹ và nhớ mảnh vườn nhà cũ, mà mẹ hay trồng rau lang.

Vườn rau lang với món rau lang kho mắm cái của mẹ đã gắn với bữa cơm nhà tôi, trong những mùa mưa lụt khi tôi còn là đứa con nít. Bây giờ khi tóc đã pha sương, những ngày tháng Mười mưa dầm như hôm nay, tôi bỗng nhớ và thèm được ngồi bên cạnh mẹ, với mâm cơm chỉ có bát canh rau lang kho mắm cái và chén mắm dưa mà nồi cơm đầy vẫn hết sạch.

Cá móm kho khế

Tháng 9 âm lịch, bầu trời xứ Quảng có những ngày sũng nước kéo theo từng cơn gió đầu mùa se lạnh. Đoạn sông Thu Bồn trước nhà đã đôi ba lần trở nước đục ngầu báo hiệu bắt đầu một mùa nước lớn. Đến hẹn lại lên, vào mùa nước lớn, người dân sống bằng nghề chài lưới trong xóm tôi lại bội thu các loại cá sông.

Hấp dẫn dĩa cá móm.

26 thg 10, 2023

Đắk Glong - Điểm đến nhiều ấn tượng

Tấm bia cổ bên cây cầu xưa

Tại khu vực Hà Kiều ở làng Hà Lam (thị trấn Hà Lam, Thăng Bình), nơi cây cầu Hà Kiều bắc qua bàu sen Hà Trì có một tấm bia cổ đã hơn 120 năm rất đặc biệt được gọi là bia Hà Kiều.

Tấm bia cổ và cầu Hà Kiều. Ảnh: L.T

Hà khê, long mạch của làng

Hà Lam là ngôi làng cổ của Quảng Nam. Có lẽ làng được thành lập vào giữa sau thế kỷ 15 từ những người có nguồn gốc từ phủ Hà Ba của trấn Nghệ An (nay là huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) sau cuộc Nam chinh của Lê Thánh Tông vào năm 1471.