Một thời bị lãng quên
Núi Bân (Bân Sơn) cao 43,92m, tổng diện tích 80.956m²; ở cồn Mồ, xóm Hành (thôn Tứ Tây, xã Thủy An nay đổi tên là phường An Tây) - thành phố Huế. Tại đây, ngày 25/11 năm Mậu Thân (tức 22 - 12 năm 1788), Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cho lập đàn, làm lễ tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế và xuất quân ra Bắc đánh quân Thanh. Từ sự tích ấy, người Huế gọi tên núi là Ba Tầng, Tam Tầng, Ba Vành, Hòn Thiên. Trong sách Hoàng Lê nhất thống chí (bản của Ngô Thì Chí) chép nhầm chữ Bân thành chữ Sam và khi phiên âm, ghi nhầm chữ Bân thành chữ Bàn. Quân sĩ Tây Sơn khi làm Đàn tế trời, xẻ núi Bân thành ba khối hình nón cụt chồng lên nhau; hiện còn lại dấu tích của một tầng thấp nhất, cao khoảng 1m.
Nhắc đến sự tích núi Bân, hiện tại ở đền thờ Quang Trung (xã Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa) còn lưu giữ hai câu đối treo trước cổng, như sau: Anh hùng thanh sất Bân Sơn cổ/Miếu mạo quang lưu Bạng hải kim (Tạm dịch: Tiếng thét của người anh hùng vang dậy từ núi Bân xưa/ Ánh sáng của tòa miếu mạo còn tỏa chiếu nơi cửa Bạng ngày nay).
Ở Huế, dưới triều Nguyễn (1802 - 1945) ít người biết núi Bân, nói đến núi Bân là điều cấm kỵ bất thành văn, chỉ biết duy nhất núi Ngự Bình. Đây là ý đồ của triều Nguyễn muốn xóa bỏ triệt để các “tàn tích” của triều Tây Sơn còn lại ở đất Phú Xuân. Điều này đã thể hiện khá rõ khi người Huế đời sau đặt tên cho đường phố và các trường học là “Nguyễn Huệ”, mà không hề nhắc đế hiệu của ngài là “Quang Trung”. Đến nay ở Huế vẫn còn một đường phố tên là đường “Nguyễn Huệ” và một trường THPT bề thế “Nguyễn Huệ” nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, trong Thành Nội. Trái lại, đế hiệu của người anh hùng “áo vải cờ đào” là “Quang Trung” mãi đến năm 2011, mới được đặt tên cho một trường tiểu học ít người biết (ở phường Phú Nhuận TP. Huế). Dưới sự cấm đoán và truy xét hà khắc của triều Nguyễn, cái tên núi Ngự Bình “trước tròn, sau méo” hay được nhắc đến trong thi ca, nhạc, họa và văn học dân gian; còn núi Bân (Bân sơn) là cái tên không một văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ nào dám to gan nói hay viết, trong giai đoạn từ năm 1802 vua Gia Long lên ngôi cho đến năm 1945 Bảo Đại thoái vị.
Dựng lại một di tích hào hùng
Sau năm 1975 đất nước đã hòa bình, thống nhất, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, mãi đến năm 1988 núi Bân được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Đến năm 2010, công cuộc trùng tu, tôn tạo, xây dựng khu di tích lịch sử núi Bân mới bắt đầu. Theo dòng lịch sử, chúng tôi nhận thấy không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ đã chọn ngày 22/12/1944 (năm Giáp Thân) làm ngày thành lập QĐNDVN. Trước đó, Nguyễn Huệ đã tế trời tại núi Bân rồi xuất quân đánh tan 20 vạn quân Thanh cũng chọn ngày 22/12/1788 (năm Mậu Thân), cũng là năm Thân; đây là một sự trùng hợp lịch sử có ý nghĩa, không phải hoàn toàn ngẫu nhiên. Rồi đến 180 năm sau, Bác Hồ và Bộ Chính trị cũng đã chọn ngày Tổng tiến công và nổi dậy toàn miền Nam vào tháng 1/1968 (lại là năm Mậu Thân). Căn cứ theo cách tính “lục thập hoa giáp” trong dịch số, tất cả 3 sự kiện lịch sử quan trọng này đều nhằm ngày 22/12 và cả 3 năm âm lịch đều là năm “Thân”.
Như vậy, núi Bân không chỉ là một thắng cảnh thiên nhiên, mà còn là một di tích lịch sử đặc biệt. Đây chính là Đàn tế cáo với Trời - Đất của vương triều Tây Sơn - Nguyễn Huệ, để người anh hùng chính danh lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu Quang Trung. Đây là nơi xuất phát điểm của cuộc hành binh thần tốc, táo bạo, bất ngờ tiêu diệt hai vạn quân Thanh ở Thăng Long mùa xuân Kỷ Dậu 1789; viết nên trang sử hào hùng trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền của tổ quốc.
Sự kiện lịch sử hào hùng này đã được mô tả rất chi tiết trong tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn phái.
Theo sách, các mưu sĩ tâu với Nguyễn Huệ: “Chúa công với vua Tây Sơn (Nguyễn Nhạc) có sự hiềm khích, đối với ngôi chí tôn, lòng tôn phò của mọi người chưa thật vững bền, nay nghe quân Thanh sang đánh, càng dễ sinh ra ngờ vực hai lòng. Vậy xin trước hết hãy chính vị hiệu, ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người rồi sau sẽ cất quân”. Bắc bình vương Nguyễn Huệ nghe lời các mưu sĩ tâu lấy làm phải. Liền cho đắp đàn ở trên núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi; chế ra áo cổn mũ miện mặc vào, làm lễ lên ngôi hoàng đế. Lễ xong, hạ lệnh xuất quân, hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu thân (1788). Theo các nhà nghiên cứu, việc chọn núi Bân làm Đàn vì điều kiện thời gian vô cùng cấp bách, nhằm tận dụng địa thế của núi không cao lắm, dễ xây dựng đàn, xung quanh là cánh đồng rộng dễ tập trung hàng vạn quân.
Để lưu giữ hào khí của người anh hùng dân tộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đầu tư xây dựng tượng đài vua Quang Trung trên núi Bân. Bức tượng cao 21m, trong đó phần tượng cao 12m, phần đài và bệ cao 9m, làm bằng 18 tảng đá Thanh Hóa, mỗi tấm nặng từ 10 - 60 tấn. Sau tượng đài có bức phù điêu dài 60m với họa tiết miêu tả quá trình từ lúc khởi nghiệp đến lúc vua Quang Trung phát lệnh tiến quân ra Bắc đánh tan quân Thanh. Chính giữa bức phù điêu trích chiếu lên ngôi của Hoàng đế Quang Trung: “Nhân, Nghĩa, Trung tín là đầu mối lớn lao của đạo làm người. Nay cùng nhân dân đổi mới, sẽ cùng dìu dắt dân lên con đường lớn, đặt vào đài xuân…”. Bên trái bức phù điêu trích khắc lời thề của Hoàng đế Quang Trung tuyên thệ giữa ba quân ở Nghệ An trước khi tiến ra giải phóng Thăng Long. Di tích lịch sử Núi Bân hoàn tất và được khánh thành vào ngày 9/1/2010.
Chỉ cách trung tâm thành phố 2 cây số, du khách đến viếng núi Bân rất dễ dàng bằng xe máy, xe đạp. Hàng ngày, núi Bân đã trở thành một điểm đến thu hút đông đảo học sinh, sinh viên - Huế đi dã ngoại, cắm trại picnic.
Núi Bân và tượng đài Hoàng đế Quang Trung ngày nay.
Nhắc đến sự tích núi Bân, hiện tại ở đền thờ Quang Trung (xã Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa) còn lưu giữ hai câu đối treo trước cổng, như sau: Anh hùng thanh sất Bân Sơn cổ/Miếu mạo quang lưu Bạng hải kim (Tạm dịch: Tiếng thét của người anh hùng vang dậy từ núi Bân xưa/ Ánh sáng của tòa miếu mạo còn tỏa chiếu nơi cửa Bạng ngày nay).
Ở Huế, dưới triều Nguyễn (1802 - 1945) ít người biết núi Bân, nói đến núi Bân là điều cấm kỵ bất thành văn, chỉ biết duy nhất núi Ngự Bình. Đây là ý đồ của triều Nguyễn muốn xóa bỏ triệt để các “tàn tích” của triều Tây Sơn còn lại ở đất Phú Xuân. Điều này đã thể hiện khá rõ khi người Huế đời sau đặt tên cho đường phố và các trường học là “Nguyễn Huệ”, mà không hề nhắc đế hiệu của ngài là “Quang Trung”. Đến nay ở Huế vẫn còn một đường phố tên là đường “Nguyễn Huệ” và một trường THPT bề thế “Nguyễn Huệ” nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, trong Thành Nội. Trái lại, đế hiệu của người anh hùng “áo vải cờ đào” là “Quang Trung” mãi đến năm 2011, mới được đặt tên cho một trường tiểu học ít người biết (ở phường Phú Nhuận TP. Huế). Dưới sự cấm đoán và truy xét hà khắc của triều Nguyễn, cái tên núi Ngự Bình “trước tròn, sau méo” hay được nhắc đến trong thi ca, nhạc, họa và văn học dân gian; còn núi Bân (Bân sơn) là cái tên không một văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ nào dám to gan nói hay viết, trong giai đoạn từ năm 1802 vua Gia Long lên ngôi cho đến năm 1945 Bảo Đại thoái vị.
Dựng lại một di tích hào hùng
Sau năm 1975 đất nước đã hòa bình, thống nhất, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, mãi đến năm 1988 núi Bân được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Đến năm 2010, công cuộc trùng tu, tôn tạo, xây dựng khu di tích lịch sử núi Bân mới bắt đầu. Theo dòng lịch sử, chúng tôi nhận thấy không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ đã chọn ngày 22/12/1944 (năm Giáp Thân) làm ngày thành lập QĐNDVN. Trước đó, Nguyễn Huệ đã tế trời tại núi Bân rồi xuất quân đánh tan 20 vạn quân Thanh cũng chọn ngày 22/12/1788 (năm Mậu Thân), cũng là năm Thân; đây là một sự trùng hợp lịch sử có ý nghĩa, không phải hoàn toàn ngẫu nhiên. Rồi đến 180 năm sau, Bác Hồ và Bộ Chính trị cũng đã chọn ngày Tổng tiến công và nổi dậy toàn miền Nam vào tháng 1/1968 (lại là năm Mậu Thân). Căn cứ theo cách tính “lục thập hoa giáp” trong dịch số, tất cả 3 sự kiện lịch sử quan trọng này đều nhằm ngày 22/12 và cả 3 năm âm lịch đều là năm “Thân”.
Bức phù điêu phía sau tượng đài.
Như vậy, núi Bân không chỉ là một thắng cảnh thiên nhiên, mà còn là một di tích lịch sử đặc biệt. Đây chính là Đàn tế cáo với Trời - Đất của vương triều Tây Sơn - Nguyễn Huệ, để người anh hùng chính danh lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu Quang Trung. Đây là nơi xuất phát điểm của cuộc hành binh thần tốc, táo bạo, bất ngờ tiêu diệt hai vạn quân Thanh ở Thăng Long mùa xuân Kỷ Dậu 1789; viết nên trang sử hào hùng trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền của tổ quốc.
Sự kiện lịch sử hào hùng này đã được mô tả rất chi tiết trong tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn phái.
Theo sách, các mưu sĩ tâu với Nguyễn Huệ: “Chúa công với vua Tây Sơn (Nguyễn Nhạc) có sự hiềm khích, đối với ngôi chí tôn, lòng tôn phò của mọi người chưa thật vững bền, nay nghe quân Thanh sang đánh, càng dễ sinh ra ngờ vực hai lòng. Vậy xin trước hết hãy chính vị hiệu, ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người rồi sau sẽ cất quân”. Bắc bình vương Nguyễn Huệ nghe lời các mưu sĩ tâu lấy làm phải. Liền cho đắp đàn ở trên núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi; chế ra áo cổn mũ miện mặc vào, làm lễ lên ngôi hoàng đế. Lễ xong, hạ lệnh xuất quân, hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu thân (1788). Theo các nhà nghiên cứu, việc chọn núi Bân làm Đàn vì điều kiện thời gian vô cùng cấp bách, nhằm tận dụng địa thế của núi không cao lắm, dễ xây dựng đàn, xung quanh là cánh đồng rộng dễ tập trung hàng vạn quân.
Phù điêu trích chiếu lên ngôi của Hoàng đế Quang Trung.
Để lưu giữ hào khí của người anh hùng dân tộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đầu tư xây dựng tượng đài vua Quang Trung trên núi Bân. Bức tượng cao 21m, trong đó phần tượng cao 12m, phần đài và bệ cao 9m, làm bằng 18 tảng đá Thanh Hóa, mỗi tấm nặng từ 10 - 60 tấn. Sau tượng đài có bức phù điêu dài 60m với họa tiết miêu tả quá trình từ lúc khởi nghiệp đến lúc vua Quang Trung phát lệnh tiến quân ra Bắc đánh tan quân Thanh. Chính giữa bức phù điêu trích chiếu lên ngôi của Hoàng đế Quang Trung: “Nhân, Nghĩa, Trung tín là đầu mối lớn lao của đạo làm người. Nay cùng nhân dân đổi mới, sẽ cùng dìu dắt dân lên con đường lớn, đặt vào đài xuân…”. Bên trái bức phù điêu trích khắc lời thề của Hoàng đế Quang Trung tuyên thệ giữa ba quân ở Nghệ An trước khi tiến ra giải phóng Thăng Long. Di tích lịch sử Núi Bân hoàn tất và được khánh thành vào ngày 9/1/2010.
Chỉ cách trung tâm thành phố 2 cây số, du khách đến viếng núi Bân rất dễ dàng bằng xe máy, xe đạp. Hàng ngày, núi Bân đã trở thành một điểm đến thu hút đông đảo học sinh, sinh viên - Huế đi dã ngoại, cắm trại picnic.
Vũ Hào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét