Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghiên cứu Phật học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghiên cứu Phật học. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 10, 2022

Chùa Bà Già

Ở làng Phú Gia, phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội, chùa Bà Già là một công trình kiến trúc Phật giáo, có niên đại hơn 1.000 năm.

Chùa nằm trong thôn Bà Già nên được gọi là chùa Bà Già. Tên gọi “Bà Già” có nghĩa là gì, huyền tích về “Bà Già” như thế nào thì có rất ít tài liệu giải thích, đề cập đến.

Năm 1985, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thông qua quyển “Bản xã thần ký” ghi chép về thần phả của làng Phú Gia nên đã giải mã một số thông tin về địa danh “thôn Bà Già”.

Theo các bậc cao niên, từ những năm 1980, một cố lão làng Phú Gia dịch cuốn “Bản xã thần ký”. Nội dung thần tích có nói thuở xa xưa, làng quê này có tên là Bà Già hương (hương Bà Già). Đến thời kỳ nước ta bị nhà Đường đô hộ (thế kỷ VIII), hương Bà Già được đổi là An Dưỡng phường.

Chùa Bà Già. Ảnh: St

Đại Từ Ân – ngôi chùa giữa khu đô thị sinh thái

Tọa lạc đắc địa tại thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng và nằm trên cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội, chùa Đại Từ Ân như một điểm nhấn nổi bật trong Khu đô thị sinh thái cao cấp The Phoenix Garden.


Không quá khó để tìm đến chùa Đại Từ Ân đối với những người đến lần đầu, bởi nơi đây có hệ thống kết nối giao thông vô cùng thuận tiện và tiếp giáp với những trục đường chính: đường 32, đường Tây Thăng Long, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, giáp đường vành đai 04 đều có thể đi tới chùa.


Chùa Đại Từ Ân được khởi công xây dựng vào ngày 9/5/2010, với diện tích 19.275 m² mang phong cách kiến trúc thiết kế Bắc bộ được quy hoạch trọng điểm và tượng Phật A Di Đà cao 25 m đặt giữa trung tâm tạo ra sự kết nối linh thiêng cho toàn khu đô thị.

Chùa được xây dựng 2 tầng với các hạng mục: Tam bảo, nhà Tổ, nhà Tăng, giảng đường, khu ký túc xá, khu phụ…sau khi các hạng mục hoàn thành, nơi đây hiện tại là Trung tâm đào tạo tăng tài của Thành hội Phật giáo Hà Nội (Trường TCPH Hà Nội).

Tên chùa Đại Từ Ân được đức Pháp chủ GHPGVN Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đặt năm 2008.

Những năm qua, chùa Đại Từ Ân đã tổ chức các khóa tu Tịnh độ hàng tháng của hàng phật tử tại gia cũng như tổ chức các Pháp hội lớn và các lễ trọng của Phật giáo: Phật đản, Vu Lan, Khánh đản Phật A Di Đà, Phật thành đạo….

Ngày 20/5/Ất Mùi (5/7/2015) hạ trường Đại Từ Ân đã tổ chức khóa An cư Kiết hạ lần đầu tiên, với 262 hành giả an cư, 34 vị Tỳ khiêu, 44 Tỳ khiêu ni, 55 vị Thức xoa, 49 vị Sa di, 60 vị Sa di ni, 6 Hình đồng, 14 Hình đồng ni. Được biết 100% tăng, ni sinh đều ở nội trú.


Toàn bộ chi phí xây dựng chùa do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển DIA – Hà Tây cũ, (nay là Công ty Cổ phần Đầu tư DIA) công đức với số tiền khoảng 120 tỷ đồng.

Đây sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần của cộng đồng dân cư sinh sống trong khu nhà vườn, đặc biệt phù hợp cho người cao tuổi, thích hợp với giới trẻ. Đây cũng là dự án duy nhất trong các Khu đô thị có sự phục vụ tâm linh cho cư dân.


TT.Thích Tiến Đạt, Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Trưởng ban TT Ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, trụ trì chùa cho biết thêm đây là Khu đô thị mới đầu tiên tại miền Bắc rộng 45 hecta có nét độc đáo vì nơi đây có chùa Đại Từ Ân đáp ứng đời sống tâm linh cho người dân sống trong khu dự án cũng như du khách thập phương.

Khu đô thị sinh thái cao cấp The Phoenix Garden toạ lạc tại Thị trấn Phùng, Đan Phượng quy mô 45 hecta; bốn phía đều tiếp giáp với trục đường chính có hệ thống giao thông thuận tiện giáp đường Tây Thăng Long, Hoàng Quốc Việt kéo dài và giáp đường Vành đai 4, The Phoenix Garden chỉ cách Mỹ Đình 20 phút đi xe và di chuyển vào trung tâm Hà Nội.

The Phoenix Garden có “kiến trúc thiết kế độc đáo”, ẩn hiện dưới các đồi thông với diện tích phân lô lớn từ 400 – 600 – 800 m²/căn biệt thự, mật độ xây dựng thấp, cây xanh nhiều, hồ điều hòa trải dài, các tiểu cảnh nội khu hài hoà thoáng đãng, không gian trong lành.

Anh Minh

23 thg 10, 2022

Tổ đình Tế Xuyên, nơi phát xuất nhiều vị cao tăng Phật giáo

Tổ đình Tế Xuyên được xây dựng trên một khu đất cao, rộng gần 3 mẫu, mặt quay về hướng tây, nay thuộc thôn Tế Xuyên, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Chùa Tế Xuyên gồm 3 tòa nhà xây kiểu chữ nhị, hậu chữ đinh cùng với hệ thống tường bao phía trước, hai dãy tăng phòng hai bên và nhà Tổ phía sau tạo thành kiểu nội công ngoại quốc hài hòa, kín đáo.

Di tích chùa Láng, Hà Nội

Cách trung tâm Hà Nội 5 km về phía Tây có một ngôi chùa cổ tên nôm gọi là chùa Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa. Tên chữ Hán là “Chiêu Thiền tự”, nhưng mọi người thường gọi theo tên nôm là chùa Láng theo danh xưng của làng Láng và vùng Láng nổi tiếng kinh thành xưa.

20 thg 10, 2022

Vĩnh Phúc cổ tự, nơi ghi dấu thăng trầm của Phật giáo Hà Tĩnh

Từ trung tâm Hành chính tỉnh Hà Tĩnh, đi ngược theo Tỉnh lộ 15 (đường đi hồ Kẻ Gỗ) qua đường tránh thành phố Hà Tĩnh chừng 800m, rẽ phải chừng 500m, rẽ trái 300m là đến ngôi chùa cổ Vĩnh Phúc, thuộc xã Thạch Hương, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).


Chùa Vĩnh Phúc, thường gọi là chùa Sắt, xưa có tên Nông Sắt, ở xã Hương Bộc, tổng Thượng Nhất, nay là xóm 11, xã Thạch Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Đóng góp của chùa Cổ Thạch đối với đất nước


Lịch sử Phật giáo gắn liền với dân tộc, lẽ dĩ nhiên không riêng gì chùa Cổ Thạch mà các ngôi chùa ở Việt Nam đều ít nhiều có đóng góp cho dân tộc qua việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và phát triển văn hóa Phật giáo.

1. Đóng góp đối của chùa Cổ Thạch đối với Đất nước

Suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Tuy Phong đã viết nên những trang sử vẻ vang với những địa danh mà khi nhắc đến, ai cũng cảm thấy lòng đầy tự hào và ngay kẻ địch cũng phải ngạc nhiên thán phục. Đó là cầu Đại Hòa, nơi tự vệ chiến đấu Tuy Phong và lực lượng vũ trang Bình Thuận tổ chức đánh đồng đầu tiên, thể hiện ý chí ngoan cường, dũng cảm. Phan Rí, Thái An, nơi thực dân Pháp liệt vào “vùng xung yếu đáng gờm”, “vùng đất máu”… Còn La Gàn, một làng biển căn cứ của huyện có hầm chiến đấu dài cả cây số, có trạm liên lạc hàng hải chuyển vũ khí vào Nam, đưa đón cán bộ cao cấp qua lại, đã nuôi dấu đồng chí Lê Duẩn gần một tháng trời, thì địch coi như là một chiếc gai đâm vào mắt phải nhổ bằng “máu và lửa”. Chúng đã dùng chính sách “tam quang” (đốt sạch, giết sạch, phá sạch) gây nên 3 cuộc tàn sát đẫm máu gần 400 người. Sang thời kỳ chống Mỹ đầy hy sinh gian khổ, Tuy Phong đứng vững là “căn cứ lòng dân” của lực lượng kháng chiến. Trên đường hành lang Nam – Bắc, vùng núi La Bá vẫn là nơi đùm bọc, cưu mạng bộ đội, cán bộ. Riêng làng biển nhỏ La Gàn, với chiều dài 2km, chiều ngang non 400 mét, mặc dù bị địch bao quây tứ phía và tuyên bố là vùng “tự do hủy diệt”, vẫn là địa bàn đứng chân của cán bộ một số cơ quan khu, tỉnh, huyện kể cả tỉnh bạn Ninh Thuận, Lâm Đồng, đi về giải quyết một phần hậu cần lương thực, thực phẩm thuốc men…

19 thg 10, 2022

Nét văn hóa độc đáo chùa Nhẫm Dương ở Hải Dương


Vùng đất Hải Dương đã từng nổi tiếng là một trong những trung tâm của Phật giáo thời đại Lý Trần, mà đây cũng là vùng đất duy nhất ở miền Bắc có nhiều ngôi chùa cổ được xây trên núi đá và trong các hang động, chùa Nhẫm Dương là một trong những chùa ấy với những huyền tích kỳ lạ và độc đáo nhất Hải Dương còn tồn tại khá nguyên vẹn cho đến ngày này.

Chùa Nhẫm Dương này là nơi khai sinh ra môn phái Tào Động trong Phật giáo Thiền tông Việt Nam, mà ngôi chùa Nhẫm Dương còn chứa trong mình rất nhiều nét văn hóa, tâm linh kỳ bí và là kỳ quan có một không hai ở Việt Nam.

18 thg 10, 2022

Tượng cổ chùa Long Quang ở Cần Thơ

Đến với vùng đất Bình Thủy tại Thành phố Cần Thơ, không ai không nhắc đến chùa Long Quang, ngôi chùa có lịch sử lâu đời, qua các giai đoạn lịch sử, với khoảng thời gian tồn tại gần 200 năm qua. Ngôi chùa do thiền sư Liễu Huệ khai sơn vào năm 1824, lịch sử ghi lại: Thiền sư Thiện Quyền “Ngài họ võ, huý văn Quyền. Ngài quy y với hoà thượng Thiên Ấn ở chùa Linh Quang (Gia Định). Ban đầu chùa là ngôi thảo am tranh, do số tín đồ quy theo Phật ngày thêm đông, thảo am trở nên chật chội. Năm 1835, hòa thượng cho xây chùa và đặt tên là Long Trường Tự, với ý nghĩa nguyện cầu chùa bền như trời đất như núi sông theo ý muốn của câu Hán tự “Dữ thiên địa long hưng – Hoà sơn hà trùng cửu”. Cũng vào năm Minh Mạng 16 (1835) chùa được liệt kê vào danh sách các tự viện và được miễn sưu thuế. Thiền sư Liễu Huệ đã sống hết lòng với sự tu hành tại chùa cho đến khi mãn phần”(1).

Long Quang cổ tự trải qua 7 đời trụ trì, đương nhiệm trụ trì hiện tại là Thượng tọa Thích Bình Tâm.

Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chùa Long Quang là nơi nuôi dưỡng và bảo hộ, che chở cho chiến sĩ cách mạng. Những hiện vật, đồ thờ tự, công trình kiến trúc… được lưu giữ cho đến ngày nay đã minh chứng cho giá trị lịch sử – văn hóa của ngôi tự viện này.

Chùa Âng – Di tích nghìn năm tuổi ở Trà Vinh

Chùa Ang Kon Raig Borei còn gọi là chùa Âng, tọa lạc khóm 4, phường 8, Tp.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Ngôi chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ X (năm 1534 Phật lịch, tức năm 990 Dương lịch). Chính điện được xây dựng vào năm 2386 Phật lịch, tức năm 1842 Dương lịch với những giá trị kiến trúc độc đáo còn lưu giữ đến hôm nay. Cổng chùa ở hướng đông được xây dựng với ba ngọn tháp ở trên, trang trí các hình tượng truyền thống của người Khmer như Yăk (chằn), Key No (tiên nữ), Krud (chim thần)… Bên trong hàng rào bao quanh chùa Âng là hào nước.

17 thg 10, 2022

Khảo cứu chùa Giác Lâm từ yếu tố văn hóa, lịch sử

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất và có tuổi thọ đến nay đã được gần ba trăm năm theo chiều dài lịch sử. Ngôi chùa được thành lập từ thế kỉ XVIII – chùa Giác Lâm là tổ đình của dòng Lâm Tế, tại nơi đây chùa lưu trữ hài cốt của tổ Phật Ý. Ngôi chùa cung cấp nhiều giá trị tư liệu lịch sử, về quá trình phát triển, con đường truyền đạo của các vị thiền sư trong các giai đoạn khác nhau.

1. Bối cảnh lịch sử hình thành chùa Giác Lâm

Vào khoảng thế kỷ thứ XVI (1558), quận công Nguyễn Hoàng đến trấn thủ xứ Thuận Hóa. Nhiều lần di dân bắt đầu từ đây, đưa nhân dân ta tiến về vùng đất khai phá phương Nam. Đi kèm theo đó là các nhà sư chúng ta và cả các nhà sư Trung Hoa theo chân với câu: “Bài Thanh, phục Minh” đến vùng Trung-Nam bộ. Từ thuở ban sơ với cuộc di dân, Phật giáo chúng ta cũng đã lan tỏa đến các vùng lân cận như là Biên Hòa, Mỹ Tho… Lúc này, đất tại vùng: “Đồng Nai- Gia Định (nay thuộc vùng đất Nam bộ) còn hoang vu, kinh rạch chằng chịt, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đã gây khó khăn không ít khó khăn cho cuộc sống buổi đầu di dân.”[1] Ngoài ra, trong Đại Nam nhất thống chí cũng có viết: “Từ những thế kỷ XV hay XVI đã có những lưu dân Việt Nam tới khẩn hoang lập ấp trên những đồng bằng sông Đồng Nai và Cửu Long. Năm 1698 (Mậu Dần), Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược đất ấy, đặt phủ Gia Định và lấy xứ là Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đồng thời dựng dinh Phiên Trấn.”[2] Bởi sự nhập cư đông, cùng với sự gia tăng nơi đó làm cho: “vùng đất Gia Định- Tân Bình vào cuối thế kỷ XVII, trở thành một trung tâm trù phú, với khoảng 200.000 dân”[3] Cũng chính thế, mà giao thông nơi đây rất thuận tiện, tạo nên sự hội tụ của nhiều dân tộc với người dân Khmer.

Lược sử ngôi chùa cổ 300 năm tại đất Sài Gòn: Sắc Tứ Trường Thọ từ thế kỷ XVIII đến 1981

Mở đầu

Trong công cuộc mở cõi về đất phương Nam của các chúa Nguyễn, bấy giờ mới bắt đầu có những cuộc di dân Nam tiến quy mô lớn.

Trong khoảng thời gian đó, thiền phái Lâm Tế Liễu Quán, vốn phát triển mạnh ở miền Trung vào giữ thế kỷ XVIII, đã cùng với những dòng di dân theo nhau đến vùng Phiên Trấn, đệ tử phái Liễu Quán đã vào phủ Tân Bình và lập nên chùa Vĩnh Trường[1], là tiền thân của chùa Sắc Tứ Trường Thọ ngày nay.

Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất trên đất Gia Định Sài Gòn xưa, với gần ba trăm năm tồn tại, là một trong những nơi lưu giữ những giá trị di tích lịch sử – văn hóa của buổi đầu khẩn hoang miền Nam.

16 thg 10, 2022

Chùa Tông Kim Quang – Sirīsuvaṇṇavaṅsā

1. Lược sử về ngôi chùa

Chùa Sirīsuvaṇṇavaṅsā Tông Kim Quang, còn được gọi là chùa Nước Vàng ở cách xa Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại đường ĐH502, ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Chùa được thành lập theo Quyết định số 6103/UBND-VX ngày 17 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Quyết định số 027/ QĐ-BTS của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương ngày 20 tháng 3 năm 2019 trên phần đất có diện 3.804 m2 do gia đình đại thí chủ Thái Oanh – Nguyễn Thị Tâm Phượng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Công Thành (thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) cúng dường Hòa thượng Danh Lung (đương vị Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trụ trì chùa Candaraṅsī – số 164/235, đường Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu (phường 7 cũ), quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).

15 thg 10, 2022

Chùa BodhiSathārāma Bồ Đề

1. Lược sử ngôi chùa

Bồ Đề, theo tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là tỉnh thức, giác ngộ. Đây cũng là một trong những nội dung cốt lõi của Phật giáo Nam tông. Với ý nghĩa như vậy, chùa Bồ Đề là nơi giúp chúng sanh có thể thấu hiểu được chân lý cao cả của đạo Phật: Giác ngộ, qua đó, giúp họ tự “giải thoát”, vượt qua “bể khổ trần gian”.

Chùa Chà Là – Buddha Vansa Chhulla Moni

1. Lịch sử hình thành

Chùa Chà Là tọa lạc tại ấp Chà Là, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Chùa còn có tên tiếng Pali theo pháp hiệu của Phật giáo Nam tông Khmer là Buddha Vansa Chhulla Moni.

14 thg 10, 2022

Chùa Serey Odom

1. Lược sử về ngôi chùa


Chùa Serey Odom tọa lạc tại ấp 4, xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Cổng chùa nằm sát mặt tiền bên trái Quốc lộ 13, theo hướng từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Lộc Ninh. Phía sau chùa là khu vực cư trú đông đúc của đồng bào Khmer.

Trong tiếng Khmer chữ Serey nghĩa là phước báu, Odom là lòng cao thượng. Cũng giống như các chùa Khmer ở miền Tây Nam Bộ, pháp hiệu bằng tiếng Khmer hoặc tiếng Pali thường gặp khó khăn khi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Vì vậy, người dân có xu hướng dùng tên địa danh để gọi tên chùa, do chùa Serey Odom nằm tại xã Lộc Hưng nên được gọi tên là chùa Lộc Hưng.

Chùa Sirivansa

1. Lịch sử hình thành

Sirivansa (theo âm Hán – Việt là Hạnh Tâm), là ngôi chùa Khmer duy nhất có mặt tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Chùa tọa lạc tại số 39, đường C2, khu phố Phước Bình, phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài. Chùa được khởi công xây dựng ngày 30 tháng 12 năm 2011 và hiện đang tiếp tục hoàn thành các công trình kiến trúc.


13 thg 10, 2022

Chùa Sóc Lớn – Rajamahajetavana Rama


1. Lược sử về ngôi chùa

Chùa Rajamahajetavana Rama còn có tên gọi theo địa phương là chùa Sóc Lớn, do chùa tọa lạc tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Tên tiếng Pali của chùa mang ý nghĩa là chùa do Trưởng giả Cấp Cô Độc cùng Thái tử Kỳ Đà trong thành Ba La Nại (thuộc Ấn Độ xưa) xây dựng để dâng cúng Đức Phật tại Hoa viên của Thái tử Kỳ Đà.

Chùa Ki-Ri-Mean-Chey (Sơn Thắng) – Thái Hòa


1. Lược sử ngôi chùa

Chùa Thái Hòa là một trong hai ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông Khmer ở tỉnh Đồng Nai1. Chùa tọa lạc trên sườn đồi của núi Ba Chồng, thuộc khu 4, ấp Hiệp Nhất, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, với diện tích khoảng 3.300 m²; cách Quốc lộ 20 khoảng 300 m và cách ngã ba Dầu Giây khoảng 45 km về phía Tây Nam. (Từ ngã ba Dầu Giây, theo Quốc lộ 20 về hướng Bảo Lộc – Lâm Đồng khoảng 45 km). Chùa được Đại đức Lý Xê cùng bà con Khmer trong vùng khởi tạo năm 1963. Ban đầu, chùa có tên gọi là Kirimeanchey (Sơn Thắng). Năm 1980, sau khi Đại đức Lý Xê viên tịch, Đại đức Lý Sang tiếp quản một thời gian và bàn giao cho Đại đức Lâm Ym đến tiếp quản và làm trụ trì ngôi chùa. Đến năm 1986, Đại đức Lâm Ym chuyển đi nơi khác. Từ năm 1986 đến năm 1995, chùa không có trụ trì, quản lý ngôi chùa trong khoảng thời gian này (gần 10 năm) do Ban Quản trị là những Phật tử của chùa, đại diện là ông Châu Phon đảm trách.

Chùa Hoa Sơn – Kiri Buppharam

1. Lược sử về ngôi chùa

Chùa Kiri Buppharam ở cách xa Thành phố Hồ Chí Minh 45 km, tọa lạc tại phường Phú Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Từ năm 2007, chùa Kiri Buppharam còn có tên gọi là Hoa Sơn Tự.

Bắt đầu xây dựng từ năm 1968 bởi đóng góp rất lớn từ cộng đồng người Khmer có quê quán từ Đồng bằng sông Cửu Long di cư đến sinh sống quanh vùng.

Chùa Pothiwong

1. Lược sử ngôi chùa

Chùa Pothiwong còn có tên khác là Boddhivansa tọa lạc tại số 21/2, đường Bùi Thế Mỹ, phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được Hòa thượng Thạch Âm thành lập vào năm 1960 trên mảnh đất có diện tích 470 m². Tuy nhiên, diện tích hiện nay của chùa chỉ còn khoảng 120 m². Do quá trình đô thị hóa, phần đất phía sau chùa được sử dụng làm đường giao thông. Khi mới thành lập, chùa có tên là Onteskosey. Năm 1975, Hòa thượng Thạch Âm ra nước ngoài định cư, chùa không còn chư tăng Khmer quản lý nên khuôn viên chùa đã bị chiếm dụng làm chỗ chôn người chết. Một thời gian sau năm 1975, chùa được Hòa thượng Giới Nghiêm thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh đã đến coi sóc nên ngôi Tam bảo vẫn còn giữ gìn cho đến ngày nay. Năm 1993, Phật tử đã thỉnh Hòa thượng Lâm Ym về làm trụ trì và đặt tên lại cho ngôi tự viện là Pothiwong dưới sự chứng minh của Hòa thượng Giới Nghiêm. Năm 2000, Hòa thượng Lâm Ym viên tịch, chùa được Đại đức Danh Giảng tiếp quản tạm thời. Năm 2001, lãnh đạo hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer đã đề nghị Giáo hội tấn phong Đại đức Tăng Ngọc An làm trụ trì cho đến nay.