4 thg 10, 2021

Núi Mồng Gà - nơi phát tích nhiều chuyện lạ

Theo “Nghệ An ký”, núi Mồng Gà, tên chữ là “Kê Quan” ở xã Quy Lăng, huyện Đông Thành, là núi có tiếng ở trong huyện Yên Thành.

Yên Thành là một trong những huyện đồng bằng trù phú của tỉnh Nghệ An. Rải rác trên bề mặt đất đai, nơi đây cũng có một số núi non. Cao nhất trong đó là ngọn Vàng Tâm, cao khoảng 544 mét. Và thấp nhất là ngọn Tù Và chỉ với 249 mét. Tuy nhiên, trong sách “Nghệ An ký” của mình, về phần núi non ở huyện Yên Thành, Hoàng giáp Bùi Dương Lịch chỉ nói đến ngọn Mồng Gà.

Cánh đồng lúa ở huyện Yên Thành. Ảnh tư liệu: Sách Nguyễn

Bình yên Chùa Đá

Nằm ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), chùa Đá (Thạch Động tự) là một trong những ngôi chùa nổi tiếng trong vùng.

Theo lịch sử ghi chép lại, thời xa xưa, chùa Đá có tên là “Huyền Lâm tự”. Sau khi chùa Huyền Lâm đổ nát, chùa xây mới đặt lại tên là Thạch Động tự (chùa Đá). Đây là ngôi chùa lớn nhất vùng Tây Bắc của huyện La Sơn cũ (huyện Đức Thọ ngày nay), có lịch sử hơn 600 năm.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, chùa nằm trong khu vực trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ và bị phá hủy. Những năm gần đây, dự án trùng tu, phục dựng chùa Đá đã được triển khai thực hiện với sự phát tâm, công sức Nhân dân và phật tử khắp mọi miền đất nước.

Ngày 28/2/2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh có Quyết định số 732/QĐ-UBND công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đối với chùa Đá.

Chùa Đá rộng 3.200 m², nằm trên địa phận thôn Châu Linh, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).

3 thg 10, 2021

Thiếu Lâm Tự ở Huế

Lâu nay nghe Thiếu Lâm là người ta lập tức nghĩ đến ngôi cổ tự nổi tiếng bên xứ Trung Hoa, còn ở Huế thì... À, cũng có “Thiếu Lâm Tự” đấy, nhưng mà đó là từ nói vui của dân hay lai rai buổi chiều để chỉ cái quán nhậu bình dân nơi góc chùa trên đường Hùng Vương gần chợ An Cựu. Tôi cũng từng ỷ y như vậy, nhưng hóa ra có một ngôi chùa mang tên “Thiếu Lâm Tự” luôn hiện hữu ngay trên đất Huế từ hơn trăm năm nay mà không nhiều người biết.

Tam quan chùa nhìn từ ngoài vào

Diệu Viên - ngôi chùa nữ đầu tiên trên đất Huế

Tôi có người cô đi tu ở chùa Diệu Viên. Cô là con gái út nên được bà nội tôi rất thương. Vậy nên, hễ có dịp là bà lại về chùa thăm con, và bao giờ cũng vậy, hễ đi là bà lại dẫn tôi theo. Mỗi lần như thế, trong đứa con nít là tôi lúc ấy thích thú và ngán ngẩm lẫn lộn.

Động Quán Thế Âm - Cổng chính dẫn vào chùa được xây dựng năm 1966

Thích thú là bởi sắp được gặp cô, được ngắm nhìn cả rừng mít cổ thụ trong khuôn viên chùa và nếu gặp hên đến đúng lúc mít chín, thế nào cũng được thọ lộc dăm bảy múi thơm lừng, ngọt lịm. Thích thú còn bởi sắp được thỏa thích ngắm nhìn “cụ” heo cao niên với cặp nanh cong vút chĩa ra 2 bên, thân hình thì to tổ chảng như cái mặt bàn chữ H. Tướng khủng nhưng “cụ” lại rất hiền lành, thân thiện.

Ô hay, kê phụng kinh kỳ

Trong chốn hoàng cung, lăng tẩm vua chúa, miếu mạo, đình chùa có thật nhiều những mô típ trang trí bên cạnh những con vật tứ linh lại xuất hiện lũ heo, nai, gà, cáo…


Đôi uyên ương trên Nghị đỉnh

Chốn kinh kỳ Cố đô có nhiều cái lạ. Lạ lùng nhất không phải là những bảo vật hoàng cung đến nay còn bao phủ nhiều bí ẩn; mà lại là sự giao thoa giữa lối sinh hoạt cung đình và lối sống dân gian. Ví như ca Huế hay tuồng Huế; ca Huế có những kinh bản trong cung thì dân gian cũng có những ca bản của giới bình dân; tuồng Huế có những vở dành cho vua chúa xem từ tuần này qua tháng khác như Vạn Bửu Trình Tường thì dân gian cũng có Nghêu Sò Ốc Hến… Gần như chưa ai thống kê có bao nhiêu bài của ông hoàng thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm được phổ vào các làn điệu Nam Ai, Nam Bình truyền tụng trong các thôn, xóm nghèo giữa cõi dân gian… Trong chốn hoàng cung, lăng tẩm vua chúa, miếu mạo, đình chùa có thật nhiều những mô típ trang trí bên cạnh những con vật tứ linh lại xuất hiện lũ heo, nai, gà, cáo…

1 thg 10, 2021

Đội đá vá trời

 Đất nước ta có khá nhiều tảng đá khổng lồ đứng chênh vênh như sắp rớt, tạo dáng vẻ ly kỳ cho người đứng kế nó. Quen thuộc và nổi tiếng nhất có lẽ là Đá Ba Chồng ở Định Quán (Đồng Nai), bởi vì nó nằm ven quốc lộ 20 trên đường đi Đà Lạt. Tuy nhiên, vì khối đá quá to và mọi người ít có dịp tiếp cận gần nên không có ảnh tạo dáng chung với đá.


Đá Ba Chồng, Định Quán

Bún thịt nướng ống tre ở Đà Lạt

Bún thịt nướng mang phong cách núi rừng Tây Nguyên, có thành phần đa dạng, bài trí đẹp mắt trong ống tre lớn.

Quán bún tộ Măng Line trên đường Phù Đổng Thiên Vương, TP Đà Lạt là địa chỉ du khách thường lui tới để thưởng thức các món bún đựng trong tộ lúc nào cũng nóng hổi nghi ngút khói. Tại đây bạn có thể thưởng thức các loại bún khác nhau như bún bò, bún măng, bún thang, bún chả mực, bún riêu, bò kho... với giá từ 45.000 đồng đến 55.000 đồng/phần.

Anh Hoàng mở quán từ 4 năm trước, lấy tên theo thôn văn hóa Măng Line, nơi anh sinh sống và có đông người dân K'Ho cư ngụ ở phường 7, TP Đà Lạt. Ngoài phục vụ những món bún nóng rất hợp thời tiết se lạnh của phố núi, quán bún của anh Hoàng cũng được thực khách chú ý nhờ món bún thịt nướng đựng trong ống tre, mang phong cách bản địa của núi rừng Tây Nguyên.

Bún thịt nướng thưởng thức trong ống tre khiến thực khách thích thú. Ảnh: @theodore287/Instagram

Chiêm ngưỡng "thác Bản Giốc thu nhỏ" tuyệt đẹp ở Cao Bằng

Nằm tại huyện Hạ Lang, thác Hoa là điểm du lịch, trải nghiệm mới mẻ cho du khách. Dòng nước trong xanh và núi non hùng vĩ giúp khung cảnh thác Hoa không hề thua kém thác Bản Giốc nổi tiếng.

Xuôi theo dòng Quây Sơn từ thác Bản Giốc về hướng cửa khẩu Lý Vạn (xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang), du khách sẽ đến với thác Hoa hay thác Thoong Lài, theo cách gọi dân dã của người dân địa phương. Ngoài ra nếu đi từ thị trấn Thanh Nhật của huyện Hạ Lang, du khách di chuyển theo hướng chợ Bằng Ca, tiếp tục đi về cửa khẩu Lý Vạn khoảng 3km nữa là đến thác Hoa.

Thác Hoa được ví như "thác Bản Giốc thu nhỏ".

Hai lần xuất gia

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Ni trưởng Thích Nữ Diệu Thông (nguyên mẫu của nhân vật ni sư Huyền Trang trong phim “Biệt động Sài Gòn”) nếu kể một cách vắn tắt thì chỉ gói gọn trong hai lần xuất gia. Nhưng mấy ai thấu hiểu được những giằng xé tâm tư, ray rứt giữa đạo và đời trong lòng bà, giữa những lần xuất gia ấy. Tác phẩm này như một lời tự sự đầy trăn trở của bà, qua góc nhìn của nhà báo Gia Khánh.


Một buổi sáng cuối tháng 5-2021, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Thông (thế danh Phạm Thị Bạch Liên, sinh năm 1931, ngụ thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) đưa mắt nhìn lên trần nhà, nghe cơn mệt mỏi thấm dần vào từng tế bào cơ thể. Những đợt nằm viện ngày càng nhặt, thời gian mỗi đợt ngày càng dài, có khi cả tháng trời, để bà cảm nhận rõ nét tuổi già, lực kiệt.

Người chiến sĩ biệt động đầy sức sống năm xưa, giờ chỉ còn là quá khứ. Bao nắng mưa sương gió, khói lửa chiến tranh đã dừng lại đâu đó trong ký ức. Muốn quên, quên không đặng. Muốn nhớ, lại chẳng nhớ được nhiều!

Cụm di tích in dấu vua Hàm Nghi

Thành Sơn Phòng, đền Công Đồng và đền Trần Lâm tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, là nơi vua Hàm Nghi từng đóng quân, ban tặng nhiều bảo vật.


Ba công trình được Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng cụm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2001.

Trên ảnh là đền thờ vua Hàm Nghi nằm trong khuôn viên thành Sơn Phòng, xã Phú Gia. Trong thành có hai con voi đá trước cửa đền, bao quanh là hệ thống sân, tường bao, cây xanh, đèn chiếu sáng...