25 thg 2, 2019

Lễ hội bắc máng nước ở làng Kon Tu Jốp 2

Hàng năm, vào dịp cuối năm, khi mùa màng thu hái xong, bà con dân làng Kon Tu Jốp 2 (xã Pô Kô, huyện Đăk Tô) lại tổ chức lễ hội bắc máng nước. Đây là dịp để bà con dân làng cùng tập trung sửa sang lại các máng nước và cúng heo, gà cầu mong Yàng phù hộ cho dân làng có được nguồn nước mát để sinh hoạt hàng ngày và tưới tắm cho ruộng lúa được tốt tươi, mang lại cho bà con cuộc sống ngày một ấm no, sung túc.

Ngồi bên mái nhà rông cao vút của làng, già làng A Nhui cho biết: Xưa kia, để chọn vị trí đất lập làng, người Xơ Đăng thường chọn vùng đất gần suối, gần sông, có nguồn nước mát để thuận tiện cho việc lấy nước sinh hoạt hàng ngày. Với bà con dân làng Kon Tu Jốp 2 cũng vậy. Nghe các già làng trước đây kể lại, để lập làng, già làng thế hệ trước đã đi chọn đất rất kỹ. Bởi thế, mà làng Kon Tu Jốp 2 có rất nhiều con sông, con suối chảy qua, tưới tắm cho nguồn đất, nguồn nước của làng luôn mát lành.

Với quan niệm “vạn vật hữu linh” nên sau khi lập làng, bà con dân làng Kon Tu Jốp 2 đã làm lễ bắc máng nước cầu mong Yàng nước, Yàng sông, Yàng suối phù hộ cho bà con dân làng được đón nguồn nước mát về làng. Để tỏ lòng biết ơn thần linh đã phù hộ cho bà con dân làng có được nguồn nước mát và cũng để bảo vệ nguồn nước giọt cho làng, từ khi lập làng đến nay, mỗi dịp cuối năm, khi mùa màng đã thu hái xong, bà con dân làng thường tổ chức lễ hội truyền thống bắc máng nước.

Nhịp chiêng mùa xuân

“A húuuu!”, già làng Brol Vẻ phun ngụm rượu khắp nhà, cất tiếng hú vang trong tiếng chiêng cồng rộn ràng để “làm phép”, giúp gia chủ rước may mắn, tài lộc. Trong trang phục truyền thống, chủ nhà hân hoan mời già làng thưởng thức thịt chuột, thịt chim rồi đi quanh vòng chiêng xoang, mời mỗi vị khách đến nhà vít rượu cần, ăn những món truyền thống, cùng hân hoan đón mừng năm mới.

Khi những bông hoa cà phê nhuộm trắng vườn, những vườn cao su bạt ngàn thay lá non mơn mởn cũng là lúc dân làng Đăk Răng (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Cũng rượu ghè, cơm lam, cá chua; cũng bánh mứt, hạt dưa như bao làng, bao thôn khác, nhưng ở đây, bà con còn tập cồng chiêng, dệt trang phục thổ cẩm, tập những bài hát truyền thống… để đón Tết theo kiểu riêng của mình.


Hát múa ăn mừng dưới cây bông

Lễ hội Hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Bọoc Mạy) với những lời ca, điệu múa của người Thái vang trên quê hương thứ hai, ai nấy đều không khỏi bồi hồi và tự hào. Tất cả đều cùng một quyết tâm kết nối cộng đồng, đoàn kết, chăm chỉ làm ăn để xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên vùng đất mới Ia H’Drai.
Khúc ca trên vùng đất mới


“Hỡi trai gái mường trên… hú… hú… hú
Hỡi trai gái mường dưới… hú… hú… hú
Ta cùng về đây trồng cây cho hoa nở thắm
Ta cùng về đây chơi hoa, cho mường trên mường dưới đẹp như bông như hoa… hú…hú…hú…”


Lời của bà một (chủ lễ), đứng ra khấn xin thần linh trong lễ hội – do chị Hà Thị Xuyên (34 tuổi), Thôn trưởng thôn 4, xã Ia Dal, huyện Ia H’Drai cất lên vang vang, sao thiết tha như gọi mời mọi người - “trai gái mường trên”, “trai gái mường dưới” - đến chung vui Lễ hội Hát múa ăn mừng dưới cây bông với bà con.

23 thg 2, 2019

Khách sạn 5 sao từng đón tiếp các tổng thống, nữ hoàng ở Huế

Biệt thự gần 90 tuổi ở Huế mang đậm kiến trúc thời thuộc địa, từng đón tiếp nhiều chính khách trong và ngoài nước, gần nhất là Nhật hoàng Akihito. 

Có địa chỉ tại số 5 đường Lê Lợi, thành phố Huế, khách sạn Azerai La Residence nằm trên khuôn viên rộng 2 ha với 200 m đường bờ sông. 

Phượng vàng khoe sắc khắp phố núi Bảo Lộc

Thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) đang thu hút du khách bởi vẻ đẹp của hoa phượng nở rộ như nắng mùa xuân. 

Hiện thành phố Bảo Lộc có khoảng 15 cây phượng vàng được trồng tại các khu vực như nhà thờ Tân Thanh (xã Lộc Thanh), tu viện Bát Nhã (xã Đam B’ri), trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế Bảo Lộc, trường THPT Châu Á Thái Bình Dương (đường Huỳnh Thúc Kháng, phường 2)… 

Bãi rêu 'tóc xanh' trên con đường đẹp nhất Nha Trang

Khi những ngày nắng bắt đầu, phố phường vẫn còn âm hưởng của mùa xuân chưa cạn, bãi rêu xuất hiện ở khu vực gần cầu Trần Phú khiến ai đi qua cũng phải ngoái nhìn.

Bãi rêu trên đường Trần Phú (Nha Trang)

Thềm rêu ấy nằm không xa chân cầu Trần Phú, nơi đường Nguyễn Bỉnh khiêm đâm ra biển, dựa vào thềm đá bảo vệ tránh những con sóng vỗ bờ.

Bộ sưu tập chuông độc nhất vô nhị

Hơn 10 năm sưu tầm chuông, ông Bùi Đức Tầm (Tp Hồ Chí Minh) đã sở hữu bộ chuông với hơn 200 loại có xuất xứ từ nhiều quốc gia trên thế giới. Với ông niềm đam mê này không chỉ là để được lắng nghe tiếng chuông mà còn lưu giữ những giá trị thời gian của chúng.

Một lần tình cờ vào tiệm đồ cổ trong dịp đi công tác, ông Tầm được chủ cửa hàng giới thiệu về chiếc chuông có tuổi đời lâu năm và ông đã không bỏ lỡ cơ hội để sở hữu nó. Sau đó, sở thích chơi chuông dần hình thành, mỗi khi đi đâu thấy chuông cũ ông lại mua mang về và những người bạn biết được sở thích này của ông cũng đã đến tặng. Cứ thế, trong khoảng hơn 10 năm đam mê với thú vui chơi chuông, ông đã có rất nhiều loại chuông của Việt Nam, Pháp, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Nhật Bản, Tây Tạng…

Ông Tầm chia sẻ: “Có lần tôi ghé chùa và ngồi nói chuyện với sư thầy, tôi mới hiểu được chơi chuông là chơi tiếng, với những người tu thành đắc đạo như sư thầy khi nghe tiếng chuông sẽ biết được công lực của người đánh chuông. Còn người có sở thích chơi thông thường như tôi thường thích mua những chiếc chuông cũ vì tôi nghĩ giá trị của chúng chính là ở thời gian”.

Với đam mê chơi chuông, đến nay ông Bùi Đức Tầm đã sở hữu bộ chuông với 200 loại của nhiều quốc gia trên thế giới.

Vùng đất thiêng Tây Yên Tử

Sáng 16/2/2019 (tức 12 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại quảng trường Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã diễn ra lễ khai mạc Hội Xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hoá - Du lịch tỉnh Bắc Giang 2019. Du khách không chỉ được khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử mà còn được trải nghiệm văn hóa đặc sắc của các dân tộc tỉnh Bắc Giang. 

Cùng với hành trình phía Đông để lên với non thiêng Yên Tử, du khách đã có thêm lựa chọn vượt sông, leo núi hành hương về thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm trên ngàn xanh Yên Tử từ con đường phía Tây qua những danh thắng và di tích của Bắc Giang.

Theo các tài liệu và nghiên cứu của các nhà khoa học cùng với những di tích hiện hữu, thì cơ sở địa-văn hóa Phật giáo vùng Tây Yên Tử đã có sự phát triển nội tại ngay từ thời Lý - Trần, có xu thế tiếp nối và định hình bền vững nhiều thế kỷ sau. Việc xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử chính là phát huy những giá trị đã được tích tụ từ hàng trăm năm nay của vùng đất Bắc Giang, mở ra con đường tâm linh kết nối bản sắc ngàn năm văn hóa Phật giáo vùng Tây Yên Tử mà cha ông đã vượt qua bao gian khó, nhiều đời tiếp nối, tạo dựng. 

Kiến trúc độc đáo của chùa Minh Thành ở phố núi Pleiku

Sở hữu nhiều nét kiến trúc độc đáo, chùa Minh Thành là ngôi chùa đẹp nhất tỉnh Gia Lai. Chùa Minh Thành là một điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách và là một niềm tự hào của người dân phố núi Pleiku. 

Cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2km, toạ lạc trên một ngọn đồi thoai thoải trong lòng phố núi sương mờ ảo, chùa Minh Thành nổi bật với quần thể kiến trúc độc đáo có vẻ đẹp huyền ảo và cổ kính hút hồn biết bao du khách. Được xây dựng vào vào 1964, trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử khiến nhiều phần bị hư hại, đến năm 1997 chùa được trùng tu và xây mới. Sau quá trình trùng tu và tôn tạo kéo dài hơn 10 năm, chùa Minh Thành như được khoác lên chiếc áo hoàn toàn mới với vẻ đẹp phương Đông đặc trưng độc đáo mang ảnh hưởng của kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. Đến nay, chùa không chỉ là nơi các Phật tử đến để chiêm bái, lễ phật mà còn thu hút nhiều du khách tìm đến tham quan và vãn cảnh.

Những công trình kiến trúc độc đáo và uy nghi của chùa Minh Thành như: chánh điện chùa cao 16m, trần nhà làm bằng gỗ pơ mu (loại gỗ nổi tiếng trong các cánh rừng ở Tây Nguyên). Đặc biệt, bộ cửa chùa làm bằng gỗ gõ với những đường nét chạm nổi bốn vị Tứ Đại Thiên Vương rất tinh xảo. Với chiều cao 6m, bề dày 4 tấc, đây được xem như là bộ cửa lớn nhất nhì ở Việt Nam.

Toàn cảnh chùa Minh Thành tại thành phố Pleiku, Gia Lai nhìn từ trên cao.

Tết đông của người Hà Nhì

Năm nào cũng vậy, khi những mảnh nương, những tràn ruộng bậc thang cuối cùng đã được thu hoạch xong; thóc đã phơi khô chất đầy bồ, những cành đào núi bên hiên nhà trình tường đất bắt đầu những nụ hoa hàm tiếu, lác đác vài bông đỗ quyên trên đỉnh Ky Quan San đã bắt đầu khoe sắc thì cũng là lúc người Hà Nhì ở miền biên cương Bát Xát (Lào Cai) nơi “phên giậu” của Tổ quốc náo nức chuẩn bị Tết truyền thống của đồng bào mình.

Nghi lễ độc đáo


Tết theo tiếng Hà Nhì gọi là Tết Ga tho tho – còn gọi là Tết đông của người Hà Nhì. Đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Bát Xát thường tổ chức đón Tết Ga tho tho vào tháng 11 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những Tết to và quan trọng nhất của họ nhằm mục đích tổng kết hoạt động lao động sản xuất, mừng cho vụ mùa. Đồng thời đây cũng là dịp để các thành viên trong cộng đồng gặp gỡ, trao đổi tổ chức các hoạt động dân ca, dân vũ để mừng cho mùa màng tươi tốt.

Hát dân ca mừng đón Tết.