26 thg 6, 2018

Ấn tượng Cu Vai

Bản Cu Vai giữa ngát xanh. Ảnh. Từ Thức 

Với Cu Vai, đó là ấn tượng về một vùng đất đẹp như mơ trong sự nguyên sơ, bình dị của cảnh vật và sự hồn hậu, mộc mạc của con người. 

Mùa trứng cá chuồn

Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày hè, tôi vẫn thường “săn” trứng cá chuồn để bữa cơm gia đình có thêm chút vị quê hương. 

Quê tôi ở làng biển An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi). Lúc còn nhỏ, nghỉ hè được về quê chơi, các bác thường cho tôi lên thuyền gỗ chạy vòng vòng xem câu cá, kéo lưới. Con thuyền nhỏ lướt một mạch ra biển, bốn bề là nước, phóng tầm mắt ra xa chỉ nhìn thấy đường chân trời như vạch kẻ chỉ phân chia biển, trời. 

Món trứng cá chuồn chiên. 

Nơi khỉ đùa bên sóng

Đàn khỉ rượt đuổi nhau trên những ngọn cây gây náo loạn cả xóm, cây lá tả tơi như vừa qua một trận bão lớn. Chiều phai nắng, chúng biểu diễn trò đánh đu trên ngọn tre thu hút nhiều người đến xem và cổ vũ. Tre uốn cong nghiêng ngã sau những cú vươn nhảy - chụp bám, cảnh tượng trông như màn trình diễn xiếc. Khi đói, chúng nhảy ùm xuống biển lặn bắt hải sản rồi ăn ngon lành…

Chớm hạ, những cơn gió phiêu bồng và phóng đãng mơn man trên da thịt như dìu lòng người vào cõi thiên thai. Tôi đeo máy ảnh rong ruổi xe máy về Sa Huỳnh (Đức Phổ) để ghi lại hình ảnh “con cháu Tôn Ngộ Không” nơi đảo khỉ, vùng núi đồi nằm giữa làng và biển cả bao la.

“Phá như khỉ”
Bao đời, cư dân trong thôn Thạnh Đức 2, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) luôn sống chan hòa và giàu lòng hiếu khách. Nghe tôi hỏi chuyện đàn khỉ trú trên núi cạnh làng, nhiều người vui vẻ: “Chúng phá phách nhưng cũng lắm chuyện vui!”.

Một chú khỉ vừa rời khỏi hang 

25 thg 6, 2018

Mê hoặc điệu Bài Chòi miền Trung bộ

Loại hình nghệ thuật dân gian Bài Chòi đã phát triển thành một loại hình sân khấu ca kịch đặc sắc với các hình thức Hô Bài Chòi, Hội đánh Bài Chòi, Bài Chòi chiếu, Bài Chòi ghế... được các tầng lớp nhân dân miền Trung vô cùng yêu thích và đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Điệu hát sáng tạo của người lao động
 


Theo lưu truyền, từ xa xưa, người nông dân vùng Trung bộ dựng những cái chòi trên đồng ruộng có treo trống, mõ, phèng la... để canh giữ thú rừng ra phá hoại hoa màu. Khi có thú rừng tới thì đồng loạt các chòi đánh trống mõ đuổi thú và khi yên tĩnh thì họ hò hát với nhau cho vui. Trên cơ sở ấy, đã hình thành hát Bài Chòi, tức là ngồi trên chòi hát theo tên con bài. Từ đó nhân dân lao động miền Trung phát triển thành Hội Bài Chòi và hát có bài bản, có nhạc đệm.

Theo tiến trình lịch sử, Bài Chòi trở thành hội của người dân miền Trung mỗi dịp lễ, Tết. Bộ Bài Chòi có 30 thẻ, thường có 9 chòi được dựng lên. Anh Hiệu (người diễn xướng trong Bài Chòi) bốc trúng thẻ bài nào sẽ hát kể một câu chuyện vui để đưa đến đích là tên thẻ bài đó. Ai trúng được cả 3 thẻ bài sẽ là người thắng cuộc, được nhận bao lì xì, được chúc rượu…


Nghệ thuật dân gian Bài Chòi là loại hình sân khấu ca kịch đặc sắc được các tầng lớp nhân dân miền Trung yêu thích và được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh Tất Sơn

Bí quyết săn nấm mối cả triệu đồng một kg ở miền Tây

Những tay săn nấm bắt đầu hành trình đi tìm đặc sản "bạc triệu" khi trời vừa chớm nắng sau những ngày mưa nặng hạt. 

Đây là loại nấm tự nhiên, không thể trồng được và thường xuất hiện gần những tổ mối đất trong vườn. Loại mối này làm tổ nơi đất cao ráo, có nhiều cây mục. Khi trời mưa dầm kéo dài nhiều ngày, loại mối này tiết ra một chất men xung quanh tổ, đến khi trời nắng thì nấm từ những nơi này sẽ mọc lên thành từng đám, có khi kéo dài vài mét. Biết được đặc điểm này, người dân đi săn nấm mối phải dậy từ lúc trời còn khuya, xách đèn đi dò tìm khắp nơi trong vườn. 

Về xứ Quảng thưởng thức canh rau ranh ốc đá

Đồng bào miền núi phía tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi có câu: “Rau ranh, ốc đá/ Là cá nậu nguồn”. Vì xa biển nên loại thực phẩm phổ biến được xem như cá của người nậu nguồn nơi đây là rau ranh, ốc đá. Có nhiều cách chế biến ốc đá và rau ranh. Trong đó, thơm ngon độc đáo nhất là món canh rau ranh ốc đá.

Nguyên liệu chính để nấu canh rau ranh ốc đá. 

Ở miền núi xứ Quảng, rau ranh và ốc đá có quanh năm nhưng ngon nhất là vào thời gian từ mùa xuân đến giữa mùa hè. Lúc này, rau ranh tươi non, ít đắng. Còn ốc thì thịt nhiều và ngọt. Mùa này lên các huyện Trà Bồng, Tây Trà, Bắc Trà My, Tiên Phước…, không khó để tìm được ốc đá, rau ranh. Nếu ghé lại nhà người dân, du khách thường sẽ được mời dùng cơm với canh rau ranh, ốc đá.