Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 6, 2017

Giếng nước Mỹ Tho, có "miệng giếng" rộng 7 ha!

Hôm bữa tui có kể về cái giếng nước lớn nhứt Việt Nam (hổng chừng là cả thế giới luôn nữa), đó là giếng nước Mỹ Tho, kèm theo một số thắc mắc. Bữa nay, sau khi... lặn xuống giếng tìm hiểu một hồi tui viết thêm bài này để giới thiệu thêm một số thông tin mới biết được.

Tự điển tiếng Việt định nghĩa Giếng như sau: Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, dùng để lấy nước. Mở rộng ra hơn nữa, ta có giếng dầu do các giàn khoan đào ngoài biển khơi. Dù là giếng nước hay giếng dầu đi nữa thì hình ảnh chung của cái giếng là độ sâu lớn hơn nhiều so với miệng giếng.


Thôi, không kể giếng dầu là thứ đặc biệt (và thường là rất lớn), ở đây ta chỉ xét giếng nước thôi. Có ai không biết cái giếng là gì hông? Ờ, thì giếng nước là vầy nè:


2 thg 6, 2017

Độc đáo cá rô non chiên giòn miền Tây

Vào những ngày này, nếu có dịp vào các chợ cá ở miền Tây, chúng ta sẽ bắt gặp những người bán cá rô non. Nhìn những con cá bé xíu cỡ ngón tay út, vảy màu xanh thẫm nhảy xoi xói trong thau, khiến tôi chợt nhớ về những kỷ niệm ngày xưa nơi quê nhà yêu dấu, khi những cơn mưa đầu mùa đến, bọn chúng tôi liền í ới rủ nhau vác thời đi bắt loại cá rô non này.

Cá rô là loài cá nước ngọt sống nơi ao hồ, đồng ruộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu (khoảng tháng 4- 5 âm lịch), và các cánh đồng ngập xăm xắp nước thì lũ cá rô bố mẹ “vượt vũ môn” lên đồng để tìm kiếm thức ăn và duy trì nòi giống. Khoảng 2 tháng sau, khi cánh đồng ngập đầy nước, người dân lại điều chỉnh mực nước trong ruộng ra. Thế là, từng đàn cá rô non (còn gọi là rô bí, rô dăm), thân nhỏ xíu (dài cỡ 2 cm, ngang 1 cm) lại tìm đường “di cư” ra sông lớn.

Cá rô non (ảnh: BCT)

18 thg 5, 2017

Lập lòe đom đóm bay đêm

1.
Nếu thuở nhỏ bạn đã từng sống ở thôn quê thì ắt hẳn là bạn đã từng có những đêm ngồi ngắm từng đàn đom đóm lập lòe bay, mơ những giấc mơ đom đóm. Chắc là bạn cũng từng bắt đom đóm bỏ vô chai để nhìn nó nhấp nháy, nhớ đến câu chuyện kể ngày xưa: học trò nghèo nhà không có tiền mua dầu thắp đèn, nên bắt đom đóm bỏ vô chai để lấy ánh sáng học suốt đêm khuya.



15 thg 5, 2017

Bửu Lâm cổ tự ở Tiền Giang

Khách du lịch đến Mỹ Tho thường được tham quan chùa Vĩnh Tràng, với lời giới thiệu đây là ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang. Thật vậy, Vĩnh Tràng là ngôi chùa xây đã lâu năm và có kiến trúc độc đáo, khung cảnh xung quanh đẹp, rất đáng để tham quan. Nhưng nếu gọi là ngôi chùa cổ nhất thì không phải.

Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng năm 1849, kiến trúc như hiện tại được thực hiện xong năm 1911. Trong khi đó ngôi chùa Bửu Lâm được xây dựng và kiến trúc cơ bản như hiện nay có từ năm 1803. Bửu Lâm cổ tự được xem là ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.

Cổng chùa

7 thg 5, 2017

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) là ngôi thiền viện theo hệ phái Trúc Lâm Yên Tử đầu tiên của miền Tây Nam bộ, chỉ mới được khởi công xây dựng từ năm 2012 và làm lễ khánh thành ngày 22/11/2015.

Cổng chính thiền viện trong ngày khánh thành. Ảnh: Báo Giác ngộ online.

Khu vực nơi thiền viện tọa lạc thuộc tỉnh Tiền Giang, giáp ranh với Long An, thuộc vùng đất Đồng Tháp Mười, ngày xưa là bối cảnh quay bộ phim Cánh đồng hoang. Đây là vùng đất thấp, ngập nước.

3 thg 5, 2017

Cửa Tiểu không còn như xưa

Chưa làm “biến mất” một dòng sông, nhưng thời gian qua nhiều cồn bãi có diện tích lớn đã và đang hình thành nơi cửa sông Cửa Tiểu.

Cửa Tiểu nhìn từ phà Đèn Đỏ - Ảnh: Tấn Đức

18 thg 3, 2017

Đình Tân Đông- ngôi đình cổ độc đáo nằm trong lòng 3 cây bồ đề

Đình Tân Đông (còn gọi là đình Gò Táo) ở Tiền Giang là một ngôi đình độc nhất vô nhị ở Việt Nam, toàn bộ đình được bao trọn bởi rễ của 3 cây bồ đề.

Đình cổ Tân Đông hay còn gọi là Đình Gò Táo nằm ở xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

29 thg 8, 2016

Phải lòng 'cô gái' Mỹ Tho

Mỹ Tho như cô gái đôi mươi, năng động, duyên dáng, luôn biết lấy vẻ đẹp biến hóa trù phú của mình mà thu hút du khách.

Cầu dây văng Rạch Miễu nối liền TP Mỹ Tho (Tiền Giang) và huyện Châu Thành (Bến Tre), là chiếc cầu lớn thứ ba ở Đồng bằng sông Cửu Long, cũng là biểu tượng của thành phố Mỹ Tho năng động. 

Dù vào Sài Gòn học và lập nghiệp từ nhiều năm nhưng tôi vẫn chưa được dịp khám phá văn hóa sông nước Tây Nam Bộ. 

24 thg 8, 2016

Về sông Tiền theo dấu trận đánh xưa của quân Nguyễn Huệ

Nhớ lại năm năm trước, thăm Bảo tàng Quang Trung ở Bình Định, thấy bức tranh minh họa chiến trận Rạch Gầm - Xoài Mút, tôi giật mình. Anh hùng Tây Sơn Nguyễn Huệ có chiến tích lừng lẫy ở Mỹ Tho quê tôi. Lâu nay đâu có biết. Lòng dặn lòng về quê nhà thăm chiến tích hào hùng.

Rạch Gầm - Xoài Mút - Thới Sơn

Ba năm trước tôi mới thăm được Rạch Gầm - Xoài Mút. Xuất phát từ thành phố Mỹ Tho theo tỉnh lộ 864, xe chạy dễ dàng. Hai bên đường nhà cửa vườn tược nho nhỏ xinh xắn, thỉnh thoảng có chợ nhỏ rộn rịp. Cô phóng viên trẻ báo Ấp Bắc hướng dẫn. Đường men theo bờ sông Tiền, có lúc đi gần sát sông, thấy các vàm sông và các con rạch đổ vào. 

Vàm Rạch Xoài Mút 

1 thg 8, 2016

Au Pagolac - Bò 7 món: Món ăn từ thời khẩn hoang

Miền Nam có nhiều thương hiệu bò 7 món khá nổi tiếng như Ánh Hồng (có từ năm 1956-1957), Duyên Mai, Hoa Viên Tửu (quán này nằm ở chợ An Đông, quận 5) nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bò 7 món của Au Pagolac, bởi đây là thương hiệu bò 7 món lâu năm nhất ở Việt Nam.

Hồi cuối thế kỷ 19, người miền Nam, đặc biệt là ở miền Tây vùng gần với biên giới Campuchia có nhiều món ăn từ bò, bò nuôi ở đây rất nhiều vì vốn là nơi đồng quê rẫy bái. Ngoài ra còn những vùng có nhiều người Chăm vì họ không ăn thịt heo, chỉ ăn thịt bò. Có rất nhiều món bò khác nhau, ăn chơi hay để nhậu lai rai đều có đủ, như bò nướng trui, giá tréo, bò cuốn lá cách, bò cuốn mỡ chài, bò ba trự (tức là lấy một miếng gan, miếng bò và miếng mỡ xâu lụi chung vô nhau), bít tết ăn với xà lách theo kiểu Tây, cháo bò... Chưa đủ, người ta còn nghĩ ra thêm những món bò đặc biệt như bò bằm sả ớt xúc với bánh tráng, bò nướng lưỡi cuốc, nướng ngói, bò nướng vỉ sắt, thậm chí đến món lạp xưởng thuần túy thịt heo cũng được chế biến thành lạp xưởng bò...

12 thg 7, 2016

Vùng đất sản sinh hoàng hậu, đệ nhất phu nhân nổi tiếng trời Nam

Nam Phương hoàng hậu, bà Từ Dũ, vợ của Chủ tịch Tôn Đức Thắng... đều xuất thân từ Tiền Giang - người dân luôn tự hào vì có những người đẹp nổi tiếng.

Cách TP HCM khoảng 70 km, tỉnh Tiền Giang được sông Tiền thơ mộng (một trong 2 nhánh của sông Mekong) lượn quanh bồi đắp giúp nền kinh tế của địa phương có lịch sử lâu đời này thuộc tầm phát triển của Đồng bằng Sông Cửu Long.

Thêm điều tự hào nữa của người dân nơi này khi mảnh đất của họ là quê hương của những người đẹp, mà sau đó thành hoàng hậu như Nam Phương, Từ Dũ hoặc đệ nhất phu nhân như bà Đoàn Thị Giàu, Nguyễn Mai Anh. 

Tượng bà Từ Dũ ở bệnh viện Từ Dũ TP HCM. 

7 thg 7, 2016

Cá úc lá me non - món ngon miền cửa sông

Trong một chuyến về thăm vùng đất Gò Công và Tân Phú Đông (Tiền Giang), qua vùng sông Cửa Đại chúng tôi được đãi một món ăn đặc trưng miền nước lợ. Đó là canh cá úc nấu lá me non. 

Cá úc tươi vừa mới đánh bắt từ sông Cửa Đại - Ảnh: NGUYỄN THIÊN ĐĂNG 

Khu vực các cửa sông, nơi gần giáp với biển là nơi hai dòng nước ngọt và mặn gặp nhau, hòa lẫn nhau thành vùng nước lợ. Nơi ấy có nhiều loài thủy hải sản sinh sống, một trong số đó là cá úc.

31 thg 5, 2016

Thăm xứ sở mãng cầu xiêm Tân Phú Đông

Nằm trên cù lao Lợi Quan, vùng đất Tân Phú Đông (Tiền Giang) xanh tươi trù phú với cây ngọt trái lành. Trong đó những vườn mãng cầu xiêm lúc lỉu trái gây bất ngờ cho những ai lần đầu đặt chân tới. 

Trái mãng cầu trĩu nặng trên cành - Ảnh: N.T.Đăng 

Cù lao Lợi Quan nằm giữa hai cửa sông Cửa Tiểu và Cửa Đại nên muốn tới Tân Phú Đông phải đi phà qua sông. Từ quốc lộ 50 có nhiều con đường đến các bến phà nằm dọc bờ nam sông Cửa Tiểu. Từ đó qua phà là đến với Tân Phú Đông.

30 thg 4, 2016

"Bánh giá chợ Giồng mời anh"...

"Một mai em gái theo chồng/ Còn đâu bánh giá chợ Giồng mời anh"... Đó là chiếc bánh giá chợ Giồng nổi tiếng ở Gò Công Tây, Tiền Giang đã đi vào văn học dân gian. 

Bánh giá chợ Giồng thơm ngon và hấp dẫn - Ảnh: Hoài Vũ 

Chợ Giồng là tên cũ của chợ Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây hiện nay.

Bánh giá vừa là món ăn chơi vừa là món bánh khéo dùng trong các tiệc tùng trang trọng. Nhà văn Hồ Biểu Chánh từng nhắc đến món bánh này trong tác phẩm của ông và nghe đâu hai câu ca dao trên hình như có liên quan đến một mối tình dang dở của đôi trai gái xứ Gò.

25 thg 4, 2016

Về thăm Ao Dinh

Nằm trong chuỗi địa danh liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Trương Định, di tích “Ao Dinh”, “Đám lá tối trời”, “Đền thờ Trương Định”… ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.

Di tích cấp quốc gia "Ao Dinh". Ảnh: H.An

Theo truyền thuyết của địa phương kể lại rằng: Vào lối 3 giờ chiều ngày 18 tháng 7 âm lịch năm 1864, tướng Trương Công Định cảm thấy trong người bần thần bứt rứt khó chịu. Ông muốn đi Lý Nhơn, nên gọi hai hộ vệ bảo sửa soạn ghe thuyền đưa Ngài đi. Nhưng có người thuộc tướng tên gọi Xã Tài, năn nỉ cầm Ngài ở lại vì anh đang làm tiệc rượu sắp dọn ra. Vì thế Ngài hoãn chuyến đi Lý Nhơn.

12 thg 4, 2016

Thạnh Tân - điểm đến mới giữa Đồng Tháp Mười

Vốn là vùng đất nghèo thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, Tiền Giang giờ đã thật sự khởi sắc, hứa hẹn trở thành điểm đến mới thú vị cho du lịch miền Tây Nam bộ. 

Một trong nhiều con kênh ở Thạnh Tân, những con kênh dài thẳng tắp với tràm dày đặc hai bên bờ - Ảnh: N.T.Đăng 

Theo định hướng phát triển du lịch của Tiền Giang, tỉnh này có ba vùng sinh thái du lịch đầy tiềm năng, đó là vùng sinh thái ngọt ven sông Tiền, sinh thái biển Gò Công và sinh thái ngập nước Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước.

18 thg 3, 2016

Cháo cá lóc rau đắng đậm chất miền Tây ở Mỹ Tho

Cá lóc ngọt béo, tô cháo gạo rang thơm lừng và vị đăng đắng của món rau mọc ở sau hè là món ăn khó có thể bỏ qua khi ghé Mỹ Tho (Tiền Giang).

Tại các tỉnh miền Nam và Tây Nam bộ, cháo là món ăn gần gũi thân thuộc của mọi gia đình. Nhà nào cũng vậy, hễ hôm này thấy ngán cơm, người ta lại nghĩ ngay đến cháo. Người không giỏi nấu nướng hoặc không có nhiều thời gian thì chỉ cần vo nắm gạo bắc nồi cháo trắng ăn với cá kho khô. Cầu kỳ hơn thì mua ít thịt heo để có nồi cháo thịt bằm. Nhưng có lẽ phải đến khi nếm thử món cháo cá của xứ Mỹ Tho, người sành ăn mới tặc lưỡi công nhận "đây không còn mà món ăn thông thường mà chính là đặc sản".

Món cháo Mỹ Tho có tuổi thọ cả trăm năm trước.

10 thg 3, 2016

Đền thờ Trương Định ở Gò Công

Quê quán Trương Định không phải ở Gò Công, ông sinh ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi năm 1820. Ông theo cha vào Nam năm 24 tuổi. Thế nhưng ông có công khai phá đất Gò Công, chiến đấu chống giặc Pháp và hy sinh tại Gò Công nên người dân nơi đây tôn kính và xem ông như người con của vùng đất này.

Thời Tự Đức, ông làm quản cơ, thi đậu cử nhân võ. Ông từng giữ chức Chánh quản cơ, chỉ huy 6 liên đội, phòng giữ đại đồn Chí Hòa chống Pháp. Sau thăng chức phó lãnh binh tỉnh Gia Định.

Lực lượng của ông giải phóng Gò Công ngày 1/3/1862.

Mộ và đền thờ Trương Định

1 thg 3, 2016

Tiếng chim không ở trong bụi mận gai

Đêm, tôi và Bùm cùng vợ chồng cô cháu gái dạo quanh thị xã Gò Công. Như nhiều nơi ở miền Tây mà tôi đã đi qua, ở đây thị xã cũng đi ngủ sớm. Mới hơn 9 giờ tối mà đường phố đã vắng vẻ rồi.

Đường xá ở trung tâm thị xã Gò Công rất rộng rãi, thông thoáng, nhất là về đêm vắng xe cộ, không có tiếng ồn ào, không khói bụi. Dòng sông Gò Công uốn lượn, đây là cầu Gò Công, kia là công viên Văn hóa, kia là tượng đài Trương Định...

Tượng đài Trương Định ở thị xã Gò Công. Ảnh: Thanh Sơn HP trên Panoramio.com

25 thg 2, 2016

Dinh tỉnh trưởng Gò Công: Khi người đẹp đã trên trăm tuổi

Gò Công bây giờ là thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, nhưng xưa kia đây từng là một tỉnh (từ 1900 đến 1913, 1924 đến 1956 và 1963 đến 1976). Trước năm 1900, Gò Công được người Pháp đặt là hạt tham biện (gần tương đương với tỉnh sau này). Trong thời gian đó, người Pháp cho xây dựng dinh Chánh tham biện Gò Công năm 1885. Khi hạt đổi thành tỉnh, đây trở thành dinh tỉnh trưởng. Không kể Sài Gòn thì đây là dinh thự đồ sộ đầu tiên do người Pháp xây dựng tại Nam kỳ. 

Dinh tỉnh trưởng Gò Công có quy mô một trệt, một lầu với diện tích sử dụng 1.400 m2, nằm trong khuôn viên rất rộng, cảnh quan nên thơ.

Mặt trước dinh tỉnh trưởng Gò Công