Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 9, 2017

Lang thang miền Tây xứ Thanh

Thung lũng Kho Mường với dòng suối cạn nhìn từ trên đỉnh núi

Miền Tây xứ Thanh (Thanh Hóa) đang ngày càng hấp dẫn du khách với vẻ đẹp hùng vĩ mà nên thơ. Lang thang qua những miền rừng, chúng tôi cảm nhận được cuộc sống thanh bình của đồng bào Thái, Mông, Mường… cùng bức tranh phong cảnh đa dạng ngoài mong đợi cho một chuyến đi.

Giữa nhiều tuyến đường từ Hà Nội đi đến miền Tây xứ Thanh, chúng tôi đi theo cung đường được các bạn trẻ đi du lịch bụi ưa thích nhất là chạy theo quốc lộ 6, Hà Nội – Mai Châu rồi rẽ xuống quốc lộ 15 về Thanh Hóa. Sau một ngày đi đường khá dài, nhóm nghỉ qua đêm ở ngã ba Co Lương nằm trên quốc lộ 15 (thuộc thôn Thanh Mai, xã Phú Thanh, Mai Châu) để lấy sức cho chặng đường tiếp theo.

3 thg 9, 2017

Sớm mai bình dị trên bãi biển Hải Hòa

Biển Hải Hòa (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) không chỉ có bãi cát dài, nước trong mà còn quyến rũ bởi vẻ đẹp bình dị, hoang sơ và sự thân thiện của người dân.

Phiên chợ hải sản họp ngay trên bãi biển từ mờ sáng

7 thg 8, 2017

Dấu xưa nơi làng cổ Đông Sơn

Đây là ngôi làng cổ với niên đại khoảng 2.500 năm, chứa đựng trong đó những trầm tích văn hoá, giá trị lịch sử về nguồn cội dân tộc. Làng còn có tiềm năng du lịch to lớn chưa được khai thác.

Dấu xưa của nguồn cội dân tộc


Làng trước thuộc xã Đông Giang, huyện Đông Sơn, TP. Thanh Hoá, nay thuộc phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hoá. Theo tài liệu khảo cổ học, từ thời các vua Hùng dựng nước, làng đã được hình thành, là nơi sinh sống của người Việt cổ với 1 nền văn minh lúa nước phát triển vô cùng rực rỡ. 

Cổng ngõ Trí . 

19 thg 7, 2017

Bánh cuốn xứ Thanh

Mảnh đất Thanh Hóa được bồi đắp bởi phù sa sông Mã, nền nông nghiệp đã có những thành tựu rực rỡ từ thời Văn hóa Đông Sơn cách đây hơn 2000 năm nên cư dân đã sáng tạo ra nhiều món ngon từ lúa gạo. Bánh cuốn chính là món ăn gói gọn tinh túy đất trời và sự khéo léo của bàn tay con người vùng châu thổ sông Mã. 

Nguyên liệu chính của bánh cuốn là gạo tẻ. Gạo được tuyển chọn từ vùng trồng lúa nổi tiếng của xứ Thanh như Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa và Hoằng Hóa, cho hạt thóc mọng tròn, đều tăm tắp, thơm ngon lạ. Gạo đem ngâm từ 5 – 8 tiếng cho ngậm đủ nước rồi cho vào cối đá, qua từng vòng quay nhẫn nại, ứa thành những dòng bột nước trắng mịn. Bột nước này được ủ qua đêm, đạt đến độ chua thích hợp rồi đem tráng.

Từng muôi bột trắng ngần được tráng nhanh trên lớp vải mỏng đặt trên nồi nước sôi, bánh được chín bằng hơi nước từ nồi hấp bốc lên. Cái khéo léo của người làm bánh là trăm chiếc như một, lá bánh trong suốt, nhìn mỏng tang mà dai dẻo không ngờ. Lớp bột dàn mỏng, mướt bóng được nhanh chóng cuốn và vớt lên bằng ống tre, rải lên mâm làm vỏ bánh, quệt nhân rồi cuốn lại.

Các nguyên liệu của món bánh cuốn Thanh Hóa gồm tôm, thịt ba chỉ, hành khô làm nhân bánh và bột được xay để làm vỏ bánh.

Thơm lừng chả tôm nướng xứ Thanh

Giữa tiết trời se lạnh, bên ngồi bếp than hồng, thưởng thức miếng chả tôm nướng xứ Thanh thơm lừng quả là không có gì thú vị bằng.

Vùng biển Thanh Hóa có khoảng 12 loài tôm, hầu hết thuộc họ tôm he có giá trị kinh tế cao, thơm ngọt, thịt dai nức tiếng. Những con tôm bộp, tôm sắt xanh tươi ngon được hấp bóc bỏ vỏ cho thớ thịt trắng ngần. Tôm được giã tay trong cối đá đến độ nhuyễn mịn.

Thịt rọi thái mỏng, áp chảo cháy cạnh rồi xén nhỏ, trộn cùng tôm, mỡ phần và bánh phở cắt vụn. Hỗn hợp dẻo quánh này được ướp cùng hành khô băm đều, thêm chút nước mắm ngon, hạt tiêu và chút thịt quả gấc, rồi xào nhanh trên lửa to ngọn.

Chỗ nhân thơm lựng ấy được quấn vào lớp áo là bánh phở xén chừng 3cm, thành miếng chả to hơn ngón tay cái. Chả được kẹp vào que tre, nướng trên than hoa đượm lửa. Mỡ trong nhân ứa ra, vừa đủ làm đỏ hồng thêm thịt tôm cũng như làm mướt bóng lớp vỏ bên ngoài.

Nguyên liệu món chả tôm gồm có tôm, thịt ba chỉ, gấc tạo mầu và bánh phở.

3 thg 7, 2017

Bãi Đông - điểm đến mới nổi hút khách ở Thanh Hóa

Biển xanh, cát vàng, khung cảnh hoang sơ, hải sản ngon rẻ khiến Bãi Đông, Thanh Hóa là lựa chọn của nhiều du khách dịp hè.

Bãi Đông thuộc bán đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, cách TP Thanh Hóa khoảng 60 km, là điểm đến mới nổi trong hè này. Mỗi dịp cuối tuần có rất đông du khách từ các tỉnh phía bắc đến đây. 

29 thg 6, 2017

Di tích quốc gia đặc biệt hang Con Moong

Hang Con Moong (thuộc bản Mọ, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) được phát hiện năm 1974 và được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2016. 

Nằm trong vùng đệm rừng quốc gia Cúc Phương, hang Con Moong, nhiều năm nay được biết đến như một di chỉ khảo cổ học độc nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á bởi tính chất đặc biệt của nó. Qua nhiều lần khai quật, các nhà khảo cổ đã chứng minh hang Con Moong dấu tích tiêu biểu thể hiện rõ sự diễn tiến văn hóa với nhiều giai đoạn phát triển của người Việt cổ tồn tại trong hơn 10 nghìn năm (từ năm 18.000 - 7.000 TCN). 

Toàn cảnh ngọn núi nơi hang Con Moong thuộc bản Mọ, xã Thành Yên, Thạch Thành, Thanh Hóa. 

17 thg 6, 2017

Vang danh Trò Chiềng

Người dân châu Ái (tên gọi vùng Thanh Hóa dưới thời phong kiến) còn lưu truyền câu ca dao: “Trò Chiềng, vật Bộc, rối Si/Cơm đắp kẻ Lở, cơm thi kẻ Lào...” để tôn vinh Trò Chiềng là Lễ hội đông vui bậc nhất xứ Thanh.

Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) sai tướng Trịnh Quốc Bảo đi đánh giặc Chiêm Thành xâm lấn bờ cõi. Biết quân Chiêm Thành dùng tượng binh thiện chiến, Trịnh Quốc Bảo đã sáng chế hai đội tượng binh bằng tre đan và phết giấy để luyện tập cùng với kỵ binh và bộ binh. Khi giặc Chiêm Thành tiến sâu vào nước ta, đội tượng binh bằng tre đan của Trịnh Quốc Bảo ở vòi voi được bố trí pháo hoa nên lúc xung trận phát hỏa, kèm theo tiếng nổ đinh tai tựa như sấm ran khiến cho quân Chiêm Thành bất ngờ và đoàn tượng binh chạy toán loạn”.


Tam Công Trịnh Quốc Bảo (998 - 1085) còn có tên là Trịnh Bạn, người làng Trịnh Xá (hay còn gọi là Làng Chiềng). Trịnh Quốc Bảo làm quan dưới triều Lý, lần lượt giữ chức Hành Khiển, Đại phu, sau đó phong chức Tổng binh rồi Thái Bảo. Ông là người có công giúp vua Lý Thánh Tông đánh Tống ở phía Bắc, dẹp yên giặc Chiêm Thành ở phía Nam nên được phong là Đông Phương Hắc Quang Đại Vương. Năm 1065 ông được phong là Phúc thần làng Trịnh Xá (Trịnh Xá phúc thần, Đông phương vị hựu Hắc Quang Đại Vương).
Năm 1068, đất nước thái bình, triều Lý mở hội du Xuân và trò voi trận của Trịnh Quốc Bảo diễn lại được nhà vua và quần thần thích thú, hài lòng. Năm 1085, Trịnh Quốc Bảo đã 80 tuổi, ông từ quan trở về quê nhà là làng Trịnh Xá (xã Yên Ninh, huyện Yên Định) rồi tổ chức cho con cháu diễn lại trò voi trận, đồng thời tiếp thu thêm các trò diễn từ đất Thăng Long về truyền lại cho dân làng.

16 thg 6, 2017

Thương nhớ bánh khoái

Thủa nhỏ, tôi thường theo bà nội đi ra đồng thả te (cách đánh bắt tép bằng lưới nhỏ của người Thanh Hóa) ở những con mương dẫn nước từ sông Mã vào ruộng. Tháng Giêng là mùa bừa ải, cày cấy, những con mương ăp ắp dẫn nước về đồng. Chỉ cần thả te từ sáng sớm đến khi mặt trời đứng ngọn tre (khoảng 11 – 12 giờ) là đã có vài cân tép tươi ngon nhảy tanh tách.

Tiện từ đồng về làng, bà hái rổ rau cần, loại rau cần trồng ở vùng Yên Định, thân ngắn, bắp to bằng ngón tay cái. Bắp cải chưa mở lá trong vườn được bà rửa sạch, thái nhỏ, trộn lẫn với rau cần.

Nguyên liệu của món bánh khoái gồm có rau bắp cải, rau cần, thái sợi, tép, gạo tẻ xay thành nước.

26 thg 5, 2017

Bí ẩn Di sản Thành đá nhà Hồ

Với tuổi thơ tôi, ngôi cổ thành nằm giữa trập trùng đá núi huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) đã kỳ bí từ trong chuyện kể của bà để lại. Cho đến bây giờ, khi ngôi thành đá đồ sộ này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và được CNN đánh giá là "một trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại nhất thế giới" vẫn ẩn chứa nhiều sự bí ẩn đối với các nhà khoa học.

Quê bà nội ở làng Tây Giai, thuộc xã Vĩnh Tiến nằm ngay sát Thành nhà Hồ nên mỗi khi theo bà về quê, tôi lại được lũ trẻ làng này rủ chơi đánh trận giả trên những hào thành. Thời đó, lũ trẻ chúng tôi chia làm hai phe, lấy trâu làm ngựa, lấy lau làm cờ, lấy cổng thành phía Tây làm gianh giới chiến trận. Phe ở ngoài công thành bằng dây thừng, phe trong thành bảo vệ bằng cách ném bùn, dội nước. 

26 thg 3, 2017

Ngọt mềm bánh gai lá dừa Quảng Xương

Món bánh gai lá dừa của người Thanh Hóa ở huyện Quảng Xương là món ăn đặc biệt khi tới vùng đất Bắc Trung Bộ này. Cái lạ của món bánh này là cách gói bánh, tựa như chiếc bánh chưng, với những khuôn lá dừa cho chiếc bánh vuông vắn và vị ngon đặc biệt.

Bánh gai ở vùng Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa cũng như bánh gai ở các vùng miền khác trong cả nước, làm từ lá gai, bột nếp, mật mía, đỗ xanh và dừa. 

Chiếc bánh được tạo hình vuông vắn tựa như chiếc bánh chưng. Ảnh: Hoàng Huế 

19 thg 10, 2016

Ngọt, thơm cá trê nướng đồ xôi xứ Mường

Mang đậm chất văn hóa của đồng bào Mường ở huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa, món cá trê nướng đồ xôi được lưu truyền nhiều đời nay và gắn bó mật thiết với cuộc sống người dân nơi đây. 

Món cá trê nướng đồ xôi của người Mường - Ảnh: Diệm My 

Nguyên liệu đầu tiên của món ăn là cá trê. Đây là loại cá ít xương, ngọt thịt và thơm. Muốn món ăn ngon, cá phải được bắt ở các dòng suối và phải chọn những con cá không quá to cũng không bé quá.

26 thg 8, 2016

​Góc ẩn mình Pù Luông

Pù Luông đẹp nhất là vào độ lúa chín, tháng 6 và tháng 10 hàng năm. Nhưng không phải chỉ khi lúa chín nơi này mới đẹp. Hãy đi và cảm nhận, có một góc ẩn mình như thế ở Pù Luông. 


Góc ẩn mình Pù Luông - Ảnh: ĐỨC HÙNG 

Hè 2016, dân đi lại ở Hà Nội xôn xao về một khu “retreat” (góc ẩn mình) giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa). Ban đầu chỉ là một vài bức ảnh về một hồ bơi “vô cực” giữa sương khói, mây ngàn, xa xa là thung lũng, là dãy núi điệp trùng... Rồi những căn nhà mái rơm lan can gỗ, góc sân với bàn nước thư giãn bên hiên...

22 thg 8, 2016

Du ngoạn “Hạ Long trên cạn”

Vườn quốc gia Bến En thuộc huyện Như Thanh và Như Xuân của tỉnh Thanh Hóa ví như một “Hạ Long trên cạn”. Nơi đây với vẻ đẹp hoang sơ, non xanh nước biếc đã được nhiều du khách nhìn nhận là điểm đến thú vị cho những ai thích ngao du khám phá những miền đất mới.


Từ thành phố Thanh Hóa ngược về hướng tây nam khoảng 40 km, qua những con đường ngoằn ngoèo, quanh co uốn lượn giữa những cánh rừng xanh, chúng tôi tìm đến Vườn quốc gia Bến En. Trước mặt là những ngọn đồi nhấp nhô vây quanh hồ nước rộng bao la. Đứng từ trên bờ cao nhìn xuống, khung cảnh núi non hùng vĩ hiện ra như một bức tranh tuyệt đẹp.

2 thg 8, 2016

Lạc bước mê say tại thung lũng Kho Mường

Kho Mường là một thung lũng hoang sơ thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chưa đầy 150km.

Chúng tôi đến với Kho Mường vào một buổi sáng đẹp trời, băng qua gần chục cây số đường nhựa phẳng lỳ từ cầu La Hán đến ngã ba Thành Lâm, rẽ sang con đường dẫn về Thành Sơn là hành trình xuyên rừng, vượt núi. Nằm giữa một vùng thiên nhiên hoang sơ, hang Kho Mường gợi cho người ta cảm giác nơi đây giống một vùng đất còn yên ngủ, một hang động bí hiểm bị bỏ quên. Đường vào Kho Mường là những con đường ngoằn ngoèo, một bên là vách núi, một bên là vực sâu với những thửa ruộng bậc thang xanh mướt hay đồi núi chập chùng. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp vừa có chút khó khăn, hiểm trở nơi đây là cung đường yêu thích của dân “phượt”.

Những nếp nhà của người Thái ở Kho Mường

20 thg 7, 2016

Phượt Pù Luông - chuyến đi liều lĩnh và đáng nhớ

Mất 3 tiếng để vượt qua 11 km tìm đến bản Kho Mường (Thanh Hóa) nằm sâu trong thung lũng nhưng chúng tôi đã được ăn bữa cơm ngon và lắng nghe những câu chuyện không thể nào quên. 

Rời Hà Nội từ 5h30, chúng tôi lên xe hướng thẳng đại lộ Thăng Long, tìm đường đến xã Lũng Vân, Tân Lạc, Hòa Bình. Đường lên Lũng Vân cứ cao dần với những con dốc không tên, trời nắng đẹp nên chúng tôi tranh thủ dừng nghỉ bên suối và chụp ảnh.

Cảnh vật bên đường không có núi non trùng điệp hay đá tai mèo dựng đứng như ở Hà Giang, không nhiều ruộng bậc thang như ở Mù Cang Chải mà là một cánh đồng ngô trải rộng miên man. Ngô ở đây trồng từ trên triền đồi, triền núi rồi tràn ra khắp các thung lũng như một tấm thảm khổng lồ.

Không giống nhiều người đi trước, thường qua lối Mai Châu, Hòa Bình, chúng tôi rẽ theo một con đường vẫn chưa có trên bản đồ để đến khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, ở Bá Thước, Thanh Hóa. Đường bê tông rộng đủ cho xe khách đi qua, nhưng lại dốc xuống theo từng khúc cua tay áo làm xế có cảm giác như cả xe và người đang lao xuống vực.

Đây là đoạn đường phá từ vách đá còn dang dở, bên núi không kè đất, còn bên vực sâu hút. Đi ngày nắng không sao nhưng mùa mưa đất đá có thể rơi từ trên núi xuống lòng đường rất nguy hiểm. 

Những thửa ruộng bậc thang đang vào mùa đổ nước để chuẩn bị vụ mới. 

29 thg 6, 2016

Sầm Sơn - vùng sơn thuỷ hữu tình xứ Thanh

Với các bãi tắm trải dài, nước trong xanh, nồng độ muối vừa phải phù hợp với sức khoẻ du khách, lại thêm hệ thống đền, chùa trên núi Trường Lệ gắn liền với văn hóa tâm linh của người miền biển, khu du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa) hiện là điểm đến thu hút rất đông du khách. 

Nên thơ biển Sầm Sơn

Có chiều dài chạy suốt 6km từ của biển Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ, Sầm Sơn là nơi có các bãi tắm thoai thoải, sóng lớn rất thích hợp cho loại hình nghỉ dưỡng vào mùa hè.

Từ thời Pháp thuộc, Sầm Sơn đã là địa điểm nghỉ mát nổi tiếng xứ Đông Dương. Nhiều thập niên sau đó, hàng loạt các biệt thự nghỉ mát đã mọc lên ở đây. Vua Bảo Ðại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng cho xây một biệt điện riêng ở Sầm Sơn.

Hiện nay, chính quyền địa phương đã đầu hàng trăm tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều doanh nghiệp, tư nhân cũng đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới nhà nghỉ phục vụ du khách. Hàng loạt các dịch vụ tiện ích và hệ thống nhà hàng khách sạn quy mô được đưa vào sử dụng mùa du lịch biển 2016 nên lượng khách tăng đột biến.

Một góc bãi tắm B của khu du lịch Sầm Sơn nhìn từ flycam. Ảnh: Hoàng Hà

23 thg 5, 2016

Cây thị di sản và ngôi mộ mối đùn trong thành nhà Hồ

Nói về thành nhà Hồ, người ta không thể không nhắc đến hai cây thị “cổ” có tuổi đời hơn 600 năm tuổi, thuộc thôn Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), cây thị đã trường tồn hàng trăm năm và được coi là biểu tượng tâm linh của vùng đất này.

Hai cây thị hơn 600 năm tuổi

Hai cây thị cổ có từ bao giờ, người dân thôn Xuân Giai chẳng ai biết. Ngay kể cả những người lớn tuổi như ông Trịnh Văn Hiềng (95 tuổi) cũng chỉ nghe kể lại. Từ khi ông sinh ra và lớn lên đã thấy nó. Điều đặc biệt, hai cây thị này mãi đến năm 2015 mới được công nhận là cây di sản thế giới. Khoảng thời gian dài ấy, vì sao cây thị vẫn không bị chặt, phá và ngược lại được bảo vệ đến tận bây giờ?.

Ông Hiềng bảo, khi ông sinh ra cho đến nay gần 100 tuổi đã thấy cây thị to như vậy, dường như nó không hề thay đổi.

12 thg 5, 2016

Kỳ bí đôi rồng đá mất đầu ở di sản thành nhà Hồ

Đã trải qua bao nhiêu thế hệ, song đến nay người dân Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) vẫn chưa thể lý giải được vì sao hai con rồng đá trong thành nhà Hồ lại mất đầu. Xung quanh đôi rồng đá này có rất nhiều câu chuyện huyền bí mà đến nay vẫn chưa có lời giải “ai chặt đầu đôi rồng đá”?.

‘Trảm’ đầu rồng vì làm cháy nhà?

Từ cổng phía Nam, đi sang cổng phía Bắc của thành nhà Hồ, chúng tôi rất dễ dàng nhận ra đôi rồng bằng đá nằm song song ở hai bên đường ngay trung tâm của tòa Thành. Khi hỏi về đôi rồng đá có từ bao giờ, mất đầu từ khi nào thì người dân địa phương chẳng ai biết. Kể cả người già nhất làng như ông Trịnh Văn Hiềng (95 tuổi), làng Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến cũng chỉ biết và được nghe những câu chuyện truyền miệng của ông cha để lại. 

Những chuyện ít biết quanh di sản thế giới thành nhà Hồ

Công trình thành nhà Hồ đã tồn tại hơn 600 năm nay, tọa lạc trên vùng đất Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Năm 2011, thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên, những câu chuyện kỳ bí quanh tòa Thành thì đến nay vẫn ít ai biết đến, những câu chuyện đó vẫn còn là bí ẩn với các nhà khoa học.

Xây thành trong 3 tháng

Từ trung tâm TP Thanh Hóa ngược phía Tây lên vùng đất Vĩnh Lộc chừng 70km, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một tòa Thành uy nghi được xây dựng bằng những khối đá to lớn cách đây hơn 600 năm trước.

Theo sử sách, mùa xuân, tháng Giêng 1397 Hồ Quý Ly sai thượng thư bộ Lại kiêm Thái Sử Lệnh Đỗ Tỉnh về xem xét đo đạc động An Tôn (thành nhà Hồ ngày nay) để đắp thành đào hào, lập nhà tông miếu, mở đường phố, dựng đàn Xã Tắc có ý muốn dời kinh đô về đó. 

Thành nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới