Hiển thị các bài đăng có nhãn Lao Động. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lao Động. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 10, 2023

Độc đáo lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Khơ Mú ở Lai Châu

Lễ hội Mừng lúa mới là một nét đặc trưng văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ thần trong đời sống tâm linh của dân tộc Khơ Mú ở Lai Châu.

Lễ hội Mừng lúa mới (Mạ Mạ Mê) của người Khơ Mú được tổ chức để tạ ơn ông, bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, mùa màng mới bội thu và cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc.

28 thg 9, 2023

Xôi cá rô đồng ngon lạ miệng ở Hà Nội

Xôi và cá rô đồng tưởng như "không liên quan đến nhau" nhưng lại được kết hợp thành một món ăn thu hút thực khách tại Hà Nội.

Xôi cá rô đồng ngon nhất là khi thưởng thức vào những ngày se se lạnh. Ảnh: Nhật Minh

Xôi cá rô đồng là một trong những món đặc sản nổi tiếng Nam Định. Khoảng 10 năm về trước, món xôi cá rô đồng này vẫn chưa phổ biến ở Hà Nội.

Đặc sản nấm đắng giới sành ăn mách nhau phải thử khi đến Phú Quốc

Theo chia sẻ của người dân địa phương và nhà hàng, quán ăn trên đảo Phú Quốc, đặc sản vị đắng luôn được du khách hỏi thăm, tìm ăn thử chính là nấm tràm.

Nấm tràm là món ăn ngon, độc đáo của đảo ngọc Phú Quốc. Ảnh: Nguyên Anh

Nấm tràm thường xuất hiện vào đầu mùa mưa trên đảo ngọc Phú Quốc. Đây cũng là khoảng thời gian người dân địa phương thường thức sớm, len lỏi vào những rừng tràm để tìm và hái nấm.

Cháo canh - đặc sản dân dã gây thương nhớ ở Quảng Bình

Một trong những món ăn sáng phổ biến nhất của người dân Quảng Bình chính là cháo canh dân dã và thơm ngon.

Nhắc đến Quảng Bình người ta nghĩ ngay đến "thiên đường ẩm thực" phong phú như bánh bèo, bánh bột lọc, bánh xèo... Trong đó không thể bỏ qua món ăn dân dã nhưng đậm đà vị quê hương mộc mạc: cháo canh.

Tô cháo canh có màu sắc hấp dẫn. Ảnh: Quảng Bình Ơi

15 thg 9, 2023

"Thổ địa" Hải Phòng tiết lộ đặc sản độc lạ ít người biết ở Đồ Sơn

Không nhiều khách du lịch biết đến món bánh cuốn tôm và gỏi cá lành canh nổi tiếng ở Đồ Sơn, Hải Phòng theo "thổ địa" Phương Thảo.

Làm việc ở nước ngoài một thời gian dài, lần này trở về nhà ở Đồ Sơn (Hải Phòng), chỉ trong một tuần, Phượng Thảo quyết tâm thưởng thức hết những món ăn gợi nhớ kỷ niệm xưa.

Món đầu tiên Phượng Thảo giới thiệu là bánh cuốn nhân tôm độc lạ chỉ có ở Đồ Sơn. Bánh tráng mỏng, dẻo mềm, cuốn với nhân tôm biển giã nhỏ, chấm cùng nước mắm chắt đậm đà. Giá của một chiếc bánh cuốn rất rẻ, chỉ 1.000 đồng.

Cô chia sẻ: "Có nhiều quán bán bánh cuốn nhân tôm Đồ Sơn ngon lắm nhưng tôi thích nhất quán Bà Cụ vì đã ăn ở đây từ nhỏ. Giờ về quê, đi ăn lại, vẫn hương vị đó làm tôi xao xuyến bấy lâu nay. Tuy nhiên, nếu muốn ăn quán này, du khách phải đến sớm mới còn bánh vì buổi sáng tôi ăn 7h đã hết đồ".

Ngoài món bánh cuốn tôm, bà cụ còn bán cả bánh đúc, giá chỉ 2.500 đồng/chiếc. Phượng Thảo xuýt xoa khen món bánh đúc "cắn miếng nào miếng đấy tan ngay trong miệng", nước chấm không bị nồng mùi mắm. Địa chỉ quán tại số 47 Đình Đoài, Hải Sơn, Đồ Sơn.

Quán bán bánh cuốn tôm mà Phượng Thảo thường hay ăn. Ảnh: Chụp màn hình

14 thg 9, 2023

Bánh hỏi cháo lòng - đặc sản chưa ăn chưa biết Quy Nhơn

Bánh hỏi cháo lòng Quy Nhơn là món ăn sẽ khiến nhiều thực khách phương xa bất ngờ bởi hương vị vừa quen vừa lạ.

Nhắc đến các món ngon đặc sản Bình Định không thể không nhắc đến món bánh hỏi cháo lòng trứ danh. Bánh hỏi cháo lòng, hay bánh hỏi lòng heo là món ăn sáng được người dân Quy Nhơn ưa chuộng, cũng khiến không ít khách du lịch tò mò về hương vị. Thậm chí, nhiều người dân địa phương còn nói vui rằng chưa ăn bánh hỏi cháo lòng chứng tỏ chưa đặt chân đến vùng biển Quy Nhơn xinh đẹp.

Bánh hỏi cháo lòng thực tế là sự kết hợp của bánh hỏi và cháo, ăn kèm với lòng heo. Một suất ăn sẽ bao gồm một đĩa bánh hỏi, một đĩa thập cẩm lòng heo luộc và một bát cháo nóng hổi. Với một phần ăn như vậy du khách đã có một bữa sáng ấm bụng
.

Món ăn vừa quen cũng lại vừa lạ. Ảnh: Bánh hỏi cháo lòng Hồng Thanh

18 thg 8, 2023

Đặc sản ốc biển nặng đến 2kg một con ở Phan Thiết

Là đặc sản nổi tiếng miền biển Phan Thiết, ốc giác, còn gọi là ốc Hoàng đế, được giới sành ăn yêu thích vì phần thịt thơm ngon có thể chế biến thành nhiều món khác nhau.

Gỏi ốc giác dùng chiếc vỏ lớn làm phần trang trí ấn tượng. Ảnh: Hải sản tươi sạch Biên Hòa

Khách sạn thiết kế uốn lượn như sóng biển độc nhất ở Đà Nẵng

Nổi bật trên phố sầm uất đường Trần Đình Đàn, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, là một khách sạn gây ấn tượng mạnh mẽ với thiết kế đậm bản sắc thiên nhiên.

Đà Nẵng là địa điểm du lịch không còn xa lạ với khách du lịch thập phương. Mùa hè đến, du khách lại nườm nượp đổ về một trong những thành phố đáng sống nhất Việt Nam để tận hưởng bầu không khí tuyệt vời.

Đà Nẵng có vô vàn khách sạn và khu nghỉ dưỡng để du khách lựa chọn. Tuy nhiên một điểm dừng chân mang nhiều dấu ấn độc lạ của thành phố biển sẽ thu hút sự chú ý hơn cả. Nằm trên bờ biển đầy nắng, khách sạn Le Bouton ở Đà Nẵng rất đáng để ghé thăm trong chuyến du lịch sắp tới của bạn.

Khách sạn nằm trên đường Trần Đình Đàn ở Đà Nẵng với hướng đứng được tính toán tỉ mì để tận dụng nguồn gió biển dồi dào.

Thưởng thức đặc sản "gà nước mặn" nức tiếng Phú Yên

Được ví như gà nước mặn, cá bò hòm là đặc sản ngon nổi tiếng của Phú Yên luôn được săn đón dù giá cả đắt đỏ hàng triệu đồng một cân.

Cá bò hòm hay có tên cá thiết giáp thuộc họ cá nóc. Mặc dù vẻ ngoài tương tự cá nóc, cá bò hòm không hề có độc. Sở dĩ loài cá này tên bò hòm do có phần đầu giống con bò, phần thân hình vuông như chiếc hòm. Trọng lượng thông thường của mỗi con cá sẽ từ 400gr đến 2kg.

Cá bò hòm thịt chắc, trắng như thịt gà, nhưng dai và ngon hơn, cũng không có xương dăm. Gan cá béo, thơm, không tanh, được chế biến riêng.

Cá bò hòm có vẻ ngoài khá dữ dằn, phần thịt bên trong trắng, thơm như thịt gà. Ảnh: Phan Thiết Phố

1 thg 8, 2023

Nơi được mệnh danh là "trái tim xanh" giữa núi rừng Pác Bó ở Cao Bằng

Suối Lênin với dòng nước trong, mát lành được ví như trái tim xanh của núi rừng Pác Bó là điểm đến khách du lịch mách nhau phải đến ở Cao Bằng.

Suối Lenin trong vắt như dải lụa uốn quanh chân núi Các Mác. Ảnh: An Trịnh

Suối Lênin nằm ẩn mình ở một vùng quê yên bình, cách trung tâm thành phố Cao Bằng hơn 50 km về phía Bắc. Từ thành phố Cao Bằng, di chuyển men theo hướng tỉnh lộ 203 là sẽ tới suối.

31 thg 7, 2023

Thừa Thiên Huế: Chợ phiên đặc sản hút khách về huyện miền núi Nam Đông

Chợ phiên cuối tuần gây ấn tượng với nhiều du khách đến trải nghiệm; tìm hiểu đặc sản của huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế.

Chúng tôi có dịp ghé thăm huyện miền núi Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trong không khí tiết trời khá dễ chịu. Trong hành trình có một điểm dừng Nhà Văn hóa dân tộc huyện Nam Đông (cách trung tâm TP Huế khoảng 55km), nơi cứ mỗi cuối tuần sẽ diễn ra chợ phiên bày bán những đặc sản, chất lượng nhất có ở địa phương này.

30 thg 7, 2023

Độc lạ phở sắn Quế Sơn giữa phố Tây Sài Gòn

Phở sắn Quế Sơn xuất hiện ngay giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh như một minh chứng cho việc giá trị của món ăn sẽ còn được giữ gìn và lan toả mãi đến những người yêu ẩm thực truyền thống Việt Nam.

25 thg 7, 2023

Cơm hến từ món của dân nghèo xứ Huế đến đặc sản tiến vua

Cơm hến vốn dĩ là món ăn dân dã trước khi trở thành vật phẩm cung đình, nay món cơm là đặc sản trứ danh của Huế.

Nếu từng một lần đến Huế, có lẽ hiếm du khách nào chưa nghe đến cơm hến - đặc sản hớp hồn thực khách bởi hương vị thanh đạm nhưng vô cùng đậm đà.

Thuở xưa, cơm hến vốn dĩ là món ăn dân dã nhà nghèo, trước khi trở thành đặc sản dâng các vị vua triều Nguyễn. Còn ngày nay, cơm hến đã trở thành điểm sáng trên tấm bản đồ ẩm thực cố đô.

Theo người dân xứ Huế kể lại, cơm hến có nguồn gốc từ hơn 200 năm trước. Một ngày nọ, gia đình nghèo khó của người đàn bà họ Huỳnh chẳng bắt được chút tôm cá nào, nên đành ăn cơm nguội với hến. Nhờ cái lần "ăn cho qua bữa" của gia đình ấy, tiếng lành đồn xa, cơm hến trở thành món ăn người dân Huế yêu thích.

Đến Quảng Ninh nhất định phải thử bún cù kỳ trứ danh

Bún cù kỳ dân dã mà lạ miệng rất được lòng du khách thập phương mỗi dịp ghé vùng đất biển Quảng Ninh xinh đẹp.

Có lẽ cái tên cù kỳ còn xa lạ với nhiều thực khách. Cù kỳ còn có nhiều tên gọi khác như con cua sấm, cua đá, con cùm cùm... Tương truyền, cù kỳ đã cắp người thì chỉ nhả ra khi nào có một tiếng sấm vang lên, do đó nó còn có tên là cua sấm. Thực tế, loài cua này khá lì lợm, sẽ dùng hai chiếc càng to khỏe cắp chặt đối phương đến khi thấy an toàn mới nhả ra.

Cù kỳ có mai màu nâu, mắt màu xanh lá. Chúng thường ăn các loại phù du, giáp xác nhỏ. Phần càng của cù kỳ khá lớn và nhiều thịt, phần thân xốp hầu như không có thịt. Thịt cù kỳ không ngọt như cua nhưng ngon hơn ghẹ, giá rẻ nên được ưa chuộng.

Con cù kỳ có phần càng to và chắc thịt. Ảnh: Hungda/Creative Commons

27 thg 6, 2023

Về Lào Cai thưởng thức nem măng đắng trứ danh của người Tày

Nem măng đắng được xem là món ăn đặc sản của người Tày ở Lào Cai với hương vị đặc trưng, nhiều người ăn lần đầu đã thích mê.

Măng đắng là món ăn phổ biến dễ dàng tìm thấy ở khu vực miền núi phía Bắc. Măng đắng có quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa được xem là mùa măng mọc. Người dân Tây Bắc có rất nhiều món ăn chế biến từ măng đắng như măng đắng xào với lá lốt, măng đắng nướng, luộc... Với người Tày ở Lào Cai một món ăn từ măng đắng rất phổ biến ở đây là nem măng đắng.

Nguyên liệu quan trọng không thể thiếu của món ăn này là măng vầu, lựa chọn phần măng vầu lá để gói nem. Theo người dân địa phương, họ phải đi sâu vào trong rừng để tìm măng mới nhú có độ giòn và ngọt để mang về.

Măng đắng sau khi đã tách bỏ lớp vỏ bên ngoài. Ảnh: Cooky

Bánh bạc đầu tô điểm nét duyên cho ẩm thực Sóc Trăng

Sóc Trăng không chỉ nổi tiếng với bánh pía, bánh in, mè láo... mà những chiếc bánh bạc đầu có hương vị thơm ngon đã làm nức lòng du khách.

Bánh bạc đầu với hương vị thơm ngon làm nên nét duyên ẩm thực của Sóc Trăng. Ảnh: Bích Ngọc

Chiêm ngưỡng hồng nhung cổ thụ trăm tuổi trong chùa ở Sóc Trăng

Chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) không chỉ là ngôi cổ tự có tuổi đời gần 500 năm mà khuôn viên trồng nhiều cây hồng nhung cổ thụ độc đáo.

Tọa lạc tại địa phận Chợ Cũ, thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 6 km, chùa Bốn Mặt được biết đến là một trong những ngôi cổ tự được xây dựng lâu đời. Nơi đây nổi tiếng về lối kiến trúc mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống của người Khmer.

Theo lời các vị sư sãi trong chùa, ngôi cổ tự này được xây dựng từ khoảng năm 1537. Bức tượng Phật Bốn Mặt đặt bên trong chính điện gắn với việc hình thành chùa. Trong một lần khai hoang làm rẫy, đồng bào Khmer phát hiện một pho tượng Phật có 4 mặt quay về 4 hướng, mỗi hướng có 5 vị Phật. Xem là điềm lành, người dân đã rước tượng Phật về thờ.

Một góc của chùa Bốn Mặt Sóc Trăng và cây hồng nhung hơn trăm năm tuổi. Ảnh: Vân Hi

Lạ miệng bún gỏi dà biến tấu từ món cuốn ở Sóc Trăng

Người Sóc Trăng có một kiểu ăn gỏi cuốn là cho tất cả bún, rau, thịt... vào tô để và (lùa). Họ gọi chệch "và" thành "dà", cái tên bún gỏi dà ra đời từ đó.

Tùy theo khẩu vị của mỗi người sẽ cho thêm chút chanh, ớt để món ăn thêm đậm đà. Ảnh: Vân Hi

Gỏi sò huyết và 6 đặc sản nhất định nên thử khi đến Lăng Cô

Lăng Cô, Huế nổi tiếng với các loại hải sản tươi ngon cùng nhiều món ăn địa phương hấp dẫn, mang đến trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho du khách.

Vịnh Lăng Cô nằm nép mình dưới chân đèo Hải Vân, thuộc huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế gần 70 km và Đà Nẵng gần 25 km. Đến đây, bạn không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp do tạo hóa ban tặng, mà còn được thưởng thức những món hải sản tươi ngon với giá cả vô cùng phải chăng.

Lăng Cô nổi tiếng với các loài hải sản như sò huyết, vẹm, hàu, mực sim, sò méo, tôm hùm, cua biển... Hải sản luôn được đánh bắt và chế biến trong ngày nên giữ được độ tươi ngon.

Dưới đây là những món ăn thực khách không nên bỏ lỡ khi đến Lăng Cô du lịch.

Mắm sò thịt ba chỉ

Mắm sò Lăng Cô ăn kèm thịt ba chỉ luộc. Ảnh: Bakafood

Phong vị bánh bá trạng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ

Bá trạng dẻo thơm là loại bánh truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Hoa.

Hàng năm cứ mỗi dịp cận kề ngày Tết Đoan Ngọ các lò bánh lớn lại bắt đầu đỏ lửa, nấu bánh xuyên đêm để gói ra hàng nghìn chiếc bánh. Thoạt đầu nhiều người sẽ khá ngạc nhiên với tên gọi bánh bá trạng. Đây là cách gọi theo tiếng Triều Châu, bá có nghĩa là thịt, còn trạng là bánh ú.

Bánh bá trạng không thể thiếu trên mâm cúng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Fuyuan