Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 6, 2020

Nghề làm muối Vĩnh Châu

Không rõ nghề làm muối ở Vĩnh Châu có tự năm nào, chỉ biết xứ Bạc Liêu xưa (vùng tiếp giáp với TX. Vĩnh Châu ngày nay) có đồng muối rộng hơn 1.400ha.


Từ trước những năm 1940 đã có các lô muối xếp song song như nan quạt kể từ giồng nhãn ra đến nơi tiếp giáp dãy rừng ngập mặn cặp với mé biển. Nhiều tài liệu viết về công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (người dân Bạc Liêu gọi là cậu Ba, Hắc công tử), cha là ông Hội đồng Trần Trinh Trạch, sở hữu cả vùng đồng muối tất cả gồm 74 sở điền, với 110.000ha. Bạc Liêu lúc bấy giờ gồm 4 quận (Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai). Tỉnh có 13 lô ruộng muối thì có 11 lô là của Hội đồng Trạch, 1 lô còn lại là của cha sở và chỉ có 1 lô là của dân thường.

Nghề làm xá pấu Sóc Trăng

Nghề làm xá pấu (củ cải muối) phát triển nhiều nhất ở TX. Vĩnh Châu, nơi tập trung nhiều người Hoa sinh sống. Vĩnh Châu là địa phương có diện tích trồng củ cải cao nhất tỉnh, với gần 400ha. Năng suất bình quân khoảng 23 tấn/ha, sản lượng hàng năm đạt trên 80.000 tấn.


Cây nhang Kho Dầu

Ngày trước, vào những lúc nắng đẹp, khi vào khu vực Kho Dầu sẽ chứng kiến một cảnh tượng tuyệt vời bắt mắt trước một màu vàng và đỏ của nhang trải dài khắp khu vực, đó là thời hưng thịnh của nghề làm nhang. Tuy vậy, thời kỳ hưng thịnh này đã qua.

Nghề làm nhang ở TP. Sóc Trăng đã có từ hơn trăm năm trước, đây là nghề chính của nhiều gia đình người Hoa, tập trung phần lớn ở khu vực Kho Dầu, nay là đường Lý Thường Kiệt, Phường 4, TP. Sóc Trăng. Nơi đây quy tụ hàng chục hộ (chủ yếu là các hộ người Hoa). Dụng cụ làm nhang rất đơn giản, các công đoạn làm nhang cũng hoàn toàn được làm bằng tay và cần đến sự khéo léo, tỉ mỉ của bàn tay chứ không cần nhiều sức mạnh nên những người làm nghề này đa số là phụ nữ và trẻ em. 

Sản xuất nhang tại cơ sở nhang Quế Mai (Phường 4, TP. Sóc Trăng). Ảnh: KGT 

17 thg 5, 2020

Nông dân miền Tây thu hoạch năn

Một tháng nay nông dân thị xã Ngã Năm tất bật thu hoạch cây năn, cho thu nhập hàng chục triệu đồng.

Đều đặn từ sáng sớm, ông Nguyễn Văn Quân, 44 tuổi, xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng cùng người làm thuê tất bật ra đồng nhổ năn. Ông Quân là một trong số hơn 100 hộ dân ở xã trồng năn và xem đây là nghề chính của gia đình suốt 5 năm nay. 

Năn là loại cây thuộc họ cói, được thu hái quanh năm và sử dụng như một loại rau ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn. Loại cây này mọc ở nhiều tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Long An, Cà Mau... song nơi có năn nhiều và ăn năn sành điệu là dân Bạc Liêu và Sóc Trăng. 

10 thg 5, 2020

Làng nghề đan lát M’nông

Đan gùi tuốt lúa

M’Nông là một trong ba nhóm dân tộc bản địa ở tỉnh Đắk Nông và là cư dân sống lâu đời nhất trên vùng đất này. Văn hóa M’nông nổi bật, có tầm ảnh hưởng lớn và lan tỏa trên khắp vùng đất Đắk Nông nên các nhà nghiên cứu đặt tên cho khu vực này là “Cao nguyên M’nông”. Cuộc sống của người M’nông gắn bó mật thiết với rừng, họ cư trú cả trên vùng đồi núi cao lẫn nơi trũng thấp nên biết dựa vào thiên nhiên để sinh tồn và chiến đấu với kẻ thù bảo vệ bon làng, lãnh thổ trong suốt chiều dài lịch sử. Rừng vừa là mái nhà che chở, vừa cung cấp nguyên vật liệu tự nhiên giúp người M’nông tạo ra những vật dụng phục vụ đời sống.

Làng nghề đúc đồng Long Điền

Long Điền là một huyện nằm trên trục lộ 55 nối liền thành phố Bà Rịa, thành phố Hồ Chí Minh với huyện Xuyên Mộc và tỉnh Bình Thuận. Do vị thế thuận lợi, cách đây 300 năm, những người Việt trên con đường mở đất về phương nam đã chọn vùng đất trù phú này làm nơi an cư và lập nghiệp. Sự quy tụ được nhiều dân cư nhiều nơi về đây sinh sống đã làm cho thôn xóm trở nên đông đúc kéo theo là sự phát triển mạnh của các nghề nông, diên, ngư nghiệp và thương nghiệp, tiếp đó là hàng loạt các nghề tiểu thủ công nghiệp phục vụ những lĩnh vực này ra đời như nghề đóng ghe, nghề đục đá, nghề mộc, nghề làm bún… Đặc biệt là nghề đúc đồng tương đối phát triển. Nhiều sản phẩm bằng đồng của Long Điền đã nổi tiếng khắp thị trường miền tây Nam Bộ.
Nghề đúc đồng ở Long Điền có từ những năm 90 của thế kỷ XVII, đến nay đã được truyền qua nhiều đời. Không một dòng gia phả ghi chép lại và những người thợ đúc chuông cũng không ai biết xóm chuông có từ khi nào và ông tổ của làng nghề truyền thống này là ai. Đúc chuông đồng là một sáng tạo văn hoá độc đáo mang đậm chất dân gian truyền thống. Để có một sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ đúc phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn như théc chuông, song sườn, vẽ hoa văn, tiết hoạ… Đúc đồng là nghề có một sức sáng tạo độc đáo với những hoa văn phức tạp trên sản phẩm mang đậm nét dân gian truyền thống đòi hỏi người thợ phải có cặp mắt tinh tường, đôi tay khéo léo và phải là những nghệ sỹ bậc thầy về âm thanh. "Quá khứ vàng son" của nghề là vào thời Chúa Nguyễn và thời nhà Nguyễn khi mà triều đình phong kiến còn tồn tại với sự phát triển mạnh của các đền miếu, chùa chiền,…

Nghệ nhân đang thao tác trên sản phẩm.

Săn lộc rừng

Rựa trong tay ông vạch một lối đi. Nhưng có khi vì mải nhìn theo đàn ong mà ông va vào những cành cây vươn ra tua tủa. Mặc kệ, người thợ không thể để đàn ong vượt khỏi tầm mắt 

Dù đã được thợ ong Nguyễn Văn Vọng dọn trước đường quang, tôi cố hết sức chạy theo mà vẫn cách ông cả trăm mét.

Không việc gì phải sợ
Rồi cũng bất ngờ như khi phát hiện đàn ong, ông Vọng khựng lại, tháo chiếc thùng trên vai đặt xuống. Chỉ sau vài cái bới tay xuống đất, đàn ong bên dưới đã ào ào bay ra bu kín người ông, đen rì.

Nhìn thấy cảnh đó, tôi hoảng hốt, lùi lại mấy bước, tay giữ chặt chiếc xô nhựa ông nhờ cầm giúp lúc đi với ý đồ lỡ bị đàn ong xông đến thì có cái mà chụp lên đầu. Nhưng chẳng có con ong nào đuổi theo tôi, tất cả bay vòng vòng, bu bám xung quanh ông Vọng mà thôi.

Độc đáo làng trầu Vị Thủy

Có lẽ ít ai biết ở miền Tây hiện nay có cả một làng trầu với quy mô hàng chục hecta. Đó là làng trầu rộng 32,5ha của khoảng 205 hộ nông dân trồng tại xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang).

Ngoài trầu, một số hộ dân còn trồng cau. Một buồng cau tốt (sai trái) được bán lẻ với giá khoảng 70.000-80.000 đồng

Hộ có diện tích trồng trầu nhỏ nhất cũng khoảng 50-200
m2, còn hộ có diện tích lớn nhất vào khoảng 2.000-3.000 m2.

2 thg 5, 2020

Điêu khắc hoa văn đồng hồ

Những người thợ khắc mặt đồng hồ qua kính hiển vi đã tạo ra sản phẩm chạm khắc độc đáo, tinh xảo, thu hút sự quan tâm của nhiều người chơi đồng hồ. 

Là một trong những thợ đầu tiên làm điêu khắc hoa văn trên mặt đồng hồ ở Hà Nội, anh Vũ Ngọc Ánh (Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, để làm được nghề này đòi hỏi người thợ phải kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ và cẩn thận. Bởi, để làm ra một bộ mặt số đồng hồ thông thường mất khoảng hơn hai tuần. Mỗi mặt số, bộ vỏ, cỗ máy bên trong chiếc đồng hồ đều được chế tác tinh xảo, tạo nên nét khác biệt cho từng sản phẩm.

Cũng theo anh Ánh, nghề chạm khắc dùng máy khắc, nhất là sử dụng máy chạy bằng khí nén chưa phổ biến ở Việt Nam. Máy khắc này có tác dụng giảm công sức cho người thợ trong quá trình tác nghiệp. Hiện nay trên thế giới vẫn đánh giá đồ làm bằng máy khắc là đồ làm thủ công và ngang hàng với kiểu khắc đẩy tay truyền thống.

Để làm được nghề này đòi hỏi người thợ phải kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ và cẩn thận.

Làng nghề nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy

Người dân ở xã Nam Tân, (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã có kinh nghiệm nuôi cá lồng từ lâu. Tận dụng lợi thế của con sông Kinh Thầy chảy qua để lấy nước sạch nuôi cá lồng, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở nơi đây.

Mô hình nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy đã xuất hiện từ năm 2009. Theo lời chỉ dẫn của ông Bùi Hữu Chỉnh, Chủ tịch UBND xã Nam Tân, chúng tôi đã tìm đến nơi nuôi cá lồng của anh em anh Trần Văn Thiện, Trần Văn Tín ở thôn Trung Hà, xã Nam Tân. Đầu tư hàng chục tỷ đồng vào nuôi cá lồng từ khâu làm lồng, bè cá, nguồn cá giống, thức ăn cho cá, anh Trần Văn Thiện và anh Trần Văn Tín là những người tiên phong trong việc nuôi cá lồng trên sông và cho đến nay đã thu được những thành quả nhất định. 

Cám Cargill, nguồn thức ăn chính cho cá được đưa đến tận lồng. 

Làng nghề dệt chiếu cói Tiên Kiều

Là địa phương có truyền thống dệt chiếu cói của tỉnh Hải Dương, làng nghề dệt chiếu cói Tiên Kiều (xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà) không chỉ giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập mà còn thể hiện nét đặc trưng văn hóa của người Việt. 

Làng Tiên Kiều chọn giống để làm chiếu là những cây cói tròn, óng dài, sợi dẻo, dai, gọi là cói cơm trồng từng ruộng thay cho cói ba cạnh mọc hoang tuy thân to nhưng ngắn và giòn, một năm thu hoạch cói hai lần, cói chiêm thu vào tháng 5 - 6, sau vụ gặt, trước mùa mưa bão; cói mùa thu vào tháng 10 - 11, thời kỳ khô hanh, chất lượng tốt hơn cói chiêm. Theo kinh nghiệm dân gian thì ruộng có từ màu xanh chuyển sang màu vàng, loáng thoáng khô lá mác là cói chiêm đã chín, bắt đầu thu hoạch, cói mùa khi thân cây vàng óng, một phần ba số cây trổ hoa thì thu hoạch là vừa. Khi thu hoạch dùng liềm cắt sát gốc, cắt đến đâu gọn sạch đến đấy để lứa sau cói mọc đều. 

Dệt chiếu phải đòi hỏi người thợ có tay nghề cao. 

24 thg 4, 2020

Làng đúc các bảo vật quốc gia ở Huế

Ai đã từng đến Huế đều không khỏi ngạc nhiên trước những tuyệt tác đúc đồng nặng hàng tấn, thậm chí đến cả chục tấn như: bộ vạc đồng, quả đại hồng chung chùa Thiên Mụ, bộ Cửu đỉnh (9 đỉnh lớn), bộ Cửu vị thần công (9 khẩu đại pháo).Đáng kinh ngạc hơn, nơi đúc nên những bảo vật quốc gia có một không hai này không đâu khác mà chính là Phường Đúc, một làng nghề nhỏ nằm bên bờ Nam sông Hương, cách kinh thành Huế không xa. 

Nằm bên bờ Nam sông Hương, cách kinh thành Huế chừng 3 cây số về phía Tây Nam có một làng nghề đúc đồng truyền thống rất nổi tiếng. Xưa dân trong vùng quen gọi nơi ấy là phường Đúc, hàm chỉ đấy là nơitụ hội sinh sống làm ăn của phường thợ đúc.Nay cái tên ấy cũng đã thành tên gọi hành chính của một phườngở thành phố Huế, đó là phường Phường Đúc.

16 thg 4, 2020

Dệt thổ cẩm Hoa Ban - Sắc màu văn hóa Mai Châu

Mỗi khi đến với những bản làng văn hóa các dân tộc tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, du khách không thể không ghé thăm xưởng dệt Thổ cẩm Hoa Ban tại xã Nà Pòn, bản Lác. Đây là địa điểm trải nghiệm để du khách tìm hiểu về dệt lụa thổ cẩm truyền thống của người dân địa phương đồng thời tham quan showroom trưng bày sản phẩm cạnh cơ sở sản xuất. 

Xưởng dệt thổ cẩm Hoa Ban được thành lập và phát triển từ năm 2008, sản phẩm ở đây được làm thủ công truyền thống với nguyên liệu là những cây trồng thiên nhiên bản địa. Chị Vi Thị Thuận- nghệ nhân người dân tộc Thái là quản lý của cơ sở sản xuất dệt thổ cẩm Hoa Ban cho biết: đội thợ của Hoa Ban vững tay nghề và tâm huyết với công việc. Một số chị em đã tích cực học thêm tiếng Anh để có thể giới thiệu đến du khách nước ngoài nét độc đáo của sản phẩm thổ cẩm cũng như tái hiện quy trình làm ra sản phẩm. Hoa Ban hiện có hơn 30 dòng sản phẩm như: túi xách, quần áo, khăn, ví, gối, dép, các con thú xinh xắn…., hoạ tiết cầu kỳ, tinh xảo mang đậm nét văn hóa của người dân tộc Thái, Mường...

Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là một trong những địa danh du lịch khám phá
với những sắc màu văn hóa của vùng cao trong đó có xưởng dệt Thổ cẩm Hoa Ban. 

Làng thêu Quất Động

Làng thêu Quất Động, huyện Thường Tín (Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi chuyên thêu các trang phục cung đình thời phong kiến. Ngày nay, những sản phẩm thêu tay sắc màu rực rỡ, khắc họa nét đẹp đất nước con người Việt Nam được bạn bè quốc tế gần xa ưa chuộng, tin dùng. 

Ông tổ nghề Thêu của làng Quất Động là tiến sĩ Lê Công Hành sống ở thế kỷ XIV. Một lần đi sứ sang Trung Quốc, ông học được nghề thêu và mang những hiểu biết, kiến thức đã học được về truyền lại cho dân làng. Trải qua thời gian, người dân trong làng đã sáng tạo ra nhiều mẫu mới, đưa nhiều chủ đề vào tranh thêu với các nội dung thể hiện nếp sinh hoạt trong đời sống của người Việt. Trình độ thêu tay ở Quất Động cũng từ đó đạt đến độ tinh xảo và điêu luyện.

Sau công việc của nhà nông là trồng lúa thì người dân trong làng Quất Động tập trung làm nghề thêu. Đến Làng Quất Động, trong mỗi gia đình đều có khung thêu truyền thống. Nhiều gia đình có đến 7 thế hệ làm nghề thêu.

Làng nghề thêu tay Quất Động có nhiều người dân các tỉnh về học. Ảnh: Trịnh Bộ

Làng rèn Phúc Sen

Nghề rèn thủ công truyền thống của người Nùng An đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Nơi đây trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách thập phương, góp phần làm phong phú thêm hành trình khám phá vùng đất Cao Bằng.

Làng Phúc Sen cách thành phố Cao Bằng khoảng 30km, nghề rèn nơi đây có lịch sử trên 300 năm. Ban đầu, làng chỉ rèn các nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật dụng sinh hoạt. Ngày nay, sản phẩm của làng nghề phong phú đa dạng hơn, có uy tín không chỉ trong phạm vi tỉnh Cao Bằng mà còn có mặt ở nhiều tỉnh miền núi phía bắc, Tây Nguyên, thành phố Hà Nội của nước ta cũng như các huyện biên giới của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Mặc dù các sản phẩm ở đây không bóng bẩy, bắt mắt, lại có giá bán cao gấp hai, ba lần sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, nhưng hàng sản xuất ra tới đâu, bán hết tới đó. Hiện nay, ở Phúc Sen có khoảng 160 lò rèn, giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Xã Phúc Sen có khoảng 160 lò rèn, giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động địa phương.

10 thg 3, 2020

Làng nghề nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy

Người dân ở xã Nam Tân, (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã có kinh nghiệm nuôi cá lồng từ lâu. Tận dụng lợi thế của con sông Kinh Thầy chảy qua để lấy nước sạch nuôi cá lồng, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở nơi đây.

Mô hình nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy đã xuất hiện từ năm 2009. Theo lời chỉ dẫn của ông Bùi Hữu Chỉnh, Chủ tịch UBND xã Nam Tân, chúng tôi đã tìm đến nơi nuôi cá lồng của anh em anh Trần Văn Thiện, Trần Văn Tín ở thôn Trung Hà, xã Nam Tân. Đầu tư hàng chục tỷ đồng vào nuôi cá lồng từ khâu làm lồng, bè cá, nguồn cá giống, thức ăn cho cá, anh Trần Văn Thiện và anh Trần Văn Tín là những người tiên phong trong việc nuôi cá lồng trên sông và cho đến nay đã thu được những thành quả nhất định. 

Cám Cargill, nguồn thức ăn chính cho cá được đưa đến tận lồng. 

Độc đáo nón lá Phú Châu

Vào những ngày này, chúng tôi có dịp được về thăm làng làm nón Phú Châu, (huyện Ba Vì, Hà Nội) nơi sản xuất ra những chiếc nón có độ bền cao cung ứng cho toàn miền Bắc. 

Nghề làm nón tại xã Phú Châu bắt đầu hình thành từ năm 1939, khi đó có một cô gái làng Chuông tên Phạm Thị Nhàn ở huyện Thanh Oai lấy chồng về xã đã mang theo nghề từ quê rồi chuyền lại cho hàng xóm. Đến nay, toàn xã Phú Châu có đến 90% hộ làm nón, mang lại thu nhập ổn định cho người dân những lúc nông nhàn.

Người dân xã Phú Châu phơi lá đót ở trước sân đình làng. 

9 thg 3, 2020

Bảo tồn, khôi phục nghề đan lát truyền thống của đồng bào M’nông

Cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đồng bào M’nông có nhiều nghề thủ công, trong đó có nghề đan lát truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Nghề đan lát của đồng bào M’nông thường do nam giới đảm nhận. Những lúc nông nhàn, đàn ông M’nông thường tạo nhiều vật dụng phục vụ sinh hoạt gia đình, dụng cụ đánh bắt cá. Đôi khi, các sản phẩm làm ra còn được dùng để trao đổi lấy lương thực, thực phẩm, công cụ lao động với gia đình khác để tăng thêm nguồn thu nhập. 

Nghệ nhân xã Quảng Sơn (Đắk Glong) đan gùi 

1 thg 3, 2020

“Làng sứa lá dung” miền biển Hà Tĩnh rộn ràng vào mùa

Sau Tết Nguyên đán, “làng sứa lá dung” với hơn cả trăm hộ tại xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lại tất bật đánh bắt, chế biến những con sứa trắng nõn thành những miếng sứa vàng ươm, thơm phức. Người dân làng biển như rộn ràng hơn bởi “lộc biển” đầu mùa mang lại nguồn thu nhập khá.

Tạm gác những chuyến xa khơi, gia đình chị Lê Thị Thủy (SN 1970, thôn Tiến Thắng, xã Kỳ Ninh) chuyển sang đánh bắt ven bờ “săn” sứa biển

28 thg 2, 2020

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Trong những câu chuyện kể của đồng bào Chăm, làng Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận), trong tiếng Chăm là Ca Klaing là một trong những làng nghề dệt đầu tiên của kinh đô Panduranga - Vương quốc Chăm Pa xưa và được xem là một trong những làng nghề cổ nhất Đông Nam Á còn giữ gìn di sản này tới ngày hôm nay.

Cái nôi nghề dệt của người Chăm
Trải qua nhiều thế kỷ với bao biến thiên của thời cuộc, nhưng ở làng Mỹ Nghiệp, khung cảnh và những công việc của những người phụ nữ cần mẫn dệt vải hầu như chẳng có gì thay đổi. Theo thống kê, có khoảng hơn 90% hộ dân làng Mỹ Nghiệp vẫn giữ nghề dệt để phục vụ nhu cầu của gia đình hoặc mở rộng sản xuất hàng hóa, kinh doanh. Khác chăng, thay vì sản xuất trong từng gia đình, đến nay, nhiều bà con đã tập hợp nhau về Hợp tác xã (HTX) dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, có một gian nhà rộng rãi thoáng mát để sản xuất, trưng bày và giới thiệu cho du khách.

Để hoàn thiện một tấm vải phải mất nhiều công sức.