Hiển thị các bài đăng có nhãn Con người - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Con người - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng

11 thg 8, 2022

Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng

Khu lưu niệm (KLN) Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được xếp hạng Di tích văn hóa - lịch sử cấp Quốc gia vào năm 2015. Từ đó đến nay, khu di tích trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống, đặc biệt là cho thế hệ trẻ trong và ngoài tỉnh. Cuộc đời và sự nghiệp của cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ là tấm gương sáng về lòng yêu nước, giúp thế hệ hôm nay và mai sau có động lực nuôi dưỡng niềm tin, hoài bão.

1. KLN Luật sư Nguyễn Hữu Thọ bao gồm một số hạng mục công trình: Đền tưởng niệm luật sư, phòng trưng bày thân thế, sự nghiệp của luật sư, thư viện, công viên cây xanh, công trình phụ trợ. Thời gian gần đây, khu nhà của thân sinh luật sư được phục dựng lại và cũng trở thành một phần quan trọng mà du khách nào cũng muốn đến thăm. Khách viếng KLN Luật sư Nguyễn Hữu Thọ có thể thắp hương tưởng nhớ luật sư, ghi lại cảm tưởng của mình khi đến thăm khu di tích cũng như tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của luật sư.

10 thg 8, 2022

Món ăn trong hộp sắt

Đồ hộp hay thức ăn đóng hộp là món ăn có thể ăn bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, phù hợp lối sống cơ động, mục đích chính là giữ gìn thực phẩm trong thời gian lâu và dễ dàng bảo quản, di chuyển.

Lục tìm trong nhiều số báo Lục tỉnh Tân văn phát hành từ đầu thế kỷ 20 là tờ báo phổ biến ở miền Nam không thấy nhắc đến bất cứ loại đồ hộp nào.

Ở Hà Nội khoảng năm 1933, báo Hà Thành Ngọ Báo nhiều lần quảng cáo một tiệm có bán đồ hộp của Hoa kiều tên là An-Yeng ở số 2 - 4 đường Đồng Khánh, bán chung với rượu mùi, chè Tàu, than củi, thóc ngô, cỏ và rơm nữa…

Đồ hộp phải phổ biến tới mức độ nào đó nên mới có bài viết hướng dẫn cách ăn đồ hộp cho đúng cách trên tờ báo Khoa Học, số 49, 1 Tháng Bảy 1933. Bài báo chỉ cách xem thức ăn đóng hộp khi mở ra xem có còn tươi ngon hay không hoặc bị mốc, lưu ý khi nắp bị phồng lên, để tránh nhiễm độc. Còn có bài hướng dẫn làm dứa để vào hộp sắt tây.

Tiệm Thái Thạch trên đường Catinat (nay là Đồng Khởi) quảng cáo trên báo trước 1954. Ảnh: TL.PCL

“Búp bê văn hoá” và các sản phẩm búp bê ở Sài Gòn hơn nửa thế kỷ trước

Nửa thế kỷ trước, ở Sài Gòn đã cố gắng phát triển sản phẩm búp bê thủ công. Tuy nhiên, đến thập niên 1980 đã bị mai một.

Búp bê trưng bày tại một cuộc triển lãm. Ảnh: Tư liệu

Đầu thập niên 1960, khách nước ngoài đến Sài Gòn được giới thiệu một loại búp bê rất đẹp bằng vải lụa tinh tế và mềm mại, chế tác rất đẹp, không thua loại búp bê Geisha, búp bê Hina của Nhật Bản thường bày bán ở cố đô Kyoto.

9 thg 8, 2022

Châu Thị Tế và dấu ấn ở vùng đất biên cương

Là người đã giúp Thoại Ngọc Hầu bình định, phát triển vùng đất Châu Đốc - Núi Sam từ những ngày đầu mở cõi, bà Châu Thị Tế được người đương thời và hậu thế vinh danh bởi những đóng góp to lớn. Ngày nay, tên tuổi của bà vẫn còn lưu danh qua tên núi, tên làng và cả công trình thủy lợi tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ mấy trăm năm qua: Kênh Vĩnh Tế.

Danh nhân mở cõi

Cùng với quá trình mở cõi đất phương Nam, Châu Đốc là nơi có bề dày lịch sử văn hóa hơn 260 năm hình thành và phát triển. Ngay từ thời khai hoang, Châu Đốc có một vị thế chiến lược đặc biệt quan trọng ở khu vực Tây Nam, với cái thế “tiền tam giang, hậu thất lĩnh”. Đây là vùng địa linh nhân kiệt, lưu giữ nhiều giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa và cũng là quê hương của nhiều bậc danh nhân, chiến sĩ yêu nước và nhân sĩ trí thức nổi tiếng. Trong đó, bà Châu Thị Tế, nhất phẩm phu nhân của ông Thoại Ngọc Hầu, đã góp công lớn trong việc phò giúp chồng đào kênh nối Châu Đốc - Hà Tiên trong giai đoạn 1819-1824. Khi hoàn thành, công trình này được vua Gia Long vinh danh đặt tên là Vĩnh Tế Hà và cho khắc trên Cao Đỉnh của triều Nguyễn đặt tại sân Thế Miếu ở kinh đô Huế.

4 thg 8, 2022

Điều ít biết về thằn lằn núi - loài động vật xấu lạ chỉ có ở núi Bà Đen

Theo người dân địa phương, sở dĩ chỉ núi Bà Đen mới có thằn lằn núi là bởi khu vực này có điều kiện địa hình và khí hậu lý tưởng, thuận lợi cho quá trình sinh sôi, phát triển của sinh vật này.

Nằm ở phía Tây Nam của vùng Đông Nam Bộ, Tây Ninh không chỉ là vùng đất của văn hóa và tôn giáo với nhiều điểm đến mang dấu ấn tín ngưỡng đặc sắc mà còn sở hữu hệ sinh thái đa dạng, cung cấp những loài động, thực vật phong phú. Một trong số đó là thằn lằn núi.

Chúng hiện chỉ được tìm thấy ở khu vực núi Bà Đen, thuộc xã Thạnh Tân - cách trung tâm thành phố Tây Ninh chừng 8km. 

Thằn lằn núi hiện được khuyến cáo không săn bắt, chế biến do số lượng cá thể còn rất ít ở núi Bà Đen

2 thg 8, 2022

Những Ấn kiều ở Sài Gòn

Người Ấn không xa lạ gì với người Việt sống ở Sài Gòn – Gia Định. Hồi nhỏ, lũ con nít vẫn thường hát: “Cha cha cha, Ma Ní lấy chồng Chà Và” nhái lời ca khúc Rico Vacilon. Có đứa khác đọc vè: “Chà và, Ma ní tí te/ Cái bụng thè lè con mắt ốc bưu” khi nhìn thấy các ông Ấn bụng to, mắt to thô lố.

Cái tên “Chà Và” ở đây để chỉ người da đen, bao gồm người Ấn, người Chăm và cả người Phi, người Mã Lai, người Nam Dương…, những người có nước da ngăm đen, từ nâu đến nâu đậm và rất đậm. Trong số đó, người Ấn chiếm số đông và tham gia vào đời sống kinh tế của miền Nam, dù không so được với người Hoa.

Họ cũng có vài món ăn thu hút được khẩu vị người Việt. Món cà ri của họ chen vào được cơ cấu mâm cơm cúng giỗ của người miền Nam. Món bánh cay dễ làm, ăn ngon, vừa ăn vừa xuýt xoa vì vị cay của họ cũng rất quen thuộc với người Việt, nhất là phụ nữ và con nít.

Ảnh tư liệu

1 thg 8, 2022

Hồi ức mới về Chợ Cũ

Lâu rồi tôi không nghe ai nhắc “chợ cũ” nên có lẽ cũng quên, cho đến khi tình cờ biết tin Chợ Cũ nằm trong diện giải tỏa.

Bao lâu rồi không rõ, có lần tôi tìm đến một quán cà phê nằm ở chung cư Tôn Thất Đạm. Tôi không nhớ điều gì xui khiến mình đến đó, chắc hẳn là từ lời rủ rê của bạn đồng hành, người thích lên mạng để “săn” quán cà phê đẹp…

Quán tối và vắng. Chúng tôi ngồi một hồi mà chưa thấy ai đem thực đơn ra. Bên trong quầy, một thanh niên râu ria độ ba mươi đang đứng, hình như là chủ quán, vừa xoay người đặt ổ bánh mì mới ra lò lên quầy, nhìn thôi đã thấy ngon mắt.

Lúc này thì người phục vụ vừa đến, tôi dợm hỏi có bán thức ăn không thì người bạn đồng hành vội ngăn lại. “Chút ra Chợ Cũ”.

Cửa ô đêm tàn dẫn lối

Người nào đến Hà Nội sau khi đi một vòng, nhẩm tính cũng biết thành phố có nhiều hơn 5 cửa ô và điều này gây thắc mắc cho họ khi họ đã quen với câu hát “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về” trong bài Tiến về Hà Nội của Văn Cao. Sự thực là Hà Nội có khá nhiều cửa ô trong quá khứ, nhưng rút cục con số 5 vẫn trở thành một số đếm mang tính quy ước, giống như “36 phố phường”, những con số được biểu tượng hóa để thành biểu tượng của Hà Nội.

Biến chúng thành biểu tượng chính là nhờ cách kể chuyện của các sản phẩm truyền thông văn hóa trong thời cận đại như bài hát nói trên, cho dù là một bài hát tuyên truyền có màu sắc lãng mạn. Từ khung cảnh trùng điệp “lớp lớp đoàn quân tiến về” được vẽ nên, cửa ô đã trở thành một khải hoàn môn.

Bản thân cửa ô không phải là những công trình kiến trúc đặc sắc hay tráng lệ về kiến trúc. Chúng chỉ trở nên đáng chú ý khi người Pháp xem xét dưới nhãn quan di sản, mà họ cũng làm việc đó khá muộn mằn như đối với thành cổ Hà Nội. Họ đã trót phá đi phần lớn khi quy hoạch một thành phố hiện đại, để rồi như vị toàn quyền Paul Doumer đã tiếc rẻ: “Tôi đã đến quá muộn”.

30 thg 7, 2022

Giồng Sơn Quy - vùng đất "địa linh nhân kiệt"

Người xưa thường nói “địa linh nhân kiệt” là vùng đất linh thiêng, phát tích những bậc anh hùng hào kiệt lập nên những chiến công hiển hách. Gò Công (tỉnh Tiền Giang) xưa là nơi phát sinh các dòng họ Phạm, họ Nguyễn, đều là ngoại thích các triều vua cận đại. Ông Phạm Đăng Long kết hôn với bà Phan Thị Tánh sinh ra ông Phạm Đăng Hưng, sau này trở thành đại công thần của triều Nguyễn; là thân phụ của bà Phạm Thị Hằng (bà Từ Dụ), Hoàng phi của Vua Thiệu Trị, Hoàng mẫu của Vua Tự Đức.

Giồng Sơn Quy còn có nghĩa là gò rùa, là tổ quán của Đức Thái hậu Từ Dụ. Vào giữa thế kỷ thứ XVIII, ông Phạm Đăng Long theo cha vào vùng Gò Công hoang vu. Là người giỏi Nho học, tinh thông phong thủy, địa lý, ông đi nhiều nơi tìm thế đất tốt để định cư, mong con cháu sau này phát tích, hưng vượng. Lúc ông đến gò rùa, thấy thế đất ở đây rất đẹp và có giếng nước ngọt, trong khi đó toàn vùng Gò Công giếng nước ngọt rất hiếm. Do đó, ông đã quy tập mồ mả 3 đời của gia tộc về đây và xây nhà ở gò đất này.

Ngày nay, lăng Hoàng Gia là một trong những điểm tham quan, du lịch của tỉnh. Ảnh: QUYÊN VŨ

29 thg 7, 2022

Gò miếu Bà Phước Chỉ

Miếu Bà

Tháng 4.2022, cuối mùa khô, chúng tôi trở lại gò miếu Bà Phước Chỉ. Đón chúng tôi là vô số những tổ chim dồng dộc chung chiêng treo trên những rặng tràm. Trước đó, tôi mới ghé ngôi miếu Ông đổ nát ở gần chợ Rạch Tràm. Định tìm lại cây keo từng có rất nhiều tổ chim dồng dộc, mà cây keo đã mất, miếu cổ cũng không còn. Thay vào đó là ngôi chùa mới người dân tự xây, chắc để lưu giữ một vài phần sót lại của nơi từng là một chốn tâm linh.

28 thg 7, 2022

Tả quân Lê Văn Duyệt: Tổng trấn có công khai phá vùng đất Nam bộ

Tả quân Lê Văn Duyệt sinh năm 1763 tại thôn Long Hưng, huyện Kiến Hưng, đạo Trường Đồn (nay là xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), là một trong “Ngũ hổ tướng” thành Gia Định, 2 lần làm Tổng trấn Gia Định thành, có công lớn trong việc mở mang bờ cõi, phát triển vùng đất Nam bộ.

“VÕ CÔNG ĐỆ NHẤT”

Là công thần của nhà nguyễn nên năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi đã phong Lê Văn Duyệt làm “Khâm sai Chưởng Tả Quân dinh Bình Tây tướng quân, tước quận công”. Về sau, ông còn có nhiều công lao dẹp yên các cuộc nổi dậy, bạo loạn, cướp phá. Tả quân Lê Văn Duyệt sau được liệt vào hàng đệ nhất khai quốc công thần với nhiều đặc ân, như được vào chầu vua không phải lạy, đặc quyền tiền trảm hậu tấu nơi biên thùy.

26 thg 7, 2022

Con đường muối ở miền Tây xứ Quảng

Ngày xưa, ở vùng cao, muối ăn rất khan hiếm. Muối ăn có giá rất đắt nên không phải ai cũng có tiền để mua. Muối mua được rất ít nên đồng bào miền núi cất giữ muối như của quý. Khi người Kinh ở đồng bằng mở lối thông thương, thì những hàng hóa thiết yếu như mắm, muối đưa lên vùng cao ngày càng nhiều.

Giao thương giữa đồng bằng và miền núi

Bên cạnh thương lái ở đồng bằng đến tận buôn làng để buôn bán, thì đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi cũng thường xuyên dùng voi, ngựa hoặc đi bộ đến đồng bằng hoặc vùng giáp ranh trao đổi thổ sản để lấy muối ăn và các hàng hóa khác. Thời kỳ chúa Nguyễn Đàng Trong đã chú trọng việc giao lưu kinh tế - văn hóa giữa người Kinh với các bộ tộc ở miền núi nhằm khai thác các nguồn lợi, mở rộng giao thương với bên ngoài, đúng như Nguyễn Hoàng đã nói: “Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối”.

Thuyền buồm trên sông Trà Khúc là phương tiện quan trọng của cư dân đồng bằng trong việc buôn bán trên nguồn. (Ảnh: Jean Yves Claeys, chụp những năm 1929 - 1938).

Chuyện xưa ở làng Châu Sa

Ở phía bắc sông Trà Khúc có một ngôi làng mà ngày trước mang tên xứ Tiểu Giang, sau đổi thành xã Châu Sa, tổng Trung, huyện Bình Sơn, phủ Tư Nghĩa (nay là xã Tịnh Châu, TP.Quảng Ngãi). Mỗi con sông, ngọn núi, mỗi xóm nhỏ trên vùng đất này mang đậm dấu tích cổ xưa, trong đó có từ đường họ Võ.

Niềm tự hào của dòng họ Võ

Làng Châu Sa mang đậm dấu tích lịch sử, văn hóa của người Chăm như bàu Ấu, bàu Đề, Cổ Lũy, núi Chồi, thành cổ Châu Sa trong suốt 13 thế kỷ (thế kỷ II - XV). Cũng chính nơi đây, sau cuộc bình Chiêm mở đất của Vua Lê Thánh Tông năm 1471, nhiều dòng họ lớn (Lê, Nguyễn, Võ) từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã vào vùng đất Tiểu Giang lập nghiệp.

Từ đường họ Võ.

4 thg 7, 2022

Xứ Tầm Vu ở Tân An xưa

Tầm Vu là thị trấn duy nhất của huyện Châu Thành, tỉnh Long An, gắn liền với lịch sử hình thành vùng đất Châu Thành và mang nhiều nét nổi bật về văn hóa và lịch sử.

1.Tầm Vu ngày nay là tên của thị trấn thuộc huyện Châu Thành. Ban đầu, đây là tên gọi của một con rạch nhỏ. Từ tên của con rạch, ngôi chợ trên phần đất cao, bằng phẳng nằm về phía Nam con rạch này được đặt tên là chợ Tầm Vu, rồi vùng đất rộng xung quanh chợ thuộc thôn Tân Xuân, thôn Bình Cách và thôn Bình Dương được gọi là xứ Tầm Vu.

Chợ Tầm Vu là địa điểm mua bán sôi động bậc nhất ở Châu Thành (Ảnh: Thu Lam)

2 thg 7, 2022

Lần đầu tiên hoa mai anh đào nở rộ ở Bảo tàng Đắk Lắk

Những ngày này, trong khuôn viên Bảo tàng Đắk Lắk, một số cây mai anh đào lần đầu tiên đã nở rộ sau 10 năm được trồng tại đây.

Cây mai anh đào thuộc họ rosaceae, tên tiếng Anh là Prunus cerasoides, là một loài thực vật thuộc cây ôn đới, phân bố ở Đông Á và phía bắc Nam Á ở độ cao trên 1000 m. Loài cây này phát triển ở các khu rừng ôn đới, cận nhiệt đới ở độ cao từ 1.200 - 2.400 m, những nơi có khí hậu lạnh. Ở Việt Nam, loài cây này phổ biến chủ yếu ở trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.

Ông Phạm Ngọc Anh, Phó trưởng Phòng Sưu tầm và Trưng bày, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong khuôn viên Bảo tàng trồng khoảng 10 cây mai anh đào, được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng UBND tỉnh Đắk Lắk vào tháng 6/2012. Đây là lần đầu tiên một số cây mai anh đào đã nở rộ hoa, có thể do ảnh hưởng của thời tiết se lạnh trong thời gian tháng 3 và nửa đầu tháng 4 vừa qua. Hoa mai anh đào chỉ nở trong thời gian gần 1 tháng rồi tàn.

Những cây mai anh đào trong khuôn viên Bảo tàng Đắk Lắk lần đầu tiên nở hoa sau 10 năm trồng.

29 thg 6, 2022

Cận cảnh những báu vật vô giá từ xác tàu cổ ở Việt Nam

Trong những thập niên qua, nhiều xác tàu cổ có niên đại hàng thế kỷ chứa lượng cổ vật khổng lồ đã được phát hiện tại các vùng biển khác nhau của Việt Nam...

Kendy (một loại ấm) vẽ cá hoá rồng làm bằng gốm nhiều màu, thời Lê sơ, thế kỷ 15, khai quật từ tàu cổ Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Hiện vật được trưng bày tại một triển lãm chuyên đề ở Hà Nội.

Cận cảnh thạp gốm “hổ gặm đuôi ngựa” cực độc thời Trần

Có một chi tiết đáng chú ý là trên lưng ngựa có cắm một lá cờ hiệu. Phía sau chi tiết này có thể là một nội dung sâu xa mà chiếc thạp gốm muốn truyền tải.

Tại trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đang diễn tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam có sự hiện diện của một cổ vật rất độc đáo. Đó là chiếc thạp gốm hoa nâu thời Trần, niên đại thế kỷ 13-14.

28 thg 6, 2022

Chùa Cầu trong ký ức người Hội An

Đến nay, Chùa Cầu vẫn là một hấp lực đối với các nhà nghiên cứu. Nhiều công trình trong nước, quốc tế về di tích này đã được thực hiện, công bố. Bên cạnh đó, trong ký ức người Hội An, những câu chuyện, kỷ niệm về Chùa Cầu là mạch nguồn tự nhiên, sâu thẳm vô cùng quý giá.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi ghi lại ký ức đời thường, mang đậm dấu ấn cá nhân của những người được sinh ra trong thập niên 30, 40, 50 của thế kỷ XX từng gắn với Chùa Cầu. Họ là những người Hội An đã qua tuổi “xưa nay hiếm”, có người vẫn gắn bó với Chùa Cầu từ lúc được sinh ra cho đến tận bây giờ; có người, nay đã chuyển ra sinh sống ở ngoài khu phố cổ Hội An, thậm chí có người đang sống nơi xa xôi như Mỹ, Úc nhưng trong trí nhớ của họ, kỷ niệm về Chùa Cầu vẫn tươi nguyên.

Chuyện ít người biết về dinh Độc Lập

“Dinh Độc Lập” là cái tên duy nhất được gọi cho cả hai dinh thự lớn lần lượt tồn tại ở Sài Gòn, cùng nằm trên một miếng đất lớn ở trung tâm thành phố. Như vậy, dinh Độc Lập do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây xong năm 1966 được thừa hưởng cái tên do Tổng thống Ngô Đình Diệm của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đặt cho dinh Norodom vào năm 1955 (xây từ năm 1868 đến 1871).

Theo tác giả D.K.L trong bài viết Dinh Độc Lập được 89 tuổi! Mời quý bạn tìm hiểu tiểu sử dinh Độc Lập đăng trên báo Dân Tộc - xuân Đinh Dậu 1957, khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam, dinh Toàn quyền đầu tiên là một nhà tranh vách gỗ.

Cho đến năm 1865, người Pháp mua ở Singapore một sườn nhà bằng gỗ có tháp bù-lon đem về cất dinh Toàn quyền tại phía gần trường Taberd ngày nay.

Tranh vẽ dinh Toàn quyền tạm bằng gỗ, ngôi nhà này sẽ được thay thế bởi dinh Norodom một vài năm sau đó. Tác giả: Henri Amirault (1834 - 1914) là thiếu úy, sĩ quan tùy viên của Tham mưu trưởng cho Thống đốc Nam Kỳ Pierre-Paul de La Grandière, vẽ bằng mực tàu và màu nước (20x37cm) khoảng năm 1865. Nguồn: lưu trữ gia đình của Pierre-Paul de La Grandière (1807-1876), Thống đốc Nam Kỳ 1863 - 1868.

24 thg 6, 2022

Độc đáo quả chuông thời Tây Sơn ở chùa Quang Phúc

Chùa Quang Phúc xưa thuộc thôn Cam Đông, xã Cam Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, nay thuộc thôn Cam Đông, xã Tuấn Việt (Kim Thành).

Chuông Quang Phúc tự chung đúc năm 1795