Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 12, 2023

Giòn ngon gỏi tù hủ dừa

Khi mấy cây dừa được đốn hạ, phần tù (có nơi gọi là củ) hủ dừa mẹ tôi chia cho hàng xóm mỗi nhà một ít ăn lấy thảo. Tù hủ dừa có thể ăn sống, trộn gỏi, nấu canh, xào với tôm, thịt, hoặc sử dụng trong các món kho, hầm và làm nhân bánh xèo.

Hương vị bánh ú sắn

Mới đây, tôi được người thân biếu hai cặp bánh ú chế biến từ củ sắn tươi, nhân đậu đen, mang hương vị đậm đà quê kiểng, hương vị khiến tôi nhớ về thời bao cấp mà bữa cơm hàng ngày luôn gắn với củ sắn, củ khoai...

Bánh ú sắn. Ảnh: NGUYỄN ĐIỆN NGỌC

Trong những năm công tác ngành lâm nghiệp tại huyện Trà My (cũ), hàng tháng tôi được cấp 19kg lương thực, trong đó chiếm tới 70% độn. Chất độn chủ yếu là sắn lát phơi khô, họa hoằn lắm mới được một vài ký hạt bo bo hay mì sợi.

14 thg 12, 2023

Mùa cá đồng

Khi những trận mưa liên tiếp đổ xuống kèm theo gió chướng, nước trên đầu nguồn đổ về hạ lưu sông Thu Bồn mang theo màu đỏ phù sa, thì mùa cá đồng ở xứ Quảng cũng bắt đầu rộ.

Cá đồng - món ngon mùa mưa lụt.

Những ngày đông, đi dọc triền sông hay bờ ruộng, bờ khe, mương nước… sẽ thấy rất nhiều người mang tơi, đội nón đứng quăng lưới, kéo vó chờ bắt cá. Bên cạnh đó là những đứa trẻ hiếu kỳ chờ người lớn kéo cá lên để nhặt nhạnh mớ cá nhỏ đem về cho mẹ. Tôi từng là một trong những đứa trẻ hiếu kỳ đó cách đây gần nửa thế kỷ.

24 thg 11, 2023

Dấu xưa Đức Bố

Hai thôn Đức Bố 1 và 2 của xã Tam Anh Bắc (Núi Thành) nằm ven bờ nam của sông Trúc Tân có hạ lưu là sông Bầu Bầu. Vùng đất này có tên rất xưa là A Vó. 

Cư dân Đức Bố (ông Lê Văn Bản) trước núi Bà Ty. Ảnh: P.B

Từ A Vó - Hà Bố đến Đức Bố

Địa bạ lập thời Gia Long (khoảng từ 1805 đến 1812) ghi địa giới thôn Hà Bố xã Đức Hòa nằm trong vùng “thuộc Liêm hộ” của huyện Hà Đông phủ Thăng Hoa thuộc dinh Quảng Nam như sau: “Đông giáp xã Trà Lý Tây và sông; tây giáp xã Thạch Kiều và sông; nam giáp xã Diêm Phổ, xã Đức Hòa; bắc giáp xã Trà Lý Tây”.

"Công tác cán bộ" Quảng Nam thời Minh Mạng

Triều Minh Mạng phân hạng địa phương để phân bổ quan lại và xử ý rất nghiêm quan lại vi phạm. Việc sử dụng, quản lý quan lại dưới thời Minh Mạng là bài học còn ý nghĩa đến ngày nay.

Nhà Nguyễn rất coi trọng cửa biển Đà Nẵng nên phái thêm nhiều quan viên đến coi giữ. Ảnh: T.L

23 thg 11, 2023

Mỳ Quảng sâm Ngọc Linh

Nặng lòng với mỳ Quảng, lại muốn đẩy mạnh thương hiệu sâm Ngọc Linh, dược liệu quý của Việt Nam, một chuyên gia vi mạch công nghệ cao của Tập đoàn Intel đã cần mẫn nghiên cứu kết hợp và cho ra đời món mỳ Quảng sâm Ngọc Linh. 

Anh Ba (bìa phải) tại vườn sâm Ngọc Linh của “vua sâm” Hồ Văn Du (bìa trái).

Đó là anh Nguyễn Huy Ba (SN 1986, quê ở Thăng Bình), là một chuyên gia vi mạch. Chu du khắp nơi, anh biết rằng có nhiều nước cũng có sâm như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc… Mặc dù hàm lượng dưỡng chất trong cây sâm của những quốc gia này không bằng sâm Ngọc Linh, nhưng lại có vị thế trên thị trường quốc tế.

Hàng bột báng nơi phố nhỏ

Thời sinh viên, tôi trọ học ở Tam Kỳ khi ấy vừa mới “lên” thành phố. Thành phố nhỏ thôi nhưng luôn rộng lòng cưu mang đứa sinh viên từ miền núi xuống học. Những dĩa cơm quán trưa muộn, từng tô mỳ Quảng, tô bột báng xế chiều vừa ngon vừa rẻ cứ thế cho tôi ấm lòng đi qua mấy năm đại học.


Không như các bạn sinh viên bây giờ có thể bay nhảy khắp nơi, chúng tôi thuở ấy chỉ quanh quẩn với giảng đường, thư viện, ký túc xá rồi mấy con phố, con hẻm cạnh trường.

Một di tích của đạo thầy trò

Tại gò Nổng Tranh ở xã Duy Trung (Duy Xuyên) có một ngôi mộ đất đơn sơ nhưng có hai tấm bia cổ, một do con cháu dựng vào năm 1849 và một do học trò dựng vào năm 1850. Đó là mộ của thầy giáo Nguyễn Đức Huy, người từng là thầy của vua Tự Đức và Tiến sĩ Phạm Phú Thứ. 

Bia do 6 người con dựng tại mộ cha Nguyễn Đức Huy. Ảnh: Phòng VHTT huyện Duy Xuyên cung cấp

22 thg 11, 2023

Mắm cá thính kho với sắn mồi

Mắm thính hay còn gọi cá thính kho với củ sắn mồi là món ăn quen thuộc ngày trước nhưng bây giờ không phải thứ dễ tìm. Mỗi lần mẹ tự tay chuẩn bị món xưa, ký ức tuổi thơ ùa về, có món nào ngon hơn bữa cơm mẹ nấu… 

Sắn mồi kho mắm thính - món ngon của mẹ.

Cá lưỡi trâu kho khô

Một sáng đi chợ, tôi may mắn mua được hai con cá lưỡi trâu lẫn trong mớ cá lộn xộn trên mẹt của chị bán cá biển ngang.

Đem về đánh vẩy rửa sạch để ráo, ướp chút tiêu, bột nghệ, đường, nước mắm, ớt bột, dầu phụng, củ hành đập dập... Để một chút cho cá thấm, bắc lên bếp liu riu lửa. Khi cá sôi, đổ thêm ít nước sôi kho đến khi cạn nước.

Khi kho phải chú ý mở nắp vung để thịt cá không bị mềm. Kho xong cá cứng, thịt thấm thía. Phần nước kho sệt lại thoảng chút mùi cháy sém càng thêm ngon.

Đậm đà cá lưỡi trâu kho khô.

Thương hoài tép nhủi ngày mưa

Món tép đồng má nấu canh sắn hay xào khế tự thuở xưa nhưng dư vị cứ quẩn quanh ký ức… 


“Siêng đi tát, nhác đi câu, muốn cho đầy bầu chạy về vác nhủi”. Có người đi từ mờ sáng còn hơi sương, có người dầm cơn mưa chiều, có kẻ đợi trời hưng hửng mới kéo nhủi quanh.

27 thg 10, 2023

Tên các phường ở Tam Kỳ

Tháng 9/2023, UBND TP.Tam Kỳ tiến hành lấy ý kiến từ nhiều phía về việc đặt tên phường mới khi hai phường An Xuân và Phước Hòa chuẩn bị sáp nhập. Bài viết này xin cung cấp một số tư liệu liên quan đến xuất xứ địa danh của các phường ở Tam Kỳ. 

Bản đồ vùng Tam Kỳ năm 1938. Ảnh: P.B

Khi tìm hiểu địa danh các làng xã xưa trước tháng 8/1945, chưa thấy xuất hiện các tên Hòa Hương, Phước Hòa, An Xuân, An Sơn và An Mỹ (và cả các tên Hòa Thuận, Tân Thạnh, An Phú được định danh sau này). Vậy các tên ấy được đặt ra từ đâu?

Dựa vào sách Phủ biên tạp lục (1776), Địa bạ lập thời Gia Long và Minh Mệnh (từ 1805 đến khoảng 1836), Đồng Khánh địa dư chí (1887, 1888) bản đồ người Pháp lập năm 1938 (mảnh 137 - khu vực phủ Tam Kỳ) và một số văn khế ruộng đất chữ Nho còn lưu, có thể tìm xuất xứ của các địa danh nói trên.

Món rau lang kho mắm của mẹ

Hôm nay trời mưa đi chợ, mua mớ rau lang về ngồi lặt, bỗng bần thần nhớ bát canh rau lang mắm cái mẹ nấu thuở nào. 

Rau lang kho mắm cái - món ngon của mẹ.

Ngày mưa lội chợ, rảo qua hàng đồ quê, thấy mấy gánh rau lang xanh mởn mà giá bán rẻ như cho, chỉ 5 nghìn đồng một bó to lại được mời chào đon đả nên tôi dừng lại mua. Vừa mua rau tôi vừa nghĩ tới mẹ và nhớ mảnh vườn nhà cũ, mà mẹ hay trồng rau lang.

Vườn rau lang với món rau lang kho mắm cái của mẹ đã gắn với bữa cơm nhà tôi, trong những mùa mưa lụt khi tôi còn là đứa con nít. Bây giờ khi tóc đã pha sương, những ngày tháng Mười mưa dầm như hôm nay, tôi bỗng nhớ và thèm được ngồi bên cạnh mẹ, với mâm cơm chỉ có bát canh rau lang kho mắm cái và chén mắm dưa mà nồi cơm đầy vẫn hết sạch.

Cá móm kho khế

Tháng 9 âm lịch, bầu trời xứ Quảng có những ngày sũng nước kéo theo từng cơn gió đầu mùa se lạnh. Đoạn sông Thu Bồn trước nhà đã đôi ba lần trở nước đục ngầu báo hiệu bắt đầu một mùa nước lớn. Đến hẹn lại lên, vào mùa nước lớn, người dân sống bằng nghề chài lưới trong xóm tôi lại bội thu các loại cá sông.

Hấp dẫn dĩa cá móm.

26 thg 10, 2023

Tấm bia cổ bên cây cầu xưa

Tại khu vực Hà Kiều ở làng Hà Lam (thị trấn Hà Lam, Thăng Bình), nơi cây cầu Hà Kiều bắc qua bàu sen Hà Trì có một tấm bia cổ đã hơn 120 năm rất đặc biệt được gọi là bia Hà Kiều.

Tấm bia cổ và cầu Hà Kiều. Ảnh: L.T

Hà khê, long mạch của làng

Hà Lam là ngôi làng cổ của Quảng Nam. Có lẽ làng được thành lập vào giữa sau thế kỷ 15 từ những người có nguồn gốc từ phủ Hà Ba của trấn Nghệ An (nay là huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) sau cuộc Nam chinh của Lê Thánh Tông vào năm 1471.

25 thg 10, 2023

Cá mè chị nấu ngày mưa

Những ngày mùa mưa này, về hồ Phú Ninh mà người quê tôi hay gọi bằng cái tên trìu mến “Lòng Hồ”, ghé vào một ngôi chợ quê nào đó hay thỉnh thoảng dọc đường quanh hồ, người ta thường hay gặp những gánh cá mè. Và trong những gánh cá mè ấy, có gánh cá của chị tôi. 

Cá mè om chuối xanh.

Món ngon từ ốc đá

Ốc đá có thể chế biến thành nhiều món ngon như ốc xào sả ớt, ốc nấu canh rau ranh. Nhưng ở Tiên Phước, có hai món ăn độc đáo luôn có sức níu kéo các thực khách khi đến đây, đó là cháo ốc dừa non và ốc nấu canh mít. 

Ốc đá nấu canh mít...

Người dân vùng trung du hay miền núi xứ Quảng không lạ gì với những món ăn được chế biến từ loài ốc đá - một trong những sản vật quen thuộc bên cạnh cá niêng, cá chình... Ốc thường ở nhiều trong các khe đá, vùng nước mát. Ban đêm, chúng mới bò ra kiếm ăn, bám từng đám trên các tảng đá ẩn mình dưới nước. Những khi trời chuyển mưa, chúng “ăn lên” rất nhiều và dễ bắt. Dân gian có câu “Dễ như hốt/hút ốc”. Ốc bu bám trên đá, trên cành khô hoặc rong chìm trong nước nên dễ bắt.

7 thg 10, 2023

Ô Da là Ô Da nào?

Địa danh và địa giới làng xã có sự thay đổi khá lớn qua các thời kỳ lịch sử. Điều này gây không ít khó khăn cho người nghiên cứu văn hóa làng xã nếu không am tường gốc gác của nơi mình quan tâm. Ô Da là một trường hợp như thế.

Đình làng Ô Da/Gia. Ảnh: T.L

Huyện Đại Lộc xưa có hai làng Ô Da: Ô Da trại và Ô Da xã nằm gần nhau. Hiện nay rất nhiều người không hiểu rõ về hai địa danh này, nên chỉ nhắc đến Ô Da liền nghĩ đó là Ô Da trại xưa kia.

Đầu triều Nguyễn, Ô Da trại và Ô Da xã là hai trong số 26 làng thuộc tổng Quảng Đại Thượng, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Không rõ đến thời điểm nào thay đổi tên gọi, nhưng dựa theo sắc phong và các ghi chép khác thì đến thời Minh Mạng, Ô Da trại có tên là Điền Trang Ô Da trại, thuộc tổng Quảng Hòa, huyện/phủ Duy Xuyên.

6 thg 10, 2023

Vùng hồ Phú Ninh xưa

Hồi ức của một số cư dân ở vùng lòng hồ Phú Ninh cho biết bối cảnh địa lý, văn hóa của vùng đất mà giờ đây là công trình thủy lợi đem lại bao lợi ích cho nông nghiệp nam Quảng Nam (trong 40 năm qua). Do chưa có điều kiện tìm hiểu tường tận việc và người, bài viết này chỉ dừng lại những nét phác họa vào khoảng thời gian trước Cách mạng Tháng Tám 1945, theo lời kể của những bậc cao niên từng sống ở các địa phương được đề cập trong bài viết này.

Hồ Phú Ninh. Ảnh: PHƯƠNG THẢO

5 thg 10, 2023

Nhớ con hến Cẩm Nam

Tha hương vào miền Nam lập nghiệp, tôi mang theo bao ký ức ngọt ngào của Hội An yêu dấu, trong đó có từng con hến nhỏ Cẩm Nam. 

Món ngon từ hến Cẩm Nam cứ theo tôi đến tận phương Nam.

Tháng 9, tụi nhỏ bắt đầu tựu trường, nên sáng sớm tôi dậy sớm nấu cơm. Miền Nam đang ở thời điểm giao mùa mưa - nắng, lại ảnh hưởng bão nên buổi sáng mưa lâm thâm, hạt nặng hạt nhẹ rơi xuống cây chuối ngoài khung cửa sổ bên hè. Trong dòng suy nghĩ sáng nay nấu gì cho con ăn sáng đến trường, tôi nhớ tô cơm hến Cẩm Nam nóng ngày xưa quá!

Xã hội hiện đại khiến khoảng cách địa lý giữa quê và nhà gần lại, tôi có thể thấy ba, thấy má mỗi ngày qua cái điện thoại thông minh. Nhưng khổ nỗi, món hến thì không thể thỏa mãn qua cái nhìn, mà phải ăn và cảm nhận. Hến Cẩm Nam có thể được cấp đông, gửi vào phương Nam dễ ẹc, nhưng mỗi lần ăn, khó lắm tôi mới tìm được cái cảm giác của ngày xưa.