Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Ảnh VN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Ảnh VN. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 10, 2023

Rực rỡ kho tàng di sản văn hóa Chăm

Quần thể tháp Pô Klong Garai (Ninh Thuận) được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia có trang trí nhiều họa tiết gốm Chăm đặc sắc. Ảnh: Nguyễn Luân/ Báo ảnh Việt Nam

Nền văn hóa Chăm vô cùng rực rỡ với nhiều lễ hội, di tích, nghề truyền thống, trong đó có “Nghệ thuật làm gốm Chăm” được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu văn hóa của đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam.

10 thg 10, 2023

Cung Diên Thọ - Cung điện quy mô bậc nhất triều Nguyễn


Cung Diên Thọ (thuộc Quần thể di tích cố đô Huế) không chỉ sở hữu kiến trúc cung điện quy mô bậc nhất triều Nguyễn mà còn là nơi ở của các Hoàng thái hậu, Thái Hoàng thái hậu thời kỳ này. Đây là một trong những công trình kiến trúc độc đáo còn lưu giữ gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường ngày ở đây. Theo đó Tháng 4 năm 1804, vua Gia Long cho xây cung Trường Thọ làm nơi sinh sống cho Vương thái hậu thay thế Hậu Điện. Đến thời vua Minh Mạng lại cho xây thêm Cung Từ Thọ, nằm trong khuôn viên của cung Trường Thọ để làm nơi an dưỡng của Thuận Thiên Cao Hoàng thái hậu Trần Thị Đang. Đến thời Vua Tự Đức lại hạ lệnh tháo dỡ toàn bộ kết cấu Cung Từ Thọ và xây dựng thành cung Gia Thọ, hoàn thành vào tháng 2 năm 1849, trở thành nơi ở của bà Từ Dũ Hoàng thái hậu. Thời Vua Thành Thái thì công trình này được đổi tên thành cung Ninh Thọ và chủ nhân là bà Nghi Thiên, sau đó là bà Từ Minh, mẹ của vua Thành Thái. Thời Vua Khải Định thì Cung Ninh Thọ được trùng tu, sửa chữa và đổi tên thành cung Diên Thọ cho đến ngày nay, là nơi ở của bà Thánh Cung Hoàng quý phi.

6 thg 10, 2023

Tiếng chèo làng Khuốc

Làng Khuốc là là cái nôi của nghệ thuật Chèo đồng bằng Bắc Bộ đến nay vẫn giữ được những làn điệu chèo truyền thống. Ảnh: Khánh Long/ Báo ảnh Việt Nam

Theo giới thiệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình, chúng tôi tìm đến làng Khuốc để tìm hiểu về nghệ thuật Chèo truyền thống. Ngay từ đầu làng đã nghe tiếng hát chèo đã vọng ra, tôi ngạc nhiên hỏi thì bà Cao Hồng Bấc- thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Chèo làng Khuốc cười bảo: “Hát chèo là đặc sản làng Khuốc mà, lúc nào có thời gian từ trẻ con đến người lớn đều nghe và hát chèo cả. Các cô chú mà về vào ngày hội làng thì cả làng tưng bừng trống phách, các gánh chèo thi nhau trổ tài vui lắm.”.

Bà Bấc cho biết, làng Khuốc là một trong bảy nôi chèo nổi tiếng đất Bắc có từ thế kỷ 19. Các thế hệ nghệ nhân đã mang gánh chèo làng đến nhiều vùng miền đất nước trình diễn ở các đình đám, hội hè. Câu lạc bộ Chèo truyền thống làng Khuốc đến nay có 64 thành viên, hàng ngày thắp lửa tập luyện giữ nghề chèo truyền thống của cha ông để lại.




Vào những ngày cuối tuần, bà Cao Thị Bấc- phó chủ nhiệm Câu lạc bộ chèo làng Khuốc thường dạy chèo cho những em nhỏ yêu thích những làn điệu chèo để xây dựng đội ngũ kế cận. Ảnh: Khánh Long/ Báo ảnh Việt Nam

Hôm chúng tôi đến, các diễn viên không chuyên của làng chèo Khuốc đang tập ở không gian nhà thờ tổ nghề chèo của làng. Không gian tập luyện đúng như những gì mà người ta vẫn thường nói về làng Khuốc là nơi lưu giữ chiếu hình thức biểu diễn truyền thống chèo sân đình. Những diễn viên không chuyên ở đây tự hóa trang thành Thị Mầu, Thị Kính mặc trang phục tứ thân rồi trải chiếu ngoài sân cùng những nhạc công ngồi 2 bên mép chiếu đề hòa tấu phục vụ cho những lời ca, điệu múa của diễn viên. Lắng nghe và nhìn cách những thành viên của câu lạc bộ thể hiện chúng tôi có thể thấy rõ được chèo là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ, diễn xướng, tuồng tích.

Theo ông Bùi Văn Ro- Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chèo truyền thống làng Khuốc cho biết: “Chèo làng Khuốc có tới 12 làn điệu độc đáo mà không ở đâu có được như: Ván cờ tiên, Ðường trường thu không, Tình thư hà vị, Hề đơm đó… Cứ hát được 12 làn điệu ấy thì ai cũng có thể hát được tất cả những làn điệu chèo ở các nơi khác. Những làn điệu độc đáo ở chèo Khuốc không thấy ở nơi đâu bởi ca từ và lối hát rất riêng. Có những làn điệu dù giống nhau nhưng cách ngắt nhịp, đánh trống đế của nghệ nhân chèo Khuốc lại hoàn toàn khác bởi học hát đã khó nhưng gõ trống đế lại càng khó hơn”.





Ông Quách Thành Lập- thành viên của Câu lạc bộ chèo làng Khuốc còn là người chế tạo líu để sử dụng biểu diễn chèo. Ảnh: Khánh Long/ Báo ảnh Việt Nam

Một vở chèo khoảng thời gian khoảng 2 tiếng đồng hồ. Nội dung các vở chèo thường miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân, ca ngợi những phẩm chất cao quý của con người, phê phán những thói hư, tật xấu, chống lại bất công, thể hiện tình yêu thương, lòng bao dung, sự tha thứ. Ngoài việc trình diễn các vở chèo truyền thống còn có những vở chèo mang hơi thở thời đại với nội dung phản ánh bối cảnh của đất nước cũng như những mối quan hệ xã hội.

Đến nay làng Khuốc vẫn giữ đúng nguyên bản để diễn các vở như: "Từ Thức gặp tiên, "Trương Viên", "Lưu Bình-Dương Lễ, "Quan Âm Thị Kính", "Súy Vân", "Tống Chân-Cúc Hoa" thường vẫn có đủ hệ thống nhân vật Sinh, Đào, Hề, Lão, Mụ. Trong một vở chèo, các diễn viên sẽ nhập vai diễn để thể hiện nội dung thông điệp muốn đưa đến khán giả. Khi diễn chèo đòi hỏi diễn viên phải thể hiện đủ các kỹ năng hát, múa, diễn trên nền nhạc do các nhạc công hòa tấu bằng các nhạc cụ như trống, mõ, sáo, nhị, tam thập lục, líu, thanh la…tạo hiệu ứng lan tỏa của câu hát, lời hát.

Giờ đây về làng Khuốc, 4 thôn Khuốc Bắc, Khuốc Tây, Khuốc Ðông, Khuốc Nam đều có câu lạc bộ hát chèo quy tụ nhiều thế hệ tham gia sinh hoạt. Vào những tháng hè hay ngày cuối tuần, các nghệ nhân thành danh của chiếng chèo Khuốc vẫn bền bỉ truyền dạy các kỹ năng cơ bản của nghệ thuật hát chèo truyền thống cho những đứa trẻ từ 6 tuổi đến 15 tuổi.

Em Phạm Thị Hằng (14 tuổi) là một trong những diễn viên chèo nhí đã từng đạt giải ở những cuộc thi diễn chèo của tỉnh Thái Bình. Ảnh: Khánh Long/ Báo ảnh Việt Nam

Em Phạm Thị Hằng (14 tuổi): “Từ hồi 5 tuổi được nghe ông nội và bố hát nên em yêu chèo luôn bởi làn điệu nghe rất truyền cảm. Em theo học được các bác truyền dạy các làn điệu chèo cổ và em mong rằng thế hệ trẻ chúng em có thể đưa chèo làng Khuốc vươn xa hơn.”

Bài: Ngân Hà - Ảnh: Khánh Long

14 thg 9, 2023

Kỳ thú bãi Đá Nhảy

Bãi biển Đá Nhảy với bãi tắm nguyên sơ cùng những hang động hình thù kỳ lạ nằm xen kẽ là các bãi đá có hình dáng kỳ lạ vẫn luôn là một điểm du lich hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến Quảng Bình. Đến đây, du khách không chỉ được thả mình vào làn nước trong xanh mà có thể tham gia rất nhiều loại hình giải trí vận động như chèo thuyền, leo núi, dạo chơi trong rừng dương...


Nằm cách trung tâm thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) khoảng 30 km, du khách có thể chạy dọc theo quốc lộc 1A hướng về đèo Lý Hòa. Khi đến chân đèo, ngay sát bãi biển một quần thể núi đá độc đáo sẽ hiện ra trước mắt, đó chính là điểm du lịch nổi tiếng biển Đá Nhảy.

13 thg 9, 2023

Cỗ chay xứ Huế

Nhắc đến ẩm thực Huế, ngoài sự nổi tiếng của ẩm thực đường phố, ẩm thực cung đình thì không thể không nói đến ẩm thực chay, một nét văn hóa đặc sắc và cũng đặc biệt của vùng đất chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa cung đình và văn hóa Phật giáo.

Mâm cỗ chay xứ Huế được chế biến và bài trí công phu, đẹp mắt với nhiều món ngon hấp dẫn. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Hoang sơ Kỳ Co

Bãi Kỳ Co có một điểm đến không thể bỏ qua khi đến với Quy Nhơn.

Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km về phía Đông Nam, bán đảo Kỳ Co (thuộc địa phận xã Nhơn Lý, tỉnh Bình Định) được coi là một địa điểm du lịch lý thú nhất tại Quy Nhơn. Bán đảo Kỳ Co nổi tiếng với bãi tắm có ba mặt tựa núi, một mặt hướng ra biển tạo nên một khung cảnh hoang sơ và là lựa chọn khám phá ưa thích của du khách trong kỳ nghỉ cùng người thân, bạn bè.

Bãi biển Kỳ Co có vị trí đặc biệt với ba mặt giáp núi và một mặt giáp biển tạo thành một bãi biển biệt lập, tách biệt với khu vực đất liền và không bị ảnh hưởng bởi cuộc sống thành phố giúp du khách tĩnh tâm ngắm cảnh và tắm biển. Tạo hóa đã hình thành ra một vịnh nhỏ với núi non hùng vĩ với những tầng cây xanh rợp mát hay những hàng dừa rủ bóng xuống bãi cát trắng tạo nên vẻ đẹp thơ mộng làm đắm say lòng người.

Đặc biệt, hai bên bờ biển Kỳ Co còn có những bãi đá bị nước biển bào mòn, lâu dần tạo thành các lỗ hổng lớn trông như những hang động kì thú nằm nhấp nhô trên mặt nước biển. Những núi đá nằm kế tiếp nhau, dựng đứng tạo thành hàng trông như được bày trí sẵn mà không có một điểm khuyết. Thi thoảng du khách sẽ gặp vùng đá sụt xuống tạo thành những hố nông, khi thủy triều lên hoặc sóng biển đánh vào thì một lượng nước được lưu lại tạo thành những hồ nước nhỏ.

12 thg 9, 2023

Hồ Mây Park – Thiên đường vui chơi, nghỉ dưỡng tại Tp. Vũng Tàu

Là điểm vui chơi, du lịch hấp dẫn với sự kết hợp của núi và biển, Khu du lịch Hồ Mây (Hồ Mây Park) chính là không gian tuyệt vời để bạn thỏa sức “quẩy banh nóc” trong chuyến vi vu về xứ biển Vũng Tàu xinh đẹp.

Khu du lịch Hồ Mây có diện tích 50 ha, nằm ở độ cao 210 m so với mực nước biển. Ảnh: Tư liệu Hồ Mây Park

Khu du lịch Hồ Mây có địa chỉ tại 1A Trần Phú, Phường 1, Vũng Tàu, Việt Nam. Hồ Mây có diện tích 50 ha, nằm ở độ cao 210 m so với mực nước biển, nơi đây luôn có khí hậu mát mẻ, bầu không khí trong lành, đem đến cảm giác khoan khoái, dễ chịu cho du khách.

Để lên Hồ Mây Park, không phải đi bằng xe máy, đi bộ hay đi xe đạp mà đi bằng cáp treo. Du khách sẽ có một chuyến du ngoạn bằng cáp treo với độ dài hơn 500 m khá thú vị và tuyệt vời khi được ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Vũng Tàu.

Cơm cháy chà bông Sài Gòn

Chẳng biết từ bao giờ, cơm cháy chà bông lại trở thành món ăn vặt mà thực khách không thể bỏ qua ở chốn phồn hoa như Sài Gòn.

Cơm cháy chà bông tại Sài Gòn gợi lên những hình ảnh hấp dẫn và thú vị. Cơm được chiên đến khi trở nên vàng ươm và giòn rụm, tạo nên một cảm giác mê hoặc chỉ khi nhìn qua. Chà bông thơm phức, với màu sắc đặc trưng của thịt heo khô, được rải đều trên từng hạt cơm. Hòa quyện cùng nhau, cơm cháy chà bông tại Sài Gòn trở thành một tác phẩm ẩm thực tuyệt vời.

Khám phá đại dương tại Viện Hải Dương học Nha Trang

Du khách tham quan khu vực nhà kính, đây là nơi trưng bày các loại san hô, tảo và hơn 300 loài động vật quý hiếm khác.

Tại thành phố biển Nha Trang có một nơi chuyên nghiên cứu, bảo tồn các sinh vật biển của Việt Nam đó chính là Viện Hải Dương học Nha Trang. Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, Viện Hải Dương học Nha Trang giờ đây đã trở thành một trung tâm nghiên cứu giáo dục quan trọng về tài nguyên, sinh thái biển đảo Việt Nam và cũng là một trong những điểm đến du lịch không thể bỏ lỡ khi đặt chân đến thành phố Nha Trang.

Viện Hải Dương học là một điểm đến nổi tiếng của thành phố biển Nha Trang. Đến đây, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng bộ sưu tập đồ sộ, đặc trưng cho hệ sinh thái biển với khoảng hơn 4.000 loài sinh vật và hơn 20.000 mẫu vật được lưu trữ tại đây. Bên cạnh khu vực trưng bày tiêu bản, viện còn sở hữu các khu vực nuôi giữ, thuần hóa và bảo tồn nhiều loài sinh vật biển đa dạng và độc đáo khác.

11 thg 9, 2023

Bình minh trên làng chài Ngư Mỹ Thạnh

Vào những buổi sáng sớm, khoảng từ 4 đến 7 giờ sáng, làng chài Ngư Mỹ Thạnh như thức giấc với những thanh âm, hình ảnh đặc trưng của một vạn đò lớn trên vùng sóng nước Tam Giang mênh mông, nên thơ và kì vĩ.

Bình minh trên phá Tam Giang. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ngư Mỹ Thạnh là một làng chài nổi tiếng trên phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng chài thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, cách trung tâm thành phố Huế chừng 20 cây số về phía Đông Bắc.

Làng này xưa gốc là làng Mỹ Thạnh, hình thành vào khoảng đầu thế kỉ 19. Lúc đầu làng là nơi sinh sống của những hộ dân ở trên bờ, về sau một số dân chài ở vùng Phú Vang, Phú Lộc cách đấy chừng vài chục cây số đi thuyền đến đánh bắt mưu sinh, thấy nơi đây đầm phá nhiều tôm cá, thuận lợi làm ăn nên ở lại, lâu dần sống quần tụ với dân trên bờ thành một vạn đò, gọi là vạn Mỹ Thạnh.

15 thg 8, 2023

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của hang Sưng ở Hòa Bình

Hang Sưng tại Bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc, Hòa Bình) vẫn còn nguyên vẹn vẻ hoang sơ tự nhiên và là nơi cư ngụ của rất nhiều dơi, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm khám phá.

Cửa vào hang Sưng (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Những ngôi nhà cổ ở làng Lộc Yên

Một trong số 8 ngôi nhà cổ còn lại của làng Lộc Yên. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Làng Lộc Yên tọa lạc trong một thung lũng đẹp ở vùng trung du thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây hiện còn lưu giữ được 8 ngôi nhà cổ có niên đại từ 100 đến 150 năm trở lên. Nhà được làm chủ yếu bằng gỗ mít, loại cây ăn trái có nhiều ở địa phương, thiết kế theo kiểu nhà ba gian hai chái truyền thống của người Quảng Nam. Trải qua thời gian những ngôi nhà cổ ở Lộc Yên vẫn được bảo tồn nguyên vẹn mang vẻ đẹp của thời gian và dấu ấn văn hóa của người xứ Quảng, tạo thành điểm đến ưa thích của du khách gần xa. Tháng 9/2019, Lộc Yên được xếp hạng di tích quốc gia và là một trong 4 làng cổ đẹp nhất Việt Nam.

Lộc Yên là vùng đất "sinh sau đẻ muộn" trong tiến trình di cư mở cõi về phương Nam của chúa Nguyễn. Làng Lộc Yên được hình thành vào khoảng nửa cuối thế kỉ 18 khi các dòng họ từ vùng Thanh Nghệ theo chân chúa Nguyễn vào mở đất dựng làng ở các vùng đồng bằng ven biển miền Trung rồi từ đó có nhu cầu khai hoang mở rộng địa bàn cư trú về phía Tây xứ Quảng Nam mà thành.

24 thg 7, 2023

Bảo tàng Gốm cổ sông Hương: nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc xứ Huế

Nằm trong căn nhà vườn Lan Viên cố tích (số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế), Bảo tàng Gốm cổ sông Hương của GS.TS Thái Kim Lan là một bảo tàng đặc biệt sưu tầm và trưng bày gần 5.000 hiện vật gốm cổ được trục vớt từ đáy sông Hương có niên đại từ thời thời tiền Sa Huỳnh (cách nay khoảng 2.500 – 3.000 năm). Đây cũng là bảo tàng tư nhân đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam chỉ trưng bày những hiện vật gốm cổ được tìm thấy từ một dòng sông.

20 thg 7, 2023

Độc đáo nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong của người Mông


Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải là một kỹ thuật phổ biến và độc đáo của dân tộc Mông (H'Mông) ở xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Bằng bàn tay khéo léo cộng với trí tưởng tượng phong phú, những người phụ nữ bản địa đã sử dụng sáp ong để tạo ra những hình ảnh hoa văn độc đáo nhằm tô điểm thêm cho vẻ đẹp của các sản phẩm truyền thống như túi xách, ví, khăn, trang phục quần áo...

Xã Chế Cu Nha, huyện Mù Căng Chải, Yên Bái là nơi có nghề truyền thống thêu dệt thổ cẩm. Hầu hết người dân nơi đây mặc trang phục truyền thống được thêu bằng vải lanh với những hoa văn trang trí bằng phương pháp vẽ sáp ong, nhuộm chàm kết hợp với thêu và ghép vải. Trong tất cả các công đoạn đó thì phương pháp vẽ sáp ong luôn tạo nên sự độc đáo vì nó là đặc trưng riêng chỉ được truyền qua các thế hệ trong gia đình người Mông. Người Mông sử dụng sáp ong nóng chảy vẽ trên mặt vải nhằm che phủ những vị trí mong muốn của vải. Sau khi vẽ tấm vải sẽ được đem đi nhuộm và được luộc trong nước sôi. Trong quá trình luộc, sáp ong sẽ tan chảy trong nước sôi và để lộ ra những phần hoa văn. Vải có hình hoa văn được thêu thủ công thành nhiều sản phẩm khác nhau bán trên thị trường.

17 thg 7, 2023

Huế - những gam màu mùa Hạ

Lâu nay người ta vẫn thường nghĩ về Cố đô Huế với vẻ đẹp của một thành phố buồn cổ kính, rêu phong và trầm mặc, một thành phố của những buổi chiều lãng đãng mưa giăng đã đi vào thi ca và nhạc họa. Nhưng mấy ai biết xứ Huế mộng mơ còn có những ngày hè tỏa nắng, những con đường ngút ngát bóng cây xanh, những khung trời đỏ rực màu hoa nghiêng che bên các tòa thành quách cổ và cả những bến sông Hương rộn rã cảnh đùa vui khi chiều về. Hãy cùng khám phá một xứ Huế lung linh, trẻ trung và tươi mới trong những gam màu mùa Hạ.

Trên dòng Hương xanh. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Miến dong Bắc Kạn


Do có lợi thế về điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ưu đãi, giống cây dong riềng (nguyên liệu làm miến dong) trồng ở Bắc Kạn phát triển tốt, lại được cộng hưởng bởi chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển của tỉnh, sản phẩm miến dong Bắc Kạn đã có mặt rộng khắp trị trường trong nước và xuất khẩu đi Châu Âu.

15 thg 7, 2023

Ninh Thuận - sắc xanh trên “sa mạc”

Những giàn nho chín mọng trĩu quả, những ruộng nha đam tươi non mơn mởn và những cánh đồng măng tây đong đưa trong gió phủ xanh khắp các vùng đất hạn, che lấp cả những vùng cát trắng… đã tạo nên bức tranh nông nghiệp đầy sức sống của Ninh Thuận, nơi được mệnh danh là “tiểu sa mạc” của Việt Nam. Những loại nông sản đặc thù nổi tiếng ấy không chỉ giúp Ninh Thuận “xanh hóa” những vùng đất khô cằn cháy nắng mà ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương.

Vùng trồng nho nguyên liệu và lấy quả ở tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Đạt/VNP

Về miền hoang dã Tanyoli Ninh Thuận

Ngủ trong lều Mông Cổ, chinh phục các trò chơi mạo hiểm trên đồi cát đầy nắng gió, tắm biển trong xanh mát lành và thưởng thức các món ăn đặc sản Ninh Thuận là những trải nghiệm ấn tượng khi bạn đến với khu du lịch Tanyoli ở Ninh Thuận.

Một góc khu du lịch Tanyoli rộng 10ha tọa lạc tại thôn Sơn Hải, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, phía xa là đồi cát Nam Cương và bãi biển. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Khu du lịch Tanyoli rộng 10ha tọa lạc tại thôn Sơn Hải, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 30km về phía Nam, đang là điểm đến mới lạ thu hút du khách tìm đến khám phá.

Tanyoli nằm trong một vùng tiểu sa mạc nắng gió cùng những cồn cát trắng nhấp nhô uốn lượn, những dãy đá núi mang một màu hoang sơ cùng những bãi biển trong vắt. Với những lợi thế như vậy, khu du lịch Tanyoli đã được xây dựng thành một điểm đến hấp dẫn mang phong cách riêng biệt dành cho những ai thích khám phá, chinh phục thiên nhiên, phiêu lưu và trải nghiệm văn hóa.

14 thg 7, 2023

Ngón tay đen – giống nho không hạt đầu tiên của Ninh Thuận


Vừa qua, Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (xã Ninh Sơn, huyện Ninh Phước) đã tuyển chọn thành công giống nho NH04-102, còn gọi là nho ngón tay đen, chuyển giao cho người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trồng thử nghiệm và gặt hái được những thành công ngoài mong đợi.

Tịnh Tâm mùa sen trắng

Du khách khám phá cảnh đẹp hồ Tịnh Tâm vào mùa sen trắng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Hồ Tịnh Tâm xưa vốn là một trong những ngự uyển nổi tiếng của triều đình nhà Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp vào hàng “Thần kinh nhị thập cảnh”, tức hai mươi thắng cảnh nổi tiếng đất kinh đô xưa. Đặc biệt, nơi đây có trồng giống sen trắng quý hiếm được dùng làm phẩm vật cung tiến lên nhà vua nên thường gọi là giống “sen ngự”. Ngày nay, cảnh vật tuy không còn như xưa nhưng mỗi dịp hè về hồ sen trắng lại đua sắc khoe hương trở thành nơi thưởng ngoạn đầy yêu thích của du khách gần xa mỗi khi có dịp đến Huế.