Trường Dục Thanh ra đời và hoạt động vào năm 1907, với mục đích hưởng ứng phong trào Duy Tân của những nhà chí sĩ yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp. Đây cũng chính là nơi in lại dấu ấn thời thanh niên của Bác Hồ kính yêu của dân tộc ta.
Nằm ở vị trí trung tâm thành phố Phan Thiết, ngay bên dòng sông Cà Ty thơ mộng, Trường Dục Thanh là nơi ghi dấu sự kiện thời thanh niên của Bác Hồ với tên gọi Nguyễn Tất Thành đã dừng chân dạy học từ tháng 9 năm 1910 đến tháng 02 năm 1911. Tại đây, bằng tất cả tâm huyết, tình cảm, Bác đã truyền đạt những kiến thức văn hóa và khơi dậy tinh thần yêu nước cho các học trò của mình.
Du khách từ mọi miền đất nước đến với Trường Dục Thanh để tìm hiểu về cuộc đời cao đẹp của Bác Hồ. Từ nếp sống giản dị, chân thật, đến lòng yêu nước thương dân và đặc biệt là hình ảnh thầy giáo trẻ Nguyễn Tất Thành hết lòng chăm lo cho sự nghiệp “trồng người”.
Di tích này ra đời vào năm 1907, được tạo ra với mục đích hưởng ứng phong trào Duy Tân của những nhà chí sĩ yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp.
Kể từ sau khi thành lập, Trường Dục Thanh nhanh chóng trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng của vùng đất Bình Thuận. Ngôi trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản mà còn nuôi dưỡng trong lòng họ tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Với những giá trị trên, từ những năm 1986, Trường Dục Thanh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Ngày nay, Trường Dục Thanh đã trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn vì vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm vốn có. Hàng năm, có rất nhiều du khách đến thăm trường để tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và để tưởng nhớ đến những người đã có công xây dựng và phát triển ngôi trường này.
Trong trường còn trưng bày một số tác phẩm viết về nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Thông.
Bài và ảnh: Công Đạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét