1. Tượng động vật Dốc Chùa (BT Tỉnh Bình Dương) có niên đại cách ngày
nay khoảng 2.500 năm, được khai quật tại Dốc Chùa, Tân Uyên, Bình Dương
năm 1977. Thuộc văn hóa Đồng Nai, bức tượng bằng đồng này là một trong
những Bảo vật quốc gia có tuổi đời cao nhất Việt Nam.
2. Trống đồng Ngọc Lũ (BT Lịch sử Quốc gia) được các nhà nghiên cứu đánh
giá là chiếc trống đồng Đông Sơn đẹp nhất của Việt Nam. Bảo vật này có
từ khoảng 2.500 năm trước, được phát hiện vào khoảng năm 1893–1894 ở
làng Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam.
3. Thạp đồng Đào Thịnh (BT Lịch sử Quốc gia) được phát hiện ở xã Đào
Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 1961. Không chỉ là hiện vật tiêu
biểu cho nền mỹ thuật Đông Sơn, chiếc thạp này còn là minh chứng sinh
động cho tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ.
4. Đèn đồng hình người quỳ (BT Lịch sử Quốc gia) là một cổ vật Hậu Đông
Sơn, niên đại khoảng 1.700-2.000 năm trước, được tìm thấy tại một khu mộ
cổ ở Lạch Trường, Thanh Hóa. Bảo vật này thể hiện kỹ thuật đúc đồng
khéo léo và gu thẩm mỹ tinh tế của người Việt 2 thiên niên kỷ trước
5. Tượng nữ thần Tara (BT Điêu khắc Chăm Đà Nẵng) có từ khoảng thế kỷ 9. là một kiệt tác của nền nghệ thuật Chăm xưa. Bức tượng cổ bằng đồng này được phát hiện vào năm 1978 tại Phật viện Đồng Dương, một khu phế tích lớn của vương quốc Chăm Pa nằm ở tỉnh Quảng Nam
6. “Môn Hạ Sảnh ấn” (BT Lịch sử Quốc gia) là chiếc ấn cổ bằng đồng
được phát hiện vào năm 1962 tại xã Hương Giang, huyện Hương Khê, tỉnh
Hà Tĩnh. Đây là chiếc ấn hiếm hoi có nội dung rõ ràng, niên đại cụ thể
liên quan đến lịch sử hành chính trung ương thời Trần.
7. Chuông Vân Bản (BT Lịch sử Quốc gia) là một quả chuông cổ được tìm
thấy năm 1958 tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng. Được đúc trong thời Trần,
đây là một trong ba quả chuông lâu đời nhất Việt Nam còn tồn tại cho
tới nay
8. Trống đồng Cảnh Thịnh (BT Lịch sử Quốc gia) được đúc năm 1800 dưới
triều vua Cảnh Thịnh, là một hiện vật lịch sử đặc biệt của triều đại Tây
Sơn. Trống từng được đặt tại chùa Nành (Gia Lâm, Hà Nội) trước khi đưa
về lưu trữ và trưng bày ở bảo tàng.
9. Cửu vị thần công (Quần thể di tích Cố đô Huế) là 9 khẩu thần công vua
Gia Long cho đúc năm 1803 - 1804 để làm vật chứng cho chiến thắng trước
quân Tây Sơn. Mỗi khẩu trong Cửu vị thần công dài 5,1 mét, nặng khoảng
10 tấn, được chạm trổ hoa văn tinh xảo.
10. Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn (Quần thể di tích Cố đô Huế) là 9 chiếc đỉnh
bằng đồng đúc năm 1835-1837. Mỗi đỉnh được chạm khắc 17 họa tiết gồm
các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí... tạo nên bức
tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn
Quốc Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét